Với việc phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng đất đai và sức lao động. Tổ chức quy hoạch toàn bộ đồng ruộng theo các tiêu chí của mô hình nông thôn mới, đặc biệt chú trọng việc dồn điền đổi thửa, quy vùng sản xuất, quy hoạch giao thông và thuỷ lợi nội đồng, cứng hoá kênh mương nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất góp phần vào cải tạo đất nông nghiệp qua đó nâng cao giá trị dinh dưỡng trong đất.
Bảng 4.20. So sánh sản xuất rau hữu cơ và rau thông thường
Tiêu chí Rau hữu cơ Rau thông thường Đất Được quy hoạch thành vùng và được
trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài
Được kiểm soát, độ màu mỡ của đất ngày càng được cải thiện và duy trì.
Được quy hoạch thành vùng, có thể được cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu xét nghiệm
Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô nhiễm cao
Dinh dưỡng Không được phép sử dụng phân hóa học, các chất kích thích sinh trưởng và các sản phẩm biến đổi gen
Được sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, phân bón lá các chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón hóa học
Bảo vệ thực vật - Không được phép sử dụng thuốc BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên để kiểm -
- Kiểm soát tốt, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau.
-Được phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa chất có trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp với thời gian cách ly nhất định -Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm cao
Năng suất Thấp hơn 25%-40% so với sản xuất thông thường
Năng suất cao
Nguồn : Kết quả điều tra (2016)
Làm tốt công tác chuyển giao KHKT, nhất là những kỹ thuật về công nghệ sinh học giúp giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong phòng trừ sâu bệnh. áp dụng thí điểm, tiến tới nhân nhanh ra diện rộng mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn, trước mắt là đối với vùng đất chuyên màu. Mở rộng diện tích vụ đông theo hướng bền vững. Chú trọng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ điển hình như mô hình sản xuất rau hữu cơ theo công nghệ Nhật của công ty cổ phần Keis Việt Nhật được hội viên phụ nữ thôn An Ký Đông xã Quỳnh Minh tiếp thu vào sản xuất từ năm 2014. Đến nay mô hình đã có 5 hộ tham gia sản xuất tại khu vực cánh đồng thôn An Ký Đông với diện tích trên 1,2 mẫu với quy trình chăm sóc 100% không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu sử dụng bằng phân hữu cơ, biện pháp xử lý sâu bệnh trên cây trồng là bắt thủ công đã góp phần vào bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở Quỳnh Phụ nói chung và xã Quỳnh Minh nói riêng.
Tuy sản xuất rau thông thường cho năng suất cao hơn 25-40% so với sản xuất rau hữu cơ.Nhưng sản xuất rau thông thường lại sử dụng rất nhiều thuốc BVTV và phân hóa học điều này làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ngày một cao. Do sản xuất rau thông thường sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng khi họ phải tiêu dùng những sản phẩm có tồn dư thuốc BVTV cao.
4.2.3.4. Đánh giá chung phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông
Bảng 4.21. Các kết quả và hạn chế trong phát triển bền vững sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
Diễn giải Kết quả Hạn chế Về Kinh tế - Gia tăng diện tích,sản
lượng một số cây vụ đông - Có hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng hàng năm như lúa
- Diện tích,cơ cấu cây trồng vụ đông chưa ổn đinh - Diện tích, sản lượng một số cây vụ đông có xu hướng giảm
- Tỷ suất hàng hóa chưa cao
Về Xã hội - Tạo việc làm - Tăng thu nhập
- Nâng cao nguồn lực, kinh nghiệm sản xuất
Về môi trường - Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất vụ đông được cải thiện, do các cây vụ đông đều được bà con sử lý thành phân hữu cơ để bón,giúp đất nông nghiệp được cải thiện
- Đất nông nghiệp không được phơi ải dẫn đến mầm bệnh nhiều
- Thưc trạng sử dụng thuốc BVTV còn cao
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)