Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX
2.1.5.1. Môi trường sinh thái quanh khu chuồng trại chăn nuôi vịt biển
Mỗi sự biến động của môi trƣờng tự nhiên đều tác động và ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất của con ngƣời, trong đó có hoạt động chăn nuôi vịt biển (Vi Văn Năng và cs., 2014). Vịt biển là cơ thể sống, sự sinh trƣởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất
định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hƣởng chủ yếu đến năng suất thịt, trứng, ngoài ra còn ảnh hƣởng không nhỏ đến phẩm chất thịt, trứng. Do vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến ngành chăn nuôi cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đất, nƣớc, khí hậu và thời tiết - cây trồng - vật nuôi có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất.
Quản lý tốt vấn đề môi trƣờng cũng là góp phần vào sự tăng trƣởng và phát triển nói chung (Lƣu Đức Hải và cs., 2000). Trong chăn nuôi vịt biển phát sinh một lƣợng lớn nƣớc thả và phân hữu cơ với thành phần giàu nitơ, photpho là tác nhân chính gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng ở các vùng nƣớc tiếp nhận, ngoài ra trong nƣớc thải còn có các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt trong nƣớc thải còn tiềm ẩn các bệnh truyền nhiễm nhƣ: Cúm, dịch tả vịt, các bệnh lây lan khác... Đặc biệt là phát triển chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn đồng nghĩa với việc lƣợng chất thải thải ra môi trƣờng lớn. Do đó đi đôi với phát triển chăn nuôi vịt biển cần phải phát triển công nghệ xử lý chất thải bảo về môi trƣờng bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhƣ công nghệ hầm Biogas, công nghệ sử dụng men vi sinh phối trộn trong thức ăn nhằm giảm mùi hôi thối từ chất thải… Bởi vậy, vai trò của Nhà nƣớc trong hỗ trợ vốn thông qua các dự án đầu tƣ phát triển để các hộ có điều kiện đầu tƣ chăn nuôi vịt biển kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi là hết sức cần thiết (Phạm Văn Khiên, 2003).
2.1.5.2. Chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi vịt biển
Các chủ trƣơng, chính sách nhƣ về nông nghiệp, đầu tƣ, khuyến nông, liên kết, thị trƣờng … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi vịt biển. Việc ban hành chủ trƣơng, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cơ sở chăn nuôi vịt biển phát triển. Chủ trƣơng, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tƣởng cho ngƣời sản xuất kinh doanh vịt biển yên tâm đầu tƣ, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ổn định và bền vững. Thông qua các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hƣởng tới cung và cầu của sản phẩm hàng hóa nhƣ các chính sách về giá cả, thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu, đầu tƣ. Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trƣờng thế giới cũng nhƣ tỷ lệ lạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua (Trần Đình Thao, 2013).
Các chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, khuyến nông, liên kết, thị trƣờng… của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, trong đó có phát triển chăn nuôi vịt biển. Việc ban hành chủ trƣơng, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các đơn vị chăn nuôi phát triển. Chủ trƣơng, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tƣởng cho ngƣời chăn nuôi yên tâm đầu tƣ, đem lại kết quả, hiệu quả chăn nuôi ngày càng cao và ổn định. Tóm lại, những thay đổi về chính sách trong nông nghiệp đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy chăn nuôi phát triển (Vũ Trọng Bình và Francois, 2001).
Các chủ trƣơng, chính sách sẽ tác động trực tiếp tới ngành chăn nuôi nói chung và sự phát triển chăn nuôi vịt biển nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách đất đai phù hợp, ổn định sẽ giúp ngƣời chăn nuôi yên tâm đầu tƣ chăn nuôi từ đó góp phần ổn định sản xuất và đời sống của ngƣời chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Chính sách đầu tƣ, hỗ trợ cho ngƣời ngƣời chăn nuôi cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi khi ngƣời chăn nuôi gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực về vốn để ổn định sản xuất thì việc đƣa ra và thực hiện các chính sách nhƣ khuyến nông, liên kết, tín dụng ƣu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng nhƣ thực hiện tốt các chủ trƣơng chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo nền tảng để phát triển chăn nuôi vịt biển. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trƣờng thịt (IFPRI and MARD, 2001).
Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển vịt biển có ảnh hƣởng lớn đến phát triển ngành chăn nuôi vịt biển. Tổ chức tốt thực hiện quy hoạch chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa chăn nuôi với tiêu thủ sản phẩm. Việc thực hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt biển vừa đảm bảo việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt biển đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá trình phát triển vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế; ổn định đầu ra cho sản phẩm; góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái (Phạm Tân Tiến và Đỗ Đoàn Hiệp, 2006).
