3.1.2.1. Diện tích đất đai
Bảng 3.2. Thực trạng đất đai huyện Quỳnh Phụ
Diễn giải Diện tích (ha) TĐPTBQ
%/năm
2013 2014 1015
Tổng DT đất tự nhiên 20961 20961 20961 100 1. Diện tích đất nông nghiệp 14534 14232 13913 97,84 - Diện tích đất canh tác 12014 11897 11726 98,79 - Diện tích đất trồng cây lâu năm 906 862 820 95,14 2. Diện tích đất phi nông nghiệp 6360 862 820 35,91 3. Diện tích đất chưa sử dụng 66 65 63 97,70 4. Một số chỉ tiêu
- BQ đất nông nghiệp/ 1 hộ nông nghiệp 0,24 0,25 0,24 - BQ đất nông nghiệp/ 1 LĐ nông nghiệp 0,17 0,17 0,17 - BQ đất nông nghiệp/ 1 NK nông nghiệp 0,06 0,06 0,06
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2015)
Tính đến ngày 31/12/2015 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20961 ha, trong đó đất nông nghiệp là 13913 ha, diện tích đất canh tác là 13913ha, bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp có 0,24 ha đất canh tác.
Để phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông Quỳnh Phụ cần khai thác hiệu quả diện tích đất canh, chọn cây trồng phù hợp cho diện tích đất canh tác để có thể khai thác tối đa diện tích canh tác phục vụ cho sản xuất cây vụ đông.
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Bảng 3.3. Tình hình dân số lao, động huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2015
Diễn giải ĐVT
Dân số So sánh (%) 2013 2014 2015
13/14 14/15 BQ 1.Tổng số nhân khẩu Người 234212 233282 232509 99,60 99,67 99,64 Khẩu nông nghiệp Người 229433 219916 219199 95,85 99,67 97,76 Khẩu phi NN Người 4779 13366 13310 279,68 99,58 189,63 2.Tổng số hộ Hộ 62648 62652 62538 100,01 99,82 99,91 Hộ nông nghiệp Hộ 61451 56389 57684 91,76 102,30 97,03 Hộ phi nông nghiệp Hộ 1197 35061 4854 523,22 7,50 300,36 3.Tổng số lao động LĐ 120429 119896 119213 99,56 9,43 99,49 Lao động NN LĐ 84315 84.347 84152 100,04 9,77 99,90 Lao động phi NN LĐ 36114 35549 35061 98,44 98,63 98,53 4.Một số chỉ tiêu BQ
BQ nhân khẩu/ hộ Người/hộ 3,7 3,5 3,5 BQ lao động/ hộ Người/hộ 1,9 2,0 2,0 BQ khẩu NN/ hộ NN Người/hộ 3,7 3,9 3,8 BQ LĐ NN/ hộ NN Người/hộ 1,8 1,7 1,6
Chương trình lao động - việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ thông qua các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng nghề và làng nghề… với sự hỗ trợ của các nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm (phòng Thông kê huyện Quỳnh Phụ, 2015).
''Tính đến ngày 31/12/2015 dân số của huyện Quỳnh Phụ là 232.509 người với 62.538 hộ, trong đó có 219.199 nhân khẩu sản xuất nông nghiệp (chiếm 94,1% tổng dân số) và 13.310 nhân phi nông nghiệp (chiếm 5,9% dân số). Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 1109 người/km2'' (phòng Thông kê huyện Quỳnh Phụ, 2015).
Tổng số hộ là 62.538 hộ, bình quân 3,7 người/hộ. Huyện Quỳnh Phụ có 38 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình toàn huyện đạt 1.121người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều, có xã mật độ dân cư thưa thớt như xã Quỳnh Châu có: 3.093 người nhưng có xã mật độ dân số cao như xã Quỳnh Hồng: 11.381 người. Toàn huyện có 119.213 người trong độ tuổi lao động (phòng Thông kê huyện Quỳnh Phụ, 2015).
