4.1.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đông a. Diện tích gieo trồng vụ đông qua các năm
Trong những năm qua diện tích gieo trồng cây vụ đông của Quỳnh Phụ ngày một được mở rộng năm 2013 diện tích gieo trông là 6240ha đến năm 2015 diện tích này là 6465.(Nguồn phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ).Diện tích gieo trồng cây vụ đông không ngừng được tăng lên là do trong những năm qua sản xuất vụ đông đã được các hộ dân coi là vụ sản xuất chính trong năm chính vì vây các hộ đã chú trọng vào phát triển cây vụ đông trên đất hai lúa nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.
Trong tổng số khoảng 6456 ha cây vụ đông của huyện năm 2015 gồm có rau màu các loại, ngô, đậu tương, ớt và bí xanh luôn là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông.Trong 3 năm qua, diện tích các loại cây vụ đông biến động. Diện tích cây ngô đang có xu hướng giảm năm 2013 là 1743 ha tuy nhiên đến năm 2015 diện tích này giảm xuống còn 1685 ha, trong khi đó diện tích cây ớt không ngừng được tăng lên, đến năm 2015 diện tích cây ớt đã tăng 4,08%.
Bảng 4.8. Diện tích và cây trồng vụ đông năm 2013-2015 ở huyện Quỳnh Phụ
Cây vụ đông Diện tích (Ha) So sánh (%) 2013 2014 2015 13/14 14/15 BQ 1. Ngô 1743 1731 1685 99,31 97,34 98,33 2. Khoai Lang 338 242 300 71,60 123,97 97,78 3. Khoai tây 849 421 588 49,59 139,67 94,63 4. Ớt 940 965 1018 102,66 105,49 104,08 5. Đậu tương 115 332 259 288,70 78,01 183,35 6. Lạc 25 39 60 156,00 153,85 154,92 7. Bí xanh (đỏ) 565 634 965 112,21 152,21 132,21 8. Dưa các loại 110 166 63 150,91 37,95 94,43 9. Rau các loại 1555 1807 1518 116,21 84,01 100,11 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
b. Năng suất cây vụ đông
Năng suất cây vụ đông giai đoạn 2013-2015
Trong những năm qua huyện Quỳnh Phụ đã có một số kế hoạch nhằm nâng cao năng suất cây vụ đông như tìm kiếm thêm các giống mới cho năng suất, chất lượng cao hơn, mở thêm những buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất cho bà con ở một số xã trong huyện. Đưa thêm máy móc hiện đại vào sản xuất nhằm cải tiến phương thức canh tác truyền thống thông qua các tổ hợp tác, rút ngắn thời gian lao động của nông dân nên trong giai đoạn 2013-2015 năng suất một số cây vụ đông của huyện có xu hướng tăng lên. Trong đó đáng kể nhất đó là năng suất Bí xanh. Năm 2014 năng suất loại cây này là 230 tạ/ha, sang năm 2015 năng suất cây đạt 235 tạ/ha. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm của các cây bí xanh là 1,3%.
Bảng 4.9. Năng suất một số cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013– 2015 (tạ/ha)
STT Cây vụ đông Năng suất (tạ/ha) So sánh (%)
2013 2014 2015 13/14 14/15 BQ 1 Ngô 54 42,5 55 78,70 129,40 100,92 2 Khoai lang 120 115 125 95,80 108,70 102,06 3 Khoai tây 160 152 160 95,00 105,30 100,00 4 Đậu tương 16 12 13,50 75,00 112,50 90,14 5 Bí xanh 229 230 235 100,40 102,20 101,30 6 Rau các loại 216 215 206 99,60 95,80 97,66 7 Ớt 220 122 136 55,77 111,11 78,62 Nguồn: phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
c. Sản lượng cây vụ đông
Sản lượng một số cây vụ đông giai đoạn 2013-2015
Từ bảng số liệu 4.10 ta thấy biến động sản lượng cây vụ đông của huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2015 diễn ra không cùng một xu hướng và không cùng mức độ giữa các cây trồng. Cây ớt có tốc độ tăng bình quân qua 3 năm này là 81,82%. Cụ thể sản lượng ớt năm 2013 đạt 206800 tạ sang năm 2014 đạt 117730 tạ năm 2015 sản lượng ớt đạt 138448 tạ. Sản lượng cây ớt có sự biến động là do những năm trước giống ớt chủ yếu là ớt quả dài, năng có suất cao. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường, giống ớt được sử dụng chủ yếu là ớt An Điền 101, ớt Hiểm Lai F1 Demon, ớt chỉ thiên GS888, ớt Thái Lan. Có năng suất thấp nhưng giá bán sản phẩm ở mức cao.