2.1.5.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt biển
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong chín vấn đề quan tâm hàng đầu của ngƣời chăn nuôi (Lƣơng Tất Nhợ, 2003). Phát triển chăn nuôi vịt biển đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất nhƣ (chuồng trại, kho chứa, hầm biogas, đƣờng giao thông, nguồn nƣớc phục vụ cho chăn nuôi, hệ thống điện, …). Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Một khu chuồng trại xây dựng ở nơi có đƣờng giao thông thủy hoặc đƣờng bộ thuận tiện sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí và thời gian vận chuyển. Tuy nhiên cũng cần cách đƣờng giao thông chính từ 100 - 150m để tạo sự yên tĩnh cũng nhƣ tránh lây lan dịch bệnh (Phạm Văn Khiên, 2003).
Nguồn lực cần để đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất trên quy mô lớn rất cần có vai trò hỗ trợ chủ đạo của Nhà nƣớc. Trong đó, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ các địa phƣơng xây dựng cơ sở hạ tầng thƣơng mại nhƣ chợ đầu mối, chợ bán buôn để việc giao lƣu, tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng của vịt biển đƣợc dễ dàng, thuận tiện (Phạm Văn Khiên, 2003).
2.1.5.4. Nhận thức, hiểu biết của người chăn nuôi
Nhận thức của ngƣời chăn nuôi là nhân tố trƣớc nhất phải đƣợc chú ý bởi chấp nhận phƣơng thức chăn nuôi truyền thống, trang trại hay gia trại là do ứng xử của các hộ nông dân trƣớc những yêu cầu sản xuất và thị trƣờng. Hộ chăn nuôi phải nhận rõ tính ƣu việt và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng, yêu cầu của phƣơng thức đó thì họ mới chủ động thực hiện đúng và đầy đủ quy trình kỹ thuật. Ngƣời chăn nuôi có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi tiên tiến. Trong chăn nuôi vịt biển phải có chuyên môn, kỹ thuật mới dám mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm đem lại lợi nhuận cao. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm chăn nuôi vịt biển của chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công và thất bại trong chăn nuôi vịt biển của hộ.
2.1.5.5. Yếu tố thị trường
Quan hệ cung cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chăn nuôi vịt biển. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến quan hệ cầu - cung - giá cả, vấn đề lƣu thông phân phối, chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đặc
biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm từ vịt biển đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng là sản phẩm tƣơi sống chƣa qua chế biến. Ngoài ra, những hộ chăn nuôi vịt biển rất dễ gặp khó khăn giá cả tăng, tăng ngay quy mô sản xuất thì giá lại đi xuống, trong tình huống này hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đối phó. Điều này cũng đƣợc giải thích do đối tƣợng sản xuất là những sinh vật sống với những đặc thù nhất định, không giống sản xuất kinh doanh những hàng hóa khác. Thị trƣờng tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Phát triển chăn nuôi vịt biển sẽ tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn do đó để phát triển chăn nuôi vịt biển, yêu cầu đặt ra là cần phải phát triển thị trƣờng tiêu thụ, hình thành các kênh, chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với những thị trƣờng khác nhau, mức tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi vịt biển cũng có sự khác biệt lớn. Ở Việt Nam, mức tiêu thụ thịt của dân cƣ có xu hƣớng tăng lên trong thời gian qua, mức tiêu thụ thịt có sự khác nhau lớn giữa các hộ giàu và hộ nghèo, giữa nông thôn và thành thị (CEG, 2005).
Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động rất lớn, một phần phụ thuộc vào thị trƣờng quốc tế, một phần phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi trong nƣớc nhất là khi có dịch bệnh hoặc diễn ra ở gia cầm hay ở các loại gia súc, gia cầm khác. Sự biến động mạnh về giá cả đã làm chùn bƣớc các nhà đầu tƣ vào phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng (Vũ Đình Tôn, 2009). Cùng với đó các yếu tố đầu vào không đƣợc cung cấp kịp thời, hoặc chất lƣợng không đảm bảo sẽ làm cho vịt biển sinh trƣởng phát triển kém, có nguy cơ mắc các dịch bệnh, hoặc chữa không khỏi sẽ làm hạn chế sự phát triển của chăn nuôi vịt biển. Cùng với đó giá cả vật tƣ đầu vào cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi, từ đó ảnh hƣởng đến quá trình tái sản xuất và đầu tƣ mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ.