Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển sản xuất bền vững cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 93)

VỮNG CÂY VỤ ĐÔNG

Phân tích các yếu tố hạn chế phát triển cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố nhưng tựu chung lại các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là hiện nay người dân còn thiếu vốn sản xuất, công tác quy

hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế, manh mún, lao động vừa thiếu vừa yếu, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, và đặc biệt điểm hạn chế rất lớn là giá đầu vào cao trong khi giá đầu ra của sản phẩm nông sản vụ đông tương đối bấp bênh. Qua phản ánh của người dân về các yếu tố hạn chế phát triển cây vụ đông chúng tôi thu được bảng 4.20.

Bảng 4.22. Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông

STT Các yếu tố ảnh hưởng Xếp hạng Ý kiến lựa chọn % 1 Chính sách phát triển cây vụ đông 1 31,11 2 Quy hoạch và quản lý quy hoạch 2 18,89

3 Nguồn lực 3 13,33

4 Giá đầu vào cao 4 12,22 5 Đầu ra không ổn định 5 10,00

6 Cơ sở hạ tầng 6 8,89

7 Thiếu kỹ thuật 7 5,56

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Chú thích : (Ý kiến của người dân về ảnh hưởng lớn nhất xếp thứ 1 và thứ tự ảnh hưởng giảm dần) 4.3.1. Nhân tố chính sách

Thuận lợi lớn nhất của huyện Quỳnh Phụ trong phát triển cây vụ đông là hiện nay các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã rất quan tâm đến phát triển cây vụ đông. Cây vụ đông nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là cơ sở cho việc triển khai thành công Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên thì hiện nay các chính sách hỗ trợ phát triển cây vụ đông cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Theo kết quả phỏng vấn các hộ điều tra cho thấy: ngoài chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho chuyển dịch hệ thống sản xuất chưa đến được với các hộ nông dân. Đặc biệt việc tập trung mở rộng qui mô đất canh tác hết sức hạn chế, chỉ có 1-4% số hộ có thể đấu thầu thêm đất để lập trang trại sản xuất hàng hoá còn lại hầu hết sản xuất nông nghiệp đều mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún.

Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp rất thấp, cao nhất là các hộ dân trồng ớt ở xã Quỳnh Hải cũng chỉ đạt tới 20% số hộ.

Bảng 4.23. Tỷ lệ hộ điều tra được hưởng lợi từ một số chính sách nhà nước cho sản xuất vụ đông tính đến 12/2015

ĐVT:% STT Các chinh sách Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm Quỳnh Hải

1 Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp 100 100 100 2 Đấu thầu sử dụng quỹ đất của xã 3,33 10,00 6,67 3 Dồn điền đổi thửa 100 100 100 4 Vay vốn ngân hàng nông nghiệp 5,63 3,67 20,00 5 Đào tạo tập huấn khuyến nông 83,33 83,33 63,33 6 Trợ cấp xã hội 3.33 10.00 10,00 7 Tham gia dự án, chương trình hỗ trợ khoa

học kỹ thuật

2,33 6,67 16,67 8 Tiếp cận thông tin thị trường qua các tổ

chức quản lý Nhà Nước

20,25 23,56 25,34 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Hiện nay chính quyền địa phương cũng đang áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg. Theo đó đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác,hộ gia đình, cá nhân phải được UBND cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản;dịch vụ cơ giới nông nghiệp; các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân; các loại máy, thiết bị phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, mức vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa và các khoản vay sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.

4.3.2. Nhân tố về Quy hoạch phát triển cây vụ đông

Với 100% số xã trên địa bàn đã thực hiện xong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch.

Bảng 4.24. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch

STT Chỉ tiêu

Quỳnh Hải Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm SL Người Tỷ lệ % SL Người Tỷ lệ % SL Người Tỷ lệ % 1 Có tham gia 24 80,00 21 70,00 18 60,00 Họp thôn 21 87,50 19 78,17 18 75,00 Họp xã 3 12,50 2 8,33 0 0,00 Đóng góp ý kiến 5 16,67 4 13,33 5 16,67 2 Không tham gia 4 13,33 6 20,00 4 13,33 3 Không biết thông tin 2 6,67 2 6,67 8 26,67 4 Đánh giá về quy hoạch

Phù hợp 9 30,00 11 36,67 8 26,67 Bình thường 13 43,33 9 30,00 10 33,33 Không phù hợp 2 6,67 3 10,00 7 23,33 Không trả lời 6 20,00 7 23,33 5 16,67 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Bảng 4.24 cho thấy đại đa phần người dân được hỏi đều cho rằng có tham gia trong công tác quy hoạch nông thôn mới với tỷ lệ bình quân là 70% tỷ lệ người được hỏi. Trong đó cao nhất là tại xã Quỳnh Hải với 80% người được hỏi. Tuy nhiên sự tham gia của người dân với mức độ khá yếu, người dân đa phần tham gia dưới hình thức họp tại các thôn xã khi có yêu cầu tập hợp đi họp, và trong chính các buổi họp này thì họ cũng đóng góp khá ít vào xây dựng quy hoạch với khoảng 14% người đi họp đóng góp ý kiến tại các buổi họp.

Từ kết quả khảo sát cho thấy một thực tế là tỷ lệ người dân được tham gia vào các cuộc họp cấp xã tương đối thấp, tỷ lệ này chỉ đạt 5%. Đặc biệt xã Quỳnh Lâm 30 người được hỏi thì không có ai tham gia các cuộc họp xã. Trong khi đó, theo tiêu chí nông thôn mới việc quy hoạch các điểm sản xuất tập trung, quy hoạch nghĩa địa, quy hoạch hố rác tập trung thì mỗi xã chỉ quy hoạch 1 điểm như vậy thông thường việc quy hoạch phải được tiến hành ở cấp xã và phải được người dân trong xã đồng thuận cao trong khi đó người dẫn tham gia các cuộc họp bàn như vậy gần như là không có điều này sẽ hạn chế rất lớn đến tính khả thi của các quy hoạch.

Chính vì vậy khi được hỏi về đánh giá của người dân trong các quy hoạch đã triển khai trên địa bàn thì tỷ lệ người dân cho rằng quy hoạch đã phù hợp tương đối thấp chỉ chiếm 31% tổng số hộ điều tra, đa phần họ đều cho rằng công tác quy hoạch có làm thay đổi bộ mặt nông thôn tuy nhiên đối với hố rác tập trung thì mỗi thôn cần có 1 vị trí để tiện cho việc tập trung rác thải. Thực trạng này cho thấy hiện nay hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn còn hoạt động tương đối yếu, nhiều thôn việc thu gom rác thải chưa diễn ra, người dân tự chuyển rác thải ra khu vực tập trung rác tự phát trong thôn hoặc cụm dân cư.

Việc lập quy hoạch vẫn còn một số hạn chế song nó có vai trò tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất... một cách bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Đồng thời việc phủ kín quy hoạch nông thôn mới cũng góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trí của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, trong những xã có quy hoạch được duyệt, tỷ lệ xã triển khai công bố quy hoạch mới đạt trên 45%, triển khai xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng đạt 21,5%. Trong khi đó, công tác xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được coi là hoạt động then chốt để phát triển cây vụ đông, thì ở các địa phương triển khai còn chậm, dẫn đến tình trạng hiện nay diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động chưa bảo đảm 100%.

Vấn đề trên đang dẫn đến tình trạng các vùng sản xuất tập trung đã được quy hoạch song vẫn còn một số hộ dân không thực hiện đúng theo quy hoạch, tình trạng một số hộ dân vẫn sản xuất các loại cây trồng khác, hoặc bỏ hoang diện tích đất canh tác trong vụ đông còn rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của cả vùng.

Kết quả khảo sát vùng sản xuất tập trung đã quy hoạch trên địa bàn huyện là vùng trồng ớt xuất khẩu của xã Quỳnh Hải và vùng trồng Ngô bao tử xã Quỳnh Lâm cho thấy tình trạng vi phạm trong quy hoạch đều diễn ra.

Trên thực tế, qua điều tra cho thấy rằng các hộ trồng cây trồng khác không theo quy hoạch phần lớn do thói quen canh tác vì trước đây vẫn tại khu vực đó họ đang trồng cây trồng khác nhưng nay quy hoạch lại vùng tập trung làm họ chưa quen hoặc không muốn trồng cây trồng theo quy hoạch.

Các hộ bỏ hoang đất trong vùng quy hoạch chiếm 23,53% tổng số hộ vi phạm, đây chủ yếu là các hộ gia đình thiếu lao động nhưng vẫn có đất trong vùng

quy hoạch.

Bảng 4.25. Mức độ vi phạm trong quy hoạch ở vùng sản xuất tập trung Quỳnh Hải và Quỳnh Lâm

Diễn giải

Vùng ớt Quỳnh Hải

Vùng ngộ

Quỳnh Lâm Tính chung Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ vi phạm 13 100 21 100 34 100 Trồng cây trồng khác 6 46,15 11 52,38 17 50,00 Trồng không theo thời vụ 3 23,08 6 28,57 9 26,47 Bỏ hoang 4 30,77 4 19,05 8 23,53 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

4.3.3. Nguồn lực cho sản xuất cây vụ đông

Nguồn lực cho phát triển cây vụ đông được xác định gồm các loại nguồn lực như: đất đai, lao động, vốn, trình độ chủ hộ để phân tích. Đây là những nhân tố sẽ quyết định quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cây vụ đông.

 Lao động

Lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây vụ đông nói riêng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã thu hút nguồn lao động nông thôn (đặc biệt là lao động trẻ) vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn hoặc đổ vào các thành phố lớn; do đó lực lượng lao động ở nông thôn cũng đang có hiện tượng già hóa....