Ngoài ra các cây trồng khác cũng có sự biến động về sản lượng, nguyên nhân là do những năm qua trên đại bàn huyện đã thay đổi giống cây trồng chuyển từ những giống có năng suất cao nhưng chất lượng thấp sang trồng giống có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này cho thấy người dân đã chú trọng đến chật lượng sản phẩm hơn là số lượng, nhằm mang lại những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phụ vụ cho nhu cầu thiết yếu của thị trường.
Bảng 4.10. Sản lượng một số cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ, giai đoạn 2013-2015
STT Cây vụ đông Sản lượng (tạ) So sánh (%)
2013 2014 2015 13/14 14/15 BQ 1 Ngô 94122 72702 92675 77,24 127,47 99,23 3 Khoai lang 40560 27830 37500 68,61 134,75 96,15 2 Khoai tây 135840 63992 94080 47,11 147,02 83,22 3 Rau các loại 335880 388505 312708 115,67 80,49 96,49 4 Ớt 206800 117730 138448 56,93 117,60 81,82 5 Đậu tương 1840 3984 3367 216,52 84,51 135,27 Nguồn: phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
4.1.5.2. Tiêu thụ sản phẩm vụ đông
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông
Có thể thấy sản xuất vụ đông ở Quỳnh Phụ mang tính hàng hoá hoá rõ rệt. Với khối lượng sản phẩm lớn, thời gian tiêu thụ ngắn và nhu cầu tiêu dùng gia đình không lớn nên tỷ lệ tiêu thụ hàng hoá của sản phẩm ớt và đậu tương đạt cao nhất trong các sản phẩm vụ đông. Hầu hết sản phẩm ớt khoai tây và đậu tương làm ra đều được sử dụng vào mục đích thương mại lần lượt là: 98,71% ,84,36% và70,12% khối lượng sản phẩm trở thành hàng hoá.
Bảng 4.11.Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cây vụ đông năm 2015
Chỉ tiêu Tỷ suất (%)
Ớt 98,71
Ngô 35,30
Khoai tây 84,36
Đậu tương 70,12
Riêng cây ngô hầu hết sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi nên tỷ suất hàng hoá chỉ đạt 35,30%.
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Trên địa bàn huyện, xuất hiện các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân, đặc biệt với sản phẩm ớt, cà chua, khoai tây, dưa chuột. Tuy nhiên các liên kết này đa phần là liên kết lỏng thiếu sự chặt chẽ.
Đa phần đối với các sản phẩm vụ đông khác như rau, bầu bí, ngô… người dân chủ yếu bán ra ngoài thị trường tự do thông qua các chợ, thương lái. Ưu điểm của phương thức này là các sản phẩm bán ra không cần phân biệt chủng loại hay kích cỡ, người dân có thể chủ động về thời gian và địa điểm bán. Hiện nay ngày càng nhiều người dân áp dụng phương thức bán trực tiếp ra thị trường, do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, người dân gặp phải những bất lợi như: giá sản phẩm thấp hơn, bấp bênh hơn các đối tượng thu mua khác và thường gặp phải các rủi ro do thị trường.
Hộp 4.1. Nguyên nhân phần lớn hộ dân bán sản phẩm ra thị trường tự do
Hỏi: Tại sao hiện nay ở địa phương các hộ dân không ký hợp đồng với các doanh nghiệp để bán sản phẩm?
Trả lời: Việc bán sản phẩm ở địa phương tương đối dễ. Mỗi ngày, hàng chục ô tô nườm nượp về thu mua rau quả, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La...
(Anh Nguyễn Văn Đạt- Thôn An Phú 1, xã Quỳnh Hải
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2016)
Thực tế ngoài sản phẩm ớt các sản phẩm nông sản khác trên địa bàn đều bán tươi, không được bảo quản theo đúng quy trình nên dẫn đến tỷ lệ loại thải lớn. Bên cạnh đó, tính thời vụ và thiếu thông tin thị trường, nông hộ không tự, định được giá bán hợp lý, đôi lúc họ bán giá thấp hơn giá thị trường. Các sản phẩm được bán ra thị trường tự do nhiều nhất là đậu tương chiếm 35,12% tiếp đến là khoai tây 23,12%.
Kết quả khảo sát cho thấy, đối với phương thức tiêu thụ qua hình thức liên kết giữa các nhóm hộ nông dân với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tồn tại ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những liên kết này chưa
thực sự tạo ra động lực cho phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ.
