Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các nước
đang phát triển
Mô hình phát triển của Walter Wiliam Rostow Lý thuyết cất cánh Lý thuyết này do nhà kinh tế học, giáo sư Walter Wiliam Rostow (người Mỹ) đưa ra. Lý thuyết cất cánh được trình bày trong tác phẩm “Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế” (TheStages of Economic growth – 1961) nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo ông, quá trình tăng trưởng kinh tế phải trải qua năm giai đoạn (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Giai đoạn xã hội truyền thống Ở giai đoạn này năng suất lao động thấp do lao động chủ yếu bằng công cụ thủ công lạchậu, vật chất thiếu thốn; hoạt động xã hội kém linh hoạt; nông nghiệp giữ vị trí thống trị,sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp; nền sản xuất xã hội kém phát triển (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Giai đoạn chuẩn bị cất cánh trong giai đoạn này tầng lớp chủ xí nghiệp có đủ khả năng thực hiện đổi mới, phát triển cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông; xuất hiện các nhân tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế như các hoạt động ngân hàng, tài chính, tín dụng pháttriển, hoạt động xuất nhập khẩu được tăng cường; vốn, công nghệ (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Giai đoạn cất cánh: Đây là giai đoạn quyết định, giống như một máy bay chỉ có thể bay được sau khi đạt đến một tốc độ giới hạn. Ở giai đoạn này, những cản trở đối với sự tăng trưởng bền vững cuối cùng được khắc phục. Theo W.W.Rostow, để đạt tới giai đoạn này phải có ba điều kiện: -tỷ lệ đầu tư tăng lên 5 – 10% thu nhập quốc dân thuần túy (NNP).-Phải xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng vai trò như “lĩnh vực đầu tàu”. Một khi “lĩnh vực đầu tàu” này tăng nhanh thì quá trình tăng trưởng tự xuất hiện. Tăng trưởng đem lại lợi nhuận; lợi nhuận được tái đầu tư; tư bản, năng suất và thu nhập tính theo đầu người tăng vọt.-Phải xây dựng được bộ máy chính trị - xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại, tăng cường kinh tế đối ngoại. Muốn vậy phải thay giới lãnh đạo bảo thủ bằng
những người cầm quyền tiến bộ biết sử dung kỹ thuật và tăng cường quan hệ quốc tế, giai đoạn này kéo dài khoảng 20 – 30 năm (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn này được đặc trưng bởi mức tăng phần danh cho đầu tư trong sản phẩm quốc dân từ 10 – 20% thu nhập quốc dân thuần túy (NNP). Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại như luyện kim, hóa chất, điện. Cơ cấu xã hội biến đổi, các chủ doanh nghiệp tham gia vào bộ máy lãnh đạo đất nước, đời sống tinh thần củadân chúng được nâng lên, giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).
Giai đoạn tiêu dùng cao: Đây là giai đoạn quốc tế gia thịnh vượng, xã hội hóa sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng và dịch vụ tinh vi, dân cư giàu có, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. TheoW.W.Rostow thì nước Mỹ cần khoảng 100 năm để chuyển từ giai đoạn trưởng thành sang giai đoạn cuối cùng này. (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2012).