Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 57 - 58)

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố của các tác giả trong và ngoài nƣớc, những thông tin trên báo, đài, nghị quyết của các cấp, các ngành liên quan đến phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển.

Bảng 3.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Nguồn thu thập Phƣơng pháp

1

Số liệu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới

Sách, báo, Internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất đai, lao động, phát triển cơ sở hạ tầng

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Các Website của địa phƣơng;

Tìm hiểu, chọn lọc, tổng hợp từ các báo cáo

3 Số liệu về quy mô và số đàn vịt

biển

UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê huyện;

Tìm hiểu, chọn lọc

4

Một số tài liệu, thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu nhƣ: tình hình dịch bệnh, thị trƣờng tiêu thụ thịt vịt biển, sự biến động quy mô đàn vịt biển do yếu tố bên ngoài.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Hải Phòng

Chọn lọc, tổng hợp từ các báo cáo

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông quan phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp từ các hộ chăn nuôi vịt biển. Phiếu điều tra đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của đề tài. Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài đƣợc thu thập

thông qua phỏng vấn trực tiếp 81 hộ tại 03 xã chăn nuôi vịt biển ở huyện. Trong đó có 28 hộ chăn nuôi vịt biển ở xã Nam Hƣng là xã có đƣờng biên giới tiếp giáp với biển; 26 hộ chăn nuôi ở xã Hùng Thắng là xã không tiếp giáp với biển nhƣng nằm gần biển và cũng chịu sự tác động lớn từ việc tác động ít của xâm nhập mặn; và 27 hộ chăn nuôi ở xã Vinh Quang là xã chịu sự tác động lớn của việc xâm nhập mặn (sau các xã tiếp giáp với biển). Đây là 3 xã đại diện cho huyện Tiên Lãng trong chăn nuôi vịt biển (3 xã đại diện cho 3 vùng chịu sự ảnh hƣởng nặng nề nhất từ việc xâm nhập mặn, điều kiện tự nhiên,... của vùng ven biển huyện Tiên Lãng). Việc phỏng vấn các hộ chăn nuôi đƣợc thực hiện bảng hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc với nội dung điều tra, phỏng vấn:

+ Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, tuổi, giới tính, tổng số nhân khẩu, lao động của cơ sở chăn nuôi (hộ, trang trại)

+ Nguồn lực các hộ chăn nuôi: đất đai, lao động, vốn…

+ Tình hình chăn nuôi: Số con/lứa, số lứa/năm, thời gian nuôi, giá đầu vào, đầu ra.

+ Tình hình liên kết trong chăn nuôi vịt biển của hộ.

+ Tình hình về dịch bệnh, thú y, vệ sinh môi trƣờng liên quan đến chăn nuôi vịt biển.

+ Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của các hộ chăn nuôi.

Cùng với đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý có liên quan đến phát triển chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện. Các cán bộ đƣợc lựa chọn phỏng vấn sâu bao gồm: lãnh đạo UBND huyện, Cán bộ có liên quan và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Cán bộ phụ trách nông nghiệp, lãnh đạo UBND các xã khảo sát,... để thu thập thông tin, chính sách, chủ trƣơng phát triển chăn nuôi vịt biển tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)