Bảng 4.12. Đối tượng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân năm 2015
Sản phẩm Tỷ lệ bán cho các đối tượng khách hàng (%)
Chợ truyền thống Thu gom/thương lái Đại lý Doanh nghiệp
Rau các loại 15,35 81,52 0 3,13 Khoai tây 23,12 25,36 19,21 32,31 Ớt 2,1 11,13 9,34 77,43 Bí xanh 5,6 32,69 25,73 35,98 Cà chua 5,46 45,16 20,32 29,06 Đậu tương 35,12 14,82 9,45 40,61
Nguồn: phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)
Qua bảng trên có thể thấy đa số sản phẩm được tiêu thụ ra ngoài thị trường tự do theo cách truyền thống với số lượng lớn không qua một khâu liên kết nào, điều này đang dẫn đến tình trạng sản phẩm được bán thuận lợi nhưng lại không ổn định và gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất.
Bảng 4.13. Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm và khi quyết định sản xuất cây vụ đông
STT Nguồn cung cấp Tỷ lệ hộ (%)
1 Quyết định trong sản xuất
1.1 Dự báo của Nhà Nước về thị trường trong thời gian tới 4,45 1.2 Do vụ trước có thu nhập cao 25,16 1.3 Do khả năng và dự đoán của gia đình 70,39 2 Quyết định giá bán sản phẩm
2.1 Từ các hộ khác trong thôn 65,38 2.2 Từ phương tiện thông tin đại chúng 10,45 2.3 Từ người thu mua sản phẩm 24,17
Nguồn: Kết quả điều tra (2015)
người dân thường dựa vào khả năng của gia đình là chủ yếu. Ở đây có đến 70,39% các hộ sản xuất cây vụ đông dựa vào khả năng của gia đình, 25,16% các hộ sản xuất dựa trên cơ sở vụ trước có thu nhập cao, 4,45% hộ sản xuất dựa vào dự báo của Nhà nước về nhu cầu sản phẩm. Qua đây có thể rằng người dân sản xuất chưa theo một quy hoạch cụ thể nào, sản xuất chủ yếu dựa vào khả năng và dự đoán của gia đình chứ không dựa trên nhu cầu của thị trường nên trong nền kinh tế hàng hóa như hiện này thì phương thức sản xuất này sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ.
Ngoài việc sản xuất chủ yếu là do nhu cầu của gia đình thì các hộ nông dân ở huyện Quỳnh Phụ cũng không nắm bắt rõ thông tin giá cả thị trường khi bán sản phẩm. Cụ thể, 65,38% người dân ra quyết định bán sản phẩm dựa vào thông tin giá cả từ bà con hàng xóm, 24,17% người dân ra quyết định bán sản phẩm từ những người thu mua sản phẩm trên địa bàn. Số người dân dựa vào thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để ra quyết định bán sản phẩm chỉ chiếm 10,45%.
Nguyên nhân của tình trạng đầu ra không ổn định do hiện nay người dân không nắm được thông tin thị trường về giá cả sản phẩm và nhu cầu về loại và lượng sản phẩm. Hiện có khá nhiều các cơ quan có chức năng cung cấp thông tin thị trường hoặc xúc tiến thương mại hàng nông sản thuộc ngành thương mại, nông nghiệp, khuyến nông, các cơ quan truyền thông thậm chí cả cơ quan hội nông dân cũng vào cuộc. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu cập nhật các thông tin thị trường mới ngày càng cao thì các cơ quan này còn hoạt động kém hiệu quả, thông tin cung cấp cho người sản xuất, người chế biến thường không kịp thời, và thường dưới dạng bản tin hàng tháng. Kết quả điều tra cho thấy, ở các xã có sản xuất cây vụ đông thì vai trò cung cấp thông tin của các cơ quan này rất mờ nhạt, tất cả các hộ khi bán sản phẩm đều không thể tham khảo giá thị trường từ những cơ quan này, hầu hết thông tin về giá bán sản phẩm của họ có được đều do hàng xóm và chính người đến thu mua cung cấp.
4.1.5.3. Đầu tư chi phí sản xuất cây vụ đông
Sử dụng dữ liệu điều tra 90 hộ sản xuất cây vụ đông ở 3 xã của huyện chúng tôi đã tập hợp, tính toán các khoản đầu tư chi phí sản xuất 1 số cây vụ đông chính như sau.
Chi phí trung gian bình quân cho sản xuât cây ớt của các nhóm hộ gần như là tương đồng nhau, tuy nhiên ở hai mức cần có sự đầu tư lớn nhất là phân
bón và thuốc bảo vệ thực hai yếu tố quyết định đến năng suất và sản lượng thì nhóm hộ khá có mức đầu tư lớn hơn hẳn trong khi nhóm hô nghẹo có mức đầu tư cho phân bón là 33.42 trđ, thì con số này ở mức hộ khá là 37.76 trđ. Chính sự khác biệt trong mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã quyết định tới năng suất và sản lượng của các nhóm hộ là khác nhau
Bảng 4.14. Chi phí trung gian bình quân 1ha sản xuất cây vụ đông của hộ điều tra
ĐVT: triệu/ha
Diễn giải BQ chung Các nhóm hộ
Hộ khá Trung bình Nghèo
Cây ngô 13,61 15,26 13,18 12,43 Cây đậu tương 13,61 15,23 13,18 12,43 Khoai tây 19,14 20,30 18,95 18,16 Rau các loại 85,93 89,17 85,21 83,43 Bí xanh 85,93 89,17 85,21 83,43 Ớt 105,03 109,08 105,56 100,45 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
4.1.5.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông
a. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông theo nhóm hộ
Tổng hợp kết quả và hiệu quả một số cây trồng chủ lực của các nhóm hộ điều tra tại 3 xã nghiên cứu sản xuất vụ đông 2015 ở huyện Quỳnh Phụ cho kết quả sau.
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế một số cây trồng vụ đông ở các nhóm hộ điều tra tính bình quân 1 ha của nhóm hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ Nghèo BQ chung I. Cây ớt
1. Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 567,32 491,75 310,71 456,59 2.Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 109,08 105,56 100,45 105,03
Diễn giải ĐVT Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ Nghèo BQ chung
2. Giá trị GT (VA) Triệu đồng 458,24 386,18 210,26 351,56 4. Công lao đồng (công) Triệu đồng 120,35 115,458 112,56 116,12 5. GO/IC Lần 5,20 4,25 3,09 4,18 6. VA/LĐ Lần 3,80 3,34 1,86 3,00 7.VA/IC Lần 4,20 3,66 2,09 3,31 II. Ngô
1.Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 65,80 59,63 55,30 60,24 2.Chi phí trung gian Triệu đồng 15,23 13,18 12,43 13,61 3.Giá trị GT (VA) Triệu đồng 50,56 46,45 42,86 46,62 4.Công lao đồng (công) Triệu đồng 18,32 15,75 12,64 15,64 5.GO/IC Lần 4,31 4,52 4,44 4,42 6.VA/LĐ Lần 2,76 2,94 3,39 3,03 7.VA/IC Lần 3,32 3,52 3,45 3,43 III.Đậu tương
1.Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 63,10 61,6 59,09 61,27 2.Chi phí trung gian Triệu đồng 15,23 13,18 12,43 13,61 3.Giá trị GT (VA) Triệu đồng 47,86 48,44 46,65 47,65 4.Công lao đồng (công) Triệu đồng 18,32 15,75 12,64 15,57 5.GO/IC Lần 4,14 4,67 4,75 4,52 6.VA/LĐ Lần 2,61 3,07 3,69 3,12 7.VA/IC Lần 3,14 3,76 3,75 3,55 IV.Khoai tây
1.Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 103,54 102,50 97,17 101,07 2.Chi phí trung gian Triệu đồng 20,30 18,95 18,16 19,14 3.Giá trị GT (VA) Triệu đồng 83,23 83,55 79,00 81,93
Diễn giải ĐVT Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ Nghèo BQ chung
4.Công lao đồng (công) Triệu đồng 12,52 11,59 11,28 11,80 5.GO/IC Lần 5,09 5,4 5,34 5,27 6.VA/LĐ Lần 6,64 7,20 7,00 6,94 7.VA/IC Lần 4,10 4,41 4,35 1,26 V.Rau các loại
1.Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 231,49 197,18 157,64 195,44 2.Chi phí trung gian Triệu đồng 89,14 85,21 83,43 85,93 3.Giá trị GT (VA) Triệu đồng 142,34 111,97 74,20 109,47 4.Công lao đồng (công) Triệu đồng 75,41 73,64 71,58 73,55 5.GO/IC Lần 2,59 2,31 1,88 2,26 6.VA/LĐ Lần 1,88 1,52 1,03 1,47 7.VA/IC Lần 1,60 1,31 0,89 1,26 VI.Bí xanh
1.Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 231,49 225,37 220,64 225,8 2.Chi phí trung gian Triệu đồng 89,14 85,21 83,43 85,93 3.Giá trị GT (VA) Triệu đồng 142,34 140,16 137,20 139,90 4.Công lao đồng (công) Triệu đồng 75,41 73,64 71,58 73,55 5.GO/IC Lần 2,59 2,64 2,64 2,62