Bài học kinh nghiệm pháttriển cây vụ đôngở vùng Đồng bằng Sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 39)

Hồng

*Huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương

Gia Lộc là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây rau màu, đặc biệt là cây vụ đông. Việc phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện không chỉ có ý nghĩa tăng vụ, mà đã trở thành sản xuất hàng hoá. Cây vụ đông đã được trồng phổ biến ở tất cả các xã trong huyện. Trong những năm gần đây, tổng diện tích cây vụ đông hàng năm đều đạt trên 60% diện tích đất nông nghiệp.

đặc tính của cây rau và thói quen của người dân nên phổ biến vẫn là một số loại rau quen thuộc như bắp cải, su hào, cải xanh, súp lơ… và gần đây, cây dưa hấu – một loại cây được coi là có giá trị kinh tế cao cũng đã được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện (Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh Hải Dương, 2006).

Bên cạnh việc chú ý phát triển sản xuất cây rau thường truyền thống, những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, thực hiện chủ trương phát triển vùng sản xuất rau an toàn và chất lượng cao của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, huyện Gia Lộc cũng đã và đang tiến hành từng bước mở rộng diện tích trồng rau an toàn. Năm 2003, tổng diện tích trồng rau an toàn của huyện là 86 ha (chủ yếu là bắp cải chiếm 71,44%); năng suất đạt 2.620 kg/sào; giá trị sản xuất đạt 2.772 nghìn đồng; thu nhập hỗn hợp là 2.340 nghìn đồng, cao rất nhiều so với thu nhập của cây lúa. Đây là việc làm mang tính quy mô chiến lược, nó vừa có ý nghĩa về mặt xã hội lại vừa có ý nghĩa kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh Hải Dương, 2006).

* Tỉnh Nam Định

Những năm qua, cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong thực tiễn sản xuất, nông dân các địa phương trong tỉnh đã nhanh nhậy nắm bắt cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu đáp ứng yêu cầu của thị trường (Hiền Hạnh, 2014).

Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa. Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, dồn điền, đổi thửa nhằm quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng đắn. Đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông, nhất là sản xuất cây vụ đông trên đất 2 lúa. Hình thành vùng sản xuất rau màu hàng hóa tập trung với các cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, cà chua, rau các loại. Cây khoai tây tập trung phát triển sản xuất theo 2 hướng: Một là khoai tây phục vụ thị trường ăn tươi trong nước và xuất khẩu, hai là phục vụ thị trường chế biến. Tăng cường sử dụng các giống khoai tây chất lượng, năng suất cao được chọn tạo từ các nước Hà Lan, Đức, Úc… áp dụng quy trình thâm canh

tiên tiến để nâng cao năng suất và sản lượng. Để chủ động được nguồn giống khoai tây chất lượng, sạch bệnh phục vụ cho sản xuất đại trà, UBND tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất giống và khuyến khích phát triển hệ thống kho lạnh bảo quản khoai tây giống tại các vùng chuyên sản xuất khoai tây (Hiền Hạnh, 2014). 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông

- Bài học thứ nhất: Việc lựa chọn cây trồng trong sản xuất vụ đông phải căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh và nhu cầu thị trường. Thực tế cho thấy qua quá trình phát triển, Bắc Giang đã lựa chọn được nhóm cây vụ đông phù hợp với tính chất đất đai của tỉnh trung du, đó là cây lạc, đậu tương, đỗ các loại.

Các huyện ngoại thành và vùng phụ cận Hà Nội do trình độ thâm canh của nông dân cao và nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội đã chọn nhóm cây rau các loại là cây trồng chính trong sản xuất vụ đông.

- Bài học thứ hai: Khung thời vụ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất vụ đông. Cũng như các cây trồng trong các vụ sản xuất khác, cây vụ đông cũng đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ về khung thời vụ. Tuy nhiên, vấn đề thời vụ của sản xuất vụ đông phải được đặt trong mối tương quan với các vụ sản xuất khác trong năm để lựa chọn cơ cấu mùa vụ hợp lý.

- Bài học thứ ba: Để phát triển sản xuất cây vụ đông, việc đầu tư hợp lý đối với từng loại cây trồng, từng loại đất, từng loại hộ … có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Bài học thứ tư: Muốn phát triển sản xuất cây vụ đông cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm; thị trường cần sản phẩm nào thì phát triển cây vụ đông đó.

- Bài học thứ năm: Sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thâm canh các cây trồng mới. Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất vụ đông. Để các hộ sản xuất sớm nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÂY VỤ ĐÔNG

+ Ngay từ năm 1960, Đào Thế Tuấn đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp ( SXNN) vùng đồng bằng sông hồng (ĐBSH).

Cũng trong thời gian này có nhiều tác giả như Bùi Huy Đáp 1974, Ngô Thế Dân 1982, Vũ Tuyên Hoàng 1987 đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề luân canh cây trồng, bố trí cây trồng để tăng vụ. Công trình nghiên cứu của Đào Thế Tuấn và chương trình tổng thể vùng ĐBSH đã mô phỏng và đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá vùng ĐBSH, trong đó nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1993 đến năm 2010.

+ Một số suy nghĩ về phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông hộ ở vùng ĐBSH và bắc Trung bộ. Tập san kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT) tháng 12/1995, số 4,nhà suất bản (NXB) Nông nghiệp của Hoàng Văn Khẩn và Đinh Văn Đãn. Các tác giả đã nêu lên vị trí của sản xuất hàng hóa (SXHH) cây vụ đông ở ĐBSH và bắc Trung bộ, đồng thời các tác giả cũng nêu những khó khăn và vướng mắc cần giải quyết ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát triển SXHH cây vụ đông đạt kết quả cao ở cả hai vùng.

+ Phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2002 của Đinh Văn Đãn. Tác giả chọn 3 tiểu vùng đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSH để nghiên cứu. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển sản xuất vụ đông vùng ĐBSH; đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất một số cây trồng vụ đông; khẳng định phát triển sản xuất vụ đông là cần thiết; phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất vụ đông và đề ra các giải pháp. Theo nhận định của chúng tôi, đây là đề tài lớn nhất nghiên cứu về phát triển sản xuất cây vụ đông từ trước đến nay.

+ Hoàn thiện kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản hành. Đề tài khoa học, năm 2004 của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các định mức phân bón thích hợp cho cây hành ở từng giai đoạn sinh trưởng, kỹ thuật chăm sóc và bảo quản hành.

+ Phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2002 của Đinh Văn Đãn. Tác giả chọn 3 tiểu vùng đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSH để nghiên cứu. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển sản xuất vụ đông vùng ĐBSH; đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất một số cây trồng vụ đông; khẳng định phát

triển sản xuất vụ đông là cần thiết; phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất vụ đông và đề ra các giải pháp. Theo nhận định của chúng tôi, đây là đề tài lớn nhất nghiên cứu về phát triển sản xuất cây vụ đông từ trước đến nay.

+ ''Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao thích hợp cho cơ cấu vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng'' của Vũ Văn Liết _ Bộ Nông nghiệp năm 2015 đề tài đã Chọn tạo được giống ngô lai chín sớm (105 - 110 ngày), thích hợp cho sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa vùng đồng bằng sông Hồng.

+ "Phát triển nông nghiệp và chính sách đất ở Việt Nam" của Phạm Văn Hùng 2007. Giảng viên chính Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I . Thông qua công trình nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của những chính sách đổi mới của chính phủ đến lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng những mô hình kinh tế thích hợp với việc phân tích chính sách.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Điều kiện vị trí địa lý

Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, với tổng diện tích tự nhiên 20.961 ha và 2 hệ thống sông chính là sông Luộc, sông Hóa dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Đông của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau (Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, 2016):

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng với ranh giới là sông Hóa.

- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình.

- Phía Nam giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. - Phía Bắc giáp huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Luộc.

- Phía Tây Bắc, dọc theo đường ĐT.396B, qua Cầu Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông Bắc, theo Quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Riêng thị trấn Quỳnh Côi là nơi giao nhau của 3 trục tỉnh lộ, đó là ĐT.455, ĐT.396B, ĐT.452 tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Toàn huyện có 38 xã, thị trấn với tổng dân số khoảng hơn 23 nghìn người.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nhìn chung địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp, có độ dốc thoải từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, giữa huyện tạo thành lòng chảo. Phần này chiếm 62,5% diện tích toàn huyện (Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, 2016).

Nhìn chung địa hình Quỳnh Phụ bằng phẳng đất đai được hình thành nhờ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa do đó thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước và một số loại cây rau màu (Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt: mùa Hạ nóng ẩm và mùa Đông lạnh giá.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 – 24 độ C (Lưu Thị Hòa, 2014).

Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.650 mm, phân bố không đều trong năm, được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô (Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) (Lưu Thị Hòa, 2014).

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 1.400 – 1.600 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất đạt 220 giờ thường vào tháng 7, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào tháng 1, 2 hoặc tháng 3 có khoảng 30 giờ, số giờ nắng thuộc loại khá cao thích hợp với sản xuất 2 đến 3 vụ trong năm (Lưu Thị Hòa, 2014).

Chế độ gió: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh về mùa đông và gió Đông Nam mang theo không khí nóng, mưa nhiều về mùa hè. Chế độ gió không ổn định trong năm kéo theo các điều kiện thời tiết khác đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân (Lưu Thị Hòa, 2014).

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu, thời tiết huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2008 - 2015

STT Các yếu tố Đơn vị tính Trung bình năm

1 Nhiệt độ không khí Độ C 24 – 26 2 Tổng nhiệt độ cả năm Độ C 8800 3 Số giờ nắng trong năm Giờ 1500 – 1600 4 Lượng mưa trong năm mm 1600 – 2000

5 Độ ẩm không khí % 80

6 Vận tốc gió Met/giây 2 – 4 7 số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp Cơn bão 3 – 5

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình (2015)

* Lượng mưa

Lượng mưa mùa hè thường chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm và thường tập trung vào các tháng 7 - 8. Cường độ mưa lớn, có trận mưa tới 200 - 250mm.

Lượng mưa tập trung với cường độ lớn đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, gây nên hiện tượng úng ngập tại một số vùng có tiểu địa hình thấp, khó tiêu thoát nước. Đặc biệt, mùa hè tại địa phương thường gặp hiện tượng mưa không đều, có những tháng hầu như không mưa, nắng gắt nên gây hạn, có những tháng mưa hết cả tháng gây úng ngập kéo dài. Lượng mưa trong mùa đông rất thấp, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 2, 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Còn các tháng 12, tháng 1 thì lượng mưa rất thấp, hầu như không có mưa và lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi nên cần có các biện pháp tưới nước cũng như giữ ẩm cho cây trồng (Lưu Thị Hòa, 2014).

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 85%, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 từ 87 – 90% thấp nhất là 82 – 84% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm (Lưu Thị Hòa, 2014).

Như vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên(khí hậu, thời tiết). Khi nắm bắt đựợc chu kì diễn biến của thời tiết khí hậu trong năm, huyện cần bố trí kế hoạch sản xuất thích hợp để có thể hạn chế được thiệt hại do lũ lụt gây ra. Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi ở các khâu chỉ đạo như: lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng phải được nghiên cứu kĩ lưỡng (Lưu Thị Hòa, 2014).

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Quỳnh Phụ có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều rất phù hợp cho tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, các hệ thống sông chính bao gồm:

 Hệ thống sông Luộc, sông Hoá bắt nguồn từ sông Hồng, dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Tây của huyện là nguồn nước chủ yếu và khá đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.

 Sông Yên Lộng là sông đào lấy nước từ sông Luộc tưới cho 8.238 ha trong đó có 1.000 ha tưới tự chảy.

 Sông Sành, sông Diêm Hộ, sông Cô cũng là các sông đào lấy nước từ sông Luộc và sông Hoá dài 83 km cung cấp nước tưới cũng như tiêu thoát nước cho diện tích nội đồng trong cả huyện.

Đặc điểm chung của hệ thống sông ngòi, kênh rạch trong huyện là đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển. Các sông lớn đều là nhánh của hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)