a. Quy hoạch sản xuất cây vụ đông
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là quy hoạch tầm vi mô của nhà nước, nhằm bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, các nguồn ;ực sản xuất nông nghiệp sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi. Góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững.
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam đến năm 2020 và tần nhìn 2030 ''Khai hoang mở thêm đất nông nghiệp, bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, giảm 580 ngàn ha so với năm 2010; bố trí đất cây hàng năm 6,05 triệu ha, trong đó đất lúa 3,812 triệu ha, đất cây thức ăn chăn nuôi 300 ngàn ha; đất cây lâu năm 3,54 triệu ha'' (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
Để có diện tích đất trồng cây vụ đông cần quy hoạch vùng trồng cây vụ đông, chẳng hạn ở Việt Nam quy hoạch sản xuất các loại cây vụ đông :
Đất trồng ngô: Mở rộng diện tích ngô bằng tăng diện tích vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Ổn định diện tích từ sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, thâm canh ngô để đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
Đất trồng rau các loại: Diện tích đất quy hoạch khoảng 400 ngàn ha, đưa hệ số sử dụng đất lên 2,5 - 3 lần, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất khác, đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trung du miền núi phía Bắc 170 ngàn ha, đồng bằng sông Hồng 270 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 120 ngàn ha.. (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
đất trồng cây đậu tương: Diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
lạc - lúa để ổn định diện tích gieo trồng khoảng 300 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là duyên hải Bắc Trung Bộ, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
b. Xác định quy mô, cơ cấu
Trong trồng trọt, ưu tiên phát triển những cây có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông chúng ta cần phải thực hiện mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông. Các cơ quan nghiên cứu nên có kế hoạch điều tra, thử nghiệm sản xuất trên các vùng đất mới, ngoài đất màu, đất bãi, đất hai lúa truyền thống nếu đạt hiệu quả cao thì tiến hành sản xuất đại trà, mở rộng diện tích sản xuất, tránh để đất hoang hóa, lãng phí nguồn tài nguyên đất nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
Ngoài việc mở rộng diện tích việc phát triển cây vụ đông còn được xem xét trên khía cạnh phát triển hệ thống cây trồng với việc nghiên cứu, thử nghiệm và đưa các loại giống mới, cây trồng mới vào vụ đông.
Sử dụng những giống mới không chỉ giúp người sản xuất đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường mà còn góp phần rất lớn giúp người nông dân trong khâu canh tác, nâng cao thu nhập. Người nông dân nên liên kết với các cơ sở nghiên cứu cây giống có chất lượng, uy tín cao để được hỗ trợ về giống, về vốn, nhận được sự hướng dẫn của các nhà khoa học trong sản xuất nhằm tránh được các rủi ro trong nông nghiệp như sâu bệnh hại, phòng trừ thiên tai, biến đổi khí hậu…Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu cây trồng nông nghiệp để thúc đẩy việc nghiên cứu tạo ra các giống mới cho năng suất cao.
Bộ NN & PTNT (2014), cơ cấu cây trồng vụ Đông có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích gieo trồng đạt 422.000 ha, sản lượng cây trồng toàn vụ ước đạt trên 4,1 triệu tấn, tăng 127.000 tấn so với vụ Đông 2013, tổng giá trị sản xuất cây vụ Đông cả nước ước đạt trên 20.000 tỷ đồng, giá trị thu nhập bình quân đạt khoảng 47 triệu đồng/ha. Trong đó, một số loại cây trồng có
giá trị thu nhập cao như: Khoai tây 90 – 100 triệu đồng/ha; rau, đậu 65 – 70 triệu đồng/ha; hoa, cây cảnh 155 – 250 triệu đồng/ha; ớt 350 – 450 triệu đồng/ha…
Với chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, Bộ NN & PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới. Nhóm cây trồng chủ lực được xác định là: Ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây, các loại rau, đậu, trong đó, cây ngô được xem như cây chủ lực ở nhóm cây vụ Đông ưa ẩm. Phấn đấu tổng diện tích gieo trồng toàn miền Bắc đạt 430.000 – 440.000 ha; tổng giá trị sản xuất từ 23.000 – 25.000 tỷ đồng; giá trị thu nhập bình quân đạt khoảng 55 triệu đồng/ha.''(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2017).
c. Hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông
Việc phát triển sản xuất cây vụ đông không chỉ được xem xét trên khía cạnh gia tăng về diện tích, sản lượng sản phẩm tạo ra mà còn được xem xét là sự phát triển (tăng lên) của các hình thức tổ chức sản xuất bao gồm: hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp...trong đó chú trọng phát triển theo hình thức hợp tác xã, trang trại có quy mô lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông ngoài việc xem xét sự phát triển về mặt số lượng các hình thức tổ chức sản xuất còn phải xem xét mức độ hợp tác, liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất nhằm tận dụng lợi thế về quy mô (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
d. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât
Trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH và CN) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
Hiện nay, phương thức chuyển giao KHCN đến nông dân được áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KHCN tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên đến đồng ruộng (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
Ứng dụng các công nghệ mới, máy móc tiên tiến nhằm giảm sức lao động con người đồng thời nâng cao năng suất cây trồng. Ứng dụng các giải pháp khoa học-công nghệ trong chọn tạo giống lúa để chọn tạo giống lúa cho năng suất cao, ổn định, chất lượng gạo tốt, kháng sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện khó khăn của thời tiết. Xây dựng quy trình canh tác kỹ thuật theo từng nhóm giống- tiểu vùng sinh thái. Điển hình như quy trình sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiểu chuẩn VIET GAP (Good Agricultural Practices) để sản xuất sạch, đạt chất lượng cao (Nguyễn Khắc Thanh, 2015).
e. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây vụ đông
Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Những năm qua, hầu hết địa phương ở các tỉnh phía bắc đều xác định vụ đông là vụ chính và là vụ sản xuất hàng hóa với sản phẩm đa dạng, có thị trường tiêu thụ cũng như mang lại giá trị thu nhập cao ''Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ đông 2015, các tỉnh phía bắc gieo trồng 409 nghìn ha ngô, đậu tương, khoai lang, lạc… với sản lượng gần bốn triệu tấn, giá trị thu nhập hơn 22 nghìn tỷ đồng'' Điều này cho thấy sản xuất vụ đông đã mang lại những giá trị kinh tế cao,góp phần đáng kể vào nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tuy nhiên có một thực trạng trong sản xuất vụ đông là rất ít sản phẩm được sơ chế, chế biến do công nghệ bảo quản chế biến còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã, chất lượng cũng như an toàn thực phẩm, thiếu thị trường tiêu thụ ổn định (Minh Huệ, 2016).
Đanh giá kết quả và hiệu quả xã hội
+ Phát triển sản xuất cây vụ đông với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trần Đức Toản, 2008).
+ Ngoài ra, trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí... cũng là những biểu hiện của sự phát triển (Trần Đức Toản, 2008).
Đánh giá kết quả và hiệu quả về môi trường
nghiệp không được nghỉ, chúng liên tục được đưa vào sản xuất điều này khiến cho giá trị dinh dưỡng trong đất mất đi, mần bệnh trong đất tăng lên do đất không có thời gian phơi ải. Bên cạnh đó là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học của bà con nông dân không theo một hướng dẫn nào khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Bên canh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu (Trần Đức Toản, 2008).
+ Do vậy Để bảo vệ môi trường bền vững, không bị ảnh hưởng nặng do sự lạm dụng thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất. Đối với ngành trồng trọt, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ IPM (công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp) trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép. Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường (Trần Đức Toản, 2008).
+ Do đặc thù của cây vụ đông là những cây ngắn ngày sau khi thu hoạch xong có thể sử lý thân cây làm phân bón vi sinh bón cho cây trồng trong vụ canh tác tiếp theo, qua đó giúp bà con nông dân vừa tiết kiệm được chi phí phân bón vừa góp phần cải tạo đất, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, bảo vệ môi trường (Trần Đức Toản, 2008).