Kết quả điều tra ta thấy số lao động bình quân trên 1 hộ cao nhất ở nhóm hộ có vốn đầu tư từ 5-6 triệu bằng 156,94% so với số lao động bình quân trong nhóm hộ có vốn đầu tư dưới 5 triệu, thứ hai là nhóm hộ có vốn đầu tư trên 7 triệu với tỷ lệ lao động bằng 137,32% so với nhóm hộ có vốn đầu tư dưới 5 triệu. Diện tích đất canh tác bình quân cho một lao động nông nghiệp cao nhất ở nhóm hộ có vốn đầu tư trên 7 triệu với 2,98 sào trên lao động, thấp nhất ở nhóm hộ có vốn đầu tư từ 5-6 triệu với 1,67 sào.

Bảng 4.26. Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 2015 Diễn giải ĐVT Nhóm hộ có vốn đầu tư So sánh (%) Trên 7 triệu (1) 5-6 triệu (2) dưới 5 triệu (3) 1/2 2/3 1/3 I. Đất đai

1. Diện tích canh tác Sào 8,58 5,52 3,76 155,43 146,81 228,19 2. Diện tích có thể sản

xuất cây vụ đông Sào 5,29 3,36 1,73 157,44 194,22 305,78 3. Diện tích sản xuất vụ

đông Sào 3,41 1,92 1,01 177,60 190,10 337,62 4. Diện tích tưới tiêu

chủ động

Sào 3,01 1,74 1,01 - - - II. Lao động

1. LĐ nông nghiệp LĐ 2,87 3,28 2,09 87,50 156,94 137,32 2. Số năm đi học của

chủ hộ Năm 10,87 8,19 6,25 - - - 3. DT canh tác/LĐ Sào/LĐ 2,98 1,67 1,97 178,44 93,30 166,48 III. Vốn chủ hộ Tr. đ 3,15 1,28 0,65 246,09 196,92 484,62 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Để khắc phục tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ hiện nay các địa phương đang hình thành tổ hợp tác nhằm hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất.

 Vốn

Nhìn chung giá phân bón trong những năm qua biến động liên tục và đang có xu hướng giảm giá và giữ ở mức ổn định trong năm 2014 và 2015. Bình quân trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 giá phân đạm đã giảm 6,74%. Nguyên nhân giá phân bón có xu hướng giảm trong thời gian qua chủ yếu là do các chính sách hỗ trợ cho ngành sản xuất phân bón như miễn thuế

nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phân bón điều này đã tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, góp phần vào việc giảm giá thành sản xuất qua đó giá phân bón đã được giảm và giữ ở mức ổn định trong những năm trở lại đây giúp cho người nông dân giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp.chính biến động của thị trường đầu vào đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định duy trì và mở rộng quy mô sản xuất cây vụ đông của các hộ.

Biểu đồ 4.1. Giá một số phân bón chủ yếu giai đoạn 2012-2015

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

Tình trạng các yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là đầu tư vào các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như Dưa bao tử, Cà chua, các loại rau, củ trái vụ. Để có vốn phát triển sản xuất, hộ nông dân đã tìm cách tiếp cận đến nhiều loại nguồn vốn khác nhau. Nhưng số lượng vốn vay không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ, bình quân mỗi hộ gia đình sản xuất cây vụ đông cần đầu tư từ 5- 6 triệu đồng/hộ/vụ. Trong đó vốn lưu động từ hộ chiếm khoảng 30% (chủ yếu là từ việc bán thóc vụ mùa) còn lại hộ phải đi vay thông qua các kênh khác nhau.

Bảng 4.27. Vốn bình quân của các hộ gia đình phục vụ cho sản xuất cây vụ đông

STT Chỉ tiêu Số lượng (Trđ/hộ/vụ)

I Tổng vốn đầu tư cho sản xuất vụ đông 6,50

1 Vốn tự có 2,95

2 Vốn đi vay 3,54

2.1 Vay người thân 1,42 2.2 Vay từ các tổ chức khác 2,12

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ dân không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thống như ngân hàng Chính sách Xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do lượng vốn vay ít, thời gian vay ngắn, trong khi thủ tục hành chính thì rườm rà mất nhiều thời gian.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, muốn vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng để phát triển trang trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình, người vay phải xây dựng mô hình kinh tế bài bản thuyết phục được cán bộ tín dụng. Thậm chí có không ít trường hợp, bà con phải chi phần trăm hoa hồng ''lót tay''cho cán bộ tín dụng. Ông Trần Văn Thành ở xã Quỳnh Lâm cho biết: ''Trước đây, khi mua phân bón, chúng tôi mua thiếu hoặc mua lẻ phải chịu giá cao. Nhưng từ khi được vay vốn, nông dân không phải chịu khoản chênh lệch giá nữa. Nhưng để vay được vốn ngân hàng, thủ tục còn quá rườm rà, phức tạp''. Hay theo anh Ngọ ở Quỳnh Hải cho Hay: “Vay vài ba chục triệu đồng làm ăn mà ngân hàng đưa ra quá nhiều yêu cầu, trong khi tài sản hiện tại của gia đình đáng giá hàng trăm triệu đồng. Tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 93)