Phát triển về quy mô chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 62 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX hƣớng thịt ở các vùng

4.1.1. Phát triển về quy mô chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

a. Phát triển tổng đàn

Giống vịt biển 15 – ĐX đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣa vào danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (theo Thông tƣ số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hiện tại, giống có khả năng sống tốt trong điều kin nƣớc biển, nƣớc lợ, kháng bệnh tốt và sinh trƣởng, phát triển khá tốt tại các vùng ven biển của Việt Nam. Vịt biển 15 – ĐX có đặc tính sinh trƣởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi đƣợc ở môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ, mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không khác gì nhiều so với giống vịt ngƣời dân vẫn thƣờng nuôi , không cần nhiều vốn đầu tƣ, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dƣỡng chất , khả năng tự săn mồi rất tốt. Đây là giống mới , có thể lựa chọn đƣa vào cơ cấu vật nuôi của thành phố nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con đa dạng hóa đối tƣợng nuôi và phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhận định đƣợc tiềm năng phát triển vịt biển 15 - ĐX tại đại phƣơng, nên ngay từ khi mới đƣợc công nhận giống, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hải Phòng, UBND huyện Tiên Lãng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng đã liên kết với Trung tâm giống vịt rung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên để xây dựng các mô hình chăn nuôi thí điểm giống vịt này trên địa bàn huyện. Từ năm 2015, vịt biển 15 - ĐX đã đƣợc vào chăn nuôi trên địa bàn huyện, mới đầu chỉ từ mấy chục hộ nuôi với mấy nghìn con vịt biển đƣợc đƣa về thử nghiệm. Khi triển khai dự án, các hộ chăn nuôi đƣợc các kỹ sƣ, bác sỹ thú y thuộc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt biển nhƣ : giới thiê u giống và cách cho n giống ; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; thức ăn, chăm sóc và nuôi dƣỡng ; các biện pháp vê sinh thú y ; cách phòng trị một số bệnh thƣờng gặp và các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu trong chăn nuôi vịt biển sinh sản… Đến nay, tổng đàn vịt biển 15 - ĐX đƣợc nuôi trên địa bàn huyện Tiên Lãng tổng số đàn vịt đã tăng lên rất nhanh. Vì là giống vật

nuôi ngắn ngày, chỉ từ 2 – 3 tháng có thể xuất chuồng (đối với vịt thịt) nên khi thấy hiệu quả kinh tế cao thì ngƣời dân tái đàn, phát triển đàn rất nhanh. Năm 2016, tổng đàn vịt của cả huyện là hơn 200 nghìn con; và đến năm 2018 là hơn 262 nghìn con; tăng trung bình 13%/năm. Trong đó đàn vịt biển nuôi lấy thịt chiếm khoảng 71% (khoảng 187 nghìn con); tăng trung bình 17%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Điều này có thể thấy, trong những năm vừa qua tình hình chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX hƣớng thịt ở huyện Tiên Lãng rất phát triển và dần đƣa ngành chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX hƣớng thịt trở thành một ngành chăn nuôi thế mạnh của huyện.

Bảng 4.1. Tình hình phát triển đàn vịt biển huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: con Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ Tổng đàn 203254 234545 262718 115,40 112,01 113,69 Vịt biển thịt 135382 163522 187326 120,79 114,56 117,63 Vịt biển trứng 67872 71023 75392 104,64 106,15 105,39

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lãng (2019); Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)

Qua số liệu của Chi cục Thống kê huyện và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng cho thấy, chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện có sự gia tăng khá nhanh về quy mô chăn nuôi. Chăn nuôi vịt biển đã từng bƣớc đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân vùng ven biển huyện Tiên Lãng. Nguyên nhân chính là do giống vịt biển 15 - ĐX là giống có tốc độ sinh trƣởng khá nhanh, khả năng chống chịu tốt, chất lƣợng thịt khá đảm bảo, cùng với đó là hiện nay ngƣời chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX đƣợc nhiều chƣơng trình, dự án hỗ trợ, nhất là các hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ phát triển đàn vịt ở các xã nghiên cứu không đồng đều, trong đó xã Vinh Quang là xã có đàn vịt lớn nhất và tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2016 – 2018; tiếp đến là xa Hùng Thắng và xã Nam Hƣng (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Tình hình phát triển đàn vịt biển ở các xã nghiên cứu giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: con Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ Vinh Quang 36371 39387 46280 108,29 117,50 112,80 Hùng Thắng 24932 26230 28730 105,21 109,53 107,35 Nam Hƣng 22938 23140 25690 100,88 111,02 105,83

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lãng (2019)

Hiện nay, chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX trên địa bàn huyện Tiên Lãng có ba phƣơng thức chính là: phƣơng thức chăn nuôi tận dụng (sử dụng chủ yếu là các nguồn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp hoặc do vịt biển tự kiếm đƣợc); phƣơng thức chăn nuôi bán công nghiệp (các hộ chăn nuôi kết hợp sử dụng các nguồn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn vịt tự kiếm đƣợc với các loại thức ăn hỗn hợp (cám công nghiệp); phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp (các hộ chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho vịt).

Bảng 4.3. Tình hình phát triển đàn vịt biển theo các hình thức chăn nuôi trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: con

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

1. Số vịt biển nuôi lấy thịt 135382 163522 187326 120,79 114,56 117,63

- Chăn nuôi tận dụng 42452 49972 53316 117,71 106,69 112,07

- Chăn nuôi bán công nghiệp 56430 64350 76450 114,04 118,80 116,39

- Chăn nuôi công nghiệp 36500 49200 57560 134,79 116,99 125,58

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)

Phƣơng thức chăn nuôi vịt tận dụng chủ yếu là ở các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô dƣới 100 con; số lƣợng vịt nuôi theo phƣơng thức chăn nuôi này chiếm khoảng 28% tổng đàn vịt nuôi để lấy thịt. Phƣơng thức chăn nuôi bán công nghiệp chủ yếu ở ở các hộ chăn nuôi quy mô vừa (quy mô nuôi thƣờng từ 100 – 300 con) và các hộ này có diện tích đất mặt nƣớc khá lớn để thả vịt; số lƣợng vịt nuôi theo phƣơng thức bán công nghiệp chiếm khoảng 41% tổng đàn vịt nuôi để lấy thịt. Phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp, phƣơng thức này đòi hỏi

việc đầu tƣ chuồng trại, cơ sở vật chất khá cao, và thƣờng rơi vào các hộ chăn nuôi quy mô lớn (trên 300 con); số lƣợng vịt nuôi theo phƣơng thức công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng đàn vịt nuôi lấy thịt. Trong những năm qua, đã dần có sự chuyển dịch từ chăn nuôi tận dụng sang bán công nghiệp, từ bán công nghiệp sang công nghiệp, điều này thể hiện phƣơng thức chăn nuôi vịt biển ở Tiên Lãng đang dần chuyển hƣớng sang chăn nuôi thâm canh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều này thể hiện đúng theo chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp của huyện là khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, mà chăn nuôi trang trại theo hƣớng công nghiệp hóa, cơ giới hóa để tăng hiệu quả chăn nuôi và dễ dàng quản lý chăn nuôi theo các quy trình chăn nuôi an toàn, chuỗi giá trị.