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện Quỳnh Phụ a. Hệ thống giao thông
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng các khu dân cư đã có nhiều thay đổi, mạng lưới giao thông của huyện khá phát triển từ quốc lộ đến các đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã.. thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và giao thương buôn bán. Các tuyến đường chính của huyện gồm:
Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối dày với các tuyến đường chính là Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 451, 452, 455, 396B và hệ thống đường huyện lộ, đường nội thị và đường xã với tổng chiều dài trên 1.200 km trong đó:
- Đường huyện lộ: tổng số đường huyện gồm 17 tuyến được đánh số từ ĐH.72 đến ĐH.84, tổng chiều dài 78,6 km toàn bộ đã được rải đá láng nhựa. Đường tương đương tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng: 2,6 km có mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8 – 9 m còn lại 74 km chỉ gần tương đương với đường cấp V đồng bằng có mặt đường 3 – 4 m, nền đường 4 – 5 m.
- Đường đô thị: Tổng chiều dài 8,7 km trong nội 2 thị trấn Quỳnh Côi và An Bài (bao gồm cả đường quốc lộ và đường tỉnh)
- Đường xã: Tổng chiều dài 216 km trong đó phân ra đá nhựa 138 km, bê tông 3 km còn lại là các loại khác.
- Đường giao thông nông thôn đường nội thị dài khoảng 1.262 km.
Giao thông đường thuỷ: huyện Quỳnh Phụ có 2 con sông lớn là sông Hoá và sông Luộc, trên cả hai con sông này đều phát triển giao thông đường thuỷ thuận lợi bên cạnh còn tuyến đường thuỷ trên sông Yên Lộng, sông Cô, sông Diêm Hộ. Trên địa bàn huyện đã đưa vào sử dụng 83 km vận tải đường sông trong đó 43 km do trung ương quản lý và 40 km do huyện quản lý.
Hệ thống bến xe, bến cảng: Huyện hiện có 2 bến xe khách là Quỳnh Côi, Tư Môi – An Bài; 2 bến cảng lớn là Bến Hiệp, Cầu Nghìn, ngoài ra còn các bến cảng nhỏ và đò ngang đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân trong huyện, nhưng trong tương lai khi dân số gia tăng, kinh tế phát triển, nhu cầu giao lưu thông thương giữa các xã trong huyện, giữa huyện với tỉnh và khu vực tăng cao hệ thống trung chuyển trên cần phải có kế hoạch mở rộng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển nền kinh tế của toàn huyện.
b. Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được hình thành từ lâu đời (nằm trong hệ thống thuỷ lợi bắc Thái Bình), lại thường xuyên được cải tạo, tu bổ nên về cơ bản hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối tốt, tưới tiêu cho nông nghiệp kịp thời, đạt hiệu quả trong việc giữ và chuyển nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước trong hệ thống phụ thuộc vào lưu lượng nước trên sông Hoá, sông Luộc, lượng mưa hàng năm và sự vận hành của hệ thống.
c. Các dịch vụ nông nghiệp
Cùng với sự thay đổi chung của các huyện trong tỉnh, Quỳnh Phụ đã tổ chức các hợp tác xã dịch vụ thay cho các hợp tác xã nông nghiệp trước đây để giải quyết các khâu như cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi, làm đất và thu mua nông sản. Trong thực tế sản xuất đã tự phát hình thành những hợp tác xã hay hiệp hội cung cấp cho nông dân những thông tin mới về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, về sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
d. Y tế - Giáo dục
các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành, vì vậy sự nghiệp giáo dục đã được phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, thực hiện có kết quả các chương trình như: Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện đúng chế độ luân chuyển, điều động cán bộ quản lý và giáo viên để từng bước đảm bảo cơ cấu hợp lý, đồng bộ trong nhà trường. Giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn được chú trọng quan tâm bồi dưỡng.Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo trong độ tuổi.
Hoạt động giáo dục được thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần cuộc vận động "2 không" do Bộ giáo dục đào tạo phát động. Trung tâm dạy nghề và Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động có hiệu quả trong việc dạy nghề cho học sinh và đào tạo nghề cho người lao động. Trung tâm học tập công cộng, công tác khuyến học thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
+ Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và chú trọng, trách nhiệm và chất lượng phục vụ người bệnh trong các cơ sở y tế được nâng lên. Các chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ nhân dân như: Phát thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo và chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ em dưới 6 tuổi... được tổ chức thực hiện tốt. Chương trình y tế cộng đồng, công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được duy trì thường xuyên và có hiệu quả, chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ thầy thuốc được nâng cao. Triển khai và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, 100% số xã có cán bộ y tế, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ.