Quy hoạch sản xuất và xác định hệ thống cây trồng vụ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

Vụ đông trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ thường bắt đầu từ trung tuần tháng 8 âm lịch và kết thúc cuối tháng 12, là những tháng lạnh, khô điển hình, số giờ nắng trong ngày thấp; thậm chí nhiều ngày không có nắng làm cho cây trồng

tổng hợp chất khô gặp nhiều khó khăn do hiệu suất quang hợp thấp dẫn đến năng suất không cao. Đặc biệt, đất sản xuất vụ đông là đất sau vụ lúa mùa, thu hoạch đến đâu làm đất gieo trồng đến đó, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất đều cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi, đồng thời để lại một lượng hữu cơ tươi (gốc, rễ lúa) khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất ảnh hưởng đến môi trường phát triển cây trồng.

Có thể thấy, sau một thời gian dài thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Quỳnh Phụ đã thu được những kết quả bước đầu khá tích cực và toàn diện. Hàng loạt cây, con giống mới được các xã tiếp thu đưa vào sản xuất trên diện rộng. Nhiều mô hình chuyển đổi đã phát huy tốt hiệu quả đem lại giá trị thu nhập cao. Sự gắn kết giữa các cấp, các ngành với người nông dân ngày càng chặt chẽ.

Bảng 4.2. Quy hoạch sản xuất cây vụ đông huyện Quỳnh Phụ

Quy hoạch sản xuất Công thức luân canh

Vùng chuyên canh Diện tích Công thức 1:

Lúa xuân (BT7)+ lúa mùa + Cây vụ đông gieo trồng giữa tháng 9

Công thức 2

Lúa xuân (BT7)+lúa chét (lúa tái sinh) + cây vụ đông ưa ấm gieo trồng giữa tháng 8(Ngô, bí xanh, ớt…)

Cây ớt: Quỳnh Hải,Quỳnh Minh, An

Ấp… 1.100(ha)

Ngô: Quỳnh Lâm, An cầu, Quỳnh Hoàng…

1.900(ha)

Bí Xanh: Quỳnh Sơn, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Giao…

1.100(ha)

Rau các loại: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Minh, An bài, Quỳnh hoa…

1.250(ha)

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ (2016)

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, đến thời điểm này, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt gần 32 nghìn ha. Ngoài diện tích trồng lúa, đến nay, toàn huyện có 6456 ha dành cho cây vụ đông chủ yếu được trồng bí xanh,khoai tây, ngô, đậu tương, ớt..Về cây màu, xuất khẩu có dưa chuột ở Quỳnh Châu, Quỳnh Thọ, Quỳnh Hoa, An Cầu... Không chỉ thành công về mặt lượng, hầu hết các mô hình chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế khá cao, sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định.

Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất vụ đông trên địa bàn trong những năm qua huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng thành công danh mục các cây trồng vụ đông nhằm giúp bà con có được sự lựa chon tốt nhất cho mình với Hai nhóm cây trồng chính vụ đông là cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu, lạc, ớt; nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ...

b, Chủng loại cây vụ đông

Những năm 1990-1993, giống cây trồng chủ lực vụ đông là ngô, khoai tây, khoai lang, rau các loại diện tích gieo trồng hàng năm đạt 35-45% diện tích canh tác. Nhiều giống cây trông mới được đưa vào sản xuất từ năm 1993-1995 như đậu tương, ngô, các loại rau quả: đậu côve, dưa chuột, đậu xanh, ngô bao tử có giá trị kinh tế cao. Diện tích gieo trồng vụ đông toàn huyện đã tăng lên và đạt từ 48-50% diện tích canh tác. HTX Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hải, Quỳnh Lâm, với cây chủ lực là cây ớt, cây ngô, đậu tương đạt trên 60% diện tích canh tác..

Giai đoạn 2001-2008, phát triển cây ngô, cây rau màu và cây đậu. Vụ đông những năm 2009-2013, triển khai việc đưa các giống cây trồng mới, cây ngắn ngày thay thế các giống cũ đang gieo trồng ở các xã. Đưa mô hình trồng ớt vào sản xuất từ năm 2013 đến nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)