Dịch vụ công cho pháttriển cây vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 103 - 105)

Các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, phân bón, kỹ thuật canh tác nhất là việc đưa cơ giới hoá các khâu làm đất, gieo hạt, thu hoạch. được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vụ Đông, khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết được yêu cầu khắt khe về thời vụ của cây vụ Đông.Làm sao để đưa máy móc vào sản xuất, điều quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng đồng ruộng phải đáp ứng yêu cầu cho máy hoạt động như: độ bằng phẳng của đồng ruộng; kích thước lô thửa phải đủ lớn; có đường giao thông nội đồng để vận chuyển; hệ thống tưới, tiêu chủ động phục vụ cho gieo cấy và thu hoạch.

Bảng 4.29. Kế hoạch chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông (bình quân 1 năm trong giai đoạn 2014 - 2015)

Nội dung Tổ chức lớp tập huấn

Xây dựng mô hình trình diễn

Thông qua sinh hoạt cộng đồng (Họp thôn) Số lớp Người tham gia Mô hình Lượt người tham gia Số buổi Lượt người tham gia 1. Trồng ớt 5 500 5 1500 300 30000 2. Trồng Ngô 8 800 2 800 500 50000 3. Khoai tây 6 600 3 1000 600 60000 4. Đậu tương 3 200 1 500 100 10000

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Hàng năm Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện tăng cường công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền qua nhiều hình thức giúp nông dân có những nhận thức đầy đủ về sản xuất hàng hóa, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác khác, chú trọng phát huy tập quán, kinh nghiệm sản xuất của người dân, giúp người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất vụ đông.

Tuy nhiên hiện nay, một số hộ nông dân vẫn còn hạn chế trong tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật. Rõ ràng khi các yếu tố đầu vào đặc biệt là đất đai (tư liệu sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp) đã hạn chế và ngày càng bị thu hẹp thì hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị canh tác là vấn đề được hầu hết các hộ nông dân quan tâm. Làm thế nào để nắm rõ quy trình sản xuất hay áp dụng các chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển cây vụ đông của hộ nông dân

là một vấn đề cần phải đẩy mạnh hơn nữa dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân.

Qua điều tra cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ chưa cao là do việc thực hiện quy trình thâm canh cây vụ đông của các nhóm hộ và các vùng sản xuất đặc trưng, đại diện trên địa bàn huyện còn thiếu chặt chẽ. Hầu hết các mức đầu tư đều thấp hơn so với quy trình kỹ thuật. Các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào yếu tố kinh nghiệm, tập quán canh tác mà chưa chú trọng đến tiến bộ trong khoa học kỹ thuật.

Để đạt được mục tiêu đưa khoa học kỹ thuật đến đông đảo các hộ sản xuất vụ đông mỗi năm cần tổ chức số lượng các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật có nội dung liên quan đến lĩnh vực sản xuất cây vụ đông như Bảng 4.29. Nhằm phổ biến có hiệu quả thông tin KHKT về sản xuất vụ đông đến các hộ nông dân, trước mỗi vụ sản xuất nội dung này cần được tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của khu dân cư, sinh hoạt đoàn thể và tổ chức các buổi tập huấn. Chính quyền, đoàn thể, cơ quan khuyến nông phải quan tâm đến việc xây dung các mô hình trình diễn khoa học kỹ thuật vụ đông phù hợp. Ngoài ra theo chúng tôi khai thác hệ thống truyền thanh cơ sở cũng là một giải pháp tốt để tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học cho nông dân.

Nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông là do công tác khuyến nông ở huyện còn chưa cao. Cụ thể từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số buổi các hộ nông dân được tập huấn và kỹ thuật trồng cây vụ đông ở huyện còn rất ít. Hầu hết việc tập huấn chỉ được 1 buổi trước vụ sản xuất. Công tác khuyến nông của huyện thường chú trọng vào lúa (đặc biệt lúa chất lượng cao). Việc xây dựng các mô hình sản xuất cây vụ đông trong huyện còn ít nên năng suất một số cây vụ đông của huyện còn thấp.

Hộp 4.9. Chưa có buổi tập huấn nào về bảo quản, thu hoạch nông sản

Tôi được tham gia nhiều buổi tập huấn về cách chăm sóc, giới thiệu về giống mới. Chúng tôi mong muốn trồng nhiều ruộng màu, nhưng đến khi thu hoạch, được mùa thì giá thấp, mất mùa thì giá cao. Nhiều khi, được mùa ngô, đậu tượng, lạc,… thu về chỉ biết phơi khô, cất bao tải, chờ lúc được giá thì bán. Có lần mở tải ra đầy mọt, lại phải bán giá thấp.

Bà Cấn Thị Vui- thôn 1, xã Quỳnh Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)