Số lƣợng vịt biển nuôi bình quân hộ cũng phát triển khá nhanh trong giai đoạn 2016 – 2018; bình quân một hộ chăn nuôi vịt biển lấy thịt tận dụng là khoảng 50 con; hộ chăn nuôi bán công nghiệp là khoảng 150 con; hộ chăn nuôi công nghiệp là khoảng 450 con. Số lƣợng vịt biển chăn nuôi bình quân hộ tăng đều qua từng năm. Đối với nhóm hộ chăn nuôi vịt thịt với hình thức chăn nuôi tận dụng số lƣợng chăn nuôi bình quân tăng 9%/năm; số lƣợng vịt chăn nuôi bán công nghiệp tăng bình quân 7%/năm; đối với hình thức chăn nuôi công nghiệp thì số lƣợng vịt biển tăng khoảng 19%/năm. Nhƣ vậy, có thể thấy quy mô chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở Tiên Lãng đa có sự phát triển khá nhanh cả về tổng đàn nuôi toàn huyện và quy mô nuôi bình quân hộ.

Bảng 4.4. Số lƣợng vịt biển nuôi bình quân hộ phân theo phƣơng thức nuôi trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Chỉ tiêu Số lƣợng nuôi BQ (con) So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

- Tận dụng 42,57 44,55 50,91 104,64 114,29 109,36

- Bán công nghiệp 129,68 138,65 149,35 106,92 107,72 107,32

- Công nghiệp 323,33 385,67 456,67 119,28 118,41 118,84

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

b. Phát triển về sản lượng nuôi

Quá trình phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng còn đƣợc thể hiện qua sự phát triển về sản lƣợng thịt vịt biển 15 - ĐX mà các cơ sở chăn nuôi sản xuất ra. Trong giai đoạn 2016 đến 2018 sản lƣợng thịt vịt biển sản

xuất ra đạt gần 370 tấn, tăng lên hơn 452 tấn vào năm 2017, và tăng lên 526 tấn vào năm 2018. Tốc độ phát triển liên hoàn về sản lƣợng thịt vịt biển cũng tăng trung bình rất cao, năm 2017 tăng hơn 23% so với năm 2016; năm 2018 tăng hơn 16% so với năm 2017 (Đồ thị 4.1).

Đồ thị 4.1. Sản lƣợng thịt và tốc độ phát triển sản lƣợng thịt vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)

Ghi chú: tốc độ phát triển năm 2016 là 100%

Nhƣ vậy, cho dù sản lƣợng thịt vịt cung cấp ra thị trƣờng vẫn còn rất nhỏ nhƣng điều này cho thấy chăn nuôi vịt biển hƣớng thịt ở Tiên Lãng trong những năm qua đã phát triển khá nhanh và dần trở thành một ngành chăn nuôi có tiềm năng phát triển rất lớn ở huyện.

c. Phát triển về năng suất nuôi

Năng suất cây trồng, vật nuôi hay năng suất vịt biển 15 - ĐX là một trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tƣ và phối kết hợp các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi vịt biển. Khi chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX có năng suất cao, thể hiện đƣợc trình độ thâm canh, trình độ sản xuất chăn nuôi vịt biển của các hộ nông dân ngày càng phát triển. Tuy nhiên nó không phải là chỉ tiêu duy nhất thể hiện hiệu quả sản xuất, nhƣng nó cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuoi vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng.

Đồ thị 4.2. Năng suất bình quân và tốc độ phát triển năng suất thịt vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)

Ghi chú: tốc độ phát triển năm 2016 là 100%

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng, năng suất bình quân 1 con vịt sản xuất ra trong giai đoạn 2016 đến 2018 là khá cao. Năm 2016 khối lƣợng bình quân một con vịt biển 15 - ĐX xuất chuồng là khoảng 2,7kg, năm 2018 là khoảng 2,76kg, tăng lê khoảng 2,81kg năm 2018. Năng suất này vẫn còn thấp hơn năng suất tối ƣu của giống vịt biển 15 - ĐX theo khuyến cáo và hƣớng dẫn kỹ thuật của các nhà kỹ thuật (khoảng 3 đến 3,2kg sau 3 tháng thả nuôi). Nhƣ vậy có thể thấy, nếu kỹ thuật chăn nuôi, kinh nghiệm chăn nuôi của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao thì sẽ giúp tăng năng suất chăn nuôi vịt biển hơn nữa vì vẫn còn tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)