Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX
2.1.4.1. Phát triển về quy mô chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX
Phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX là sự mở rộng về qui mô gồm: tăng lên quy mô đàn theo không gian và thời gian. Sự mở rộng đó đƣợc thể hiện trong
toàn vùng và từng thôn, xóm, xã trong vùng. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự tăng lên trong tổng thể ngành chăn nuôi và trong từng loại sản phẩm, phƣơng thức nuôi. Đánh giá sự phát triển ở tiêu chí này góp phần làm rõ xu hƣớng phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX, phƣơng thức nuôi vùng ven biển. Với phƣơng thức chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX (nuôi thâm canh, bán thâm canh, tận dụng), phƣơng thức nào chiếm ƣu việt phù hợp và khai thác lợi thế vùng ven biển. Từ đó, nhìn nhận sự phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX vùng ven biển có khác với các vùng khác, có gắn với sự phát triển chung của kinh tế xã hội địa phƣơng. Hơn nữa có thể dự báo đƣợc sự phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX vùng ven biển so với các vùng khác ở địa phƣơng trong tƣơng lai (Lê Đình Thắng và Nguyễn Thế Bình, 1994).
2.1.4.2. Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX
Tổ chức sản xuất nông nghiệp đƣợc hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. Tổ chức sản xuất nông nghiệp có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Nghiên cứu sự phát triển của các loại hình tổ chức chăn nuôi vịt biển là nghiên cứu sự phát triển của các hộ, các trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp trong chăn nuôi vịt biển, đánh giá xem loại hình tổ chức nào hình nào sản xuất hiệu quả, và sự phát triển của các loại hình tổ chức chăn nuôi vịt biển đã tƣơng xứng với tiềm năng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình tổ chức chăn nuôi vịt biển hợp lý, mang lại hiệu quả cao (Michael and Stephen, 2012; Lorenzo, 2011).
2.1.4.3. Đầu tư cho phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX
Quy trình sản xuất, chăn nuôi vịt biển bao gồm việc sử các đầu vào và quản lý quá trình chăn nuôi của các cơ sở sản xuất, nó bao gồm các hoạt động từ các khâu nhƣ công tác về giống; công tác cung ứng thức ăn chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai; hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; bảo quản và chế biến… Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình chăn nuôi vịt biển. Việc thực hiện các nội dung trên một cách đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng nhƣ đáp
ứng yêu cầu cho phát triển chăn nuôi vịt biển. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất mới nhƣ quy trình chăn nuôi vịt an toàn,… vừa góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra, vừa góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, sản lƣợng chăn nuôi, hạ giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt biển (Lê Đình Thắng và Nguyễn Thế Bình, 1994).
Phát triển chăn nuôi vịt biển đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng giao thông, nguồn nƣớc (giếng, hồ đập trữ nƣớc, …), hệ thống điện, hệ thống chuồng trại, hệ thống máy móc phục vụ chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi vịt biển. Tuy nhiên, nguồn lực cần có để đầu tƣ cơ sở hạ tầng là rất lớn nên việc đầu tƣ trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cƣ. Với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, nhƣng nhiều công trình chất lƣợng còn thấp, xuống cấp nhanh, chƣa đƣợc cải thiện nâng cấp kịp thời.
Đất đai: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tƣợng lao động trong chăn nuôi. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển chăn nuôi vịt biển, sự hình thành và phát triển của ngành và các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản sử dụng đất. Nhƣ vậy, đất đai không những là đầu vào quan trọng đối với phát triển chăn nuôi vịt biển mà còn đối với nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (Nguyễn Văn Song, 2009).
Lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong các hoạt động kinh tế nói chung và của quá trình phát triển chăn nuôi vịt biển nói riêng (Nguyễn Mậu Dũng, 2011). Do đó, việc phát triển chăn nuôi vịt biển với quy mô lớn, đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật.
Vốn: Vốn có vai trò quyết định trong quá trình phát triển chăn nuôi vịt biển. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi vịt biển. Là yếu tố quyết định đến mức đầu tƣ, quy mô trong chăn nuôi vịt biển. Trong chăn nuôi vịt biển,
nghiên cứu vấn đề vốn bao gồm: năng lực vốn, nguồn hình thành, hiệu quả của vốn đầu tƣ trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, nghiên cứu vốn trong chăn nuôi vịt biển cũng đề cập đến những khó khăn, vƣớng mắc trong tiếp cận vốn cho phát triển chăn nuôi vịt biển.
2.1.4.4. Phát triển khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX
Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX nói riêng. Trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện đó là: Quáy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống tốt có chất lƣợng cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phƣơng; Kỹ thuật xây dựng chuồng trại cho đàn vịt biển; Công nghệ và quy trình chế biến thức ăn cho vịt biển 15 - ĐX. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lƣợng sản xuất. Vì vậy, đầu tƣ khoa học kỹ thuật chính là phƣơng hƣớng đầu tƣ sớm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX, góp phần phát triển chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX theo chiều sâu.
Đánh giá việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc các cơ sở chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhƣ thế nào. Cùng với đó là đánh giá, tìm ra những bất cập, khó khăn khi tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX để đƣa ra các định hƣớng, kiến nghị sửa đổi các nội dung chƣa phù hợp và hỗ trợ hiệu quả hơn cho phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX trong tƣơng lai.
2.1.4.5. Phát triển các mối liên kết trong chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX
Xu hƣớng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các tổ chức của nông dân càng phổ biến ở trong và ngoài nƣớc. Các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp đã đạt đƣợc nhiều lợi ích hơn các hộ không tham gia. Thông thƣờng các đơn vị sản xuất có quy mô lớn có xu hƣớng liên kết chặt chẽ với các tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều ngang, chiều dọc. Xu hƣớng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cƣờng liên kết nhằm tăng tính ổn định, sản lƣợng,
chất lƣợng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện cụ thể của địa phƣơng và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm không cao, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao ... Vì vậy, tổ chức chăn nuôi vịt biển theo hƣớng liên kết là yếu tố cần thiết cho phát triển chăn nuôi vịt biển. “Khi tham gia liên kết các bên tham gia đem lại lợi ích cho nhau cũng nhƣ lợi ích của chính bản thân của mỗi tác nhân”. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học, …) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, vốn, cung ứng thức ăn chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ, …) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó góp phần cho phát triển chăn nuôi vịt biển. Đối với đối tƣợng hộ/trang trại (đối tƣợng quan trọng, chủ yếu trong chăn nuôi vịt biển) thì trong liên kết cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ chăn nuôi tổ chức thành từng nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã… để tạo điều kiện về vay vốn ƣu đãi đảm bảo cho nhu cầu đầu tƣ, tăng cƣờng công tác khuyến nông, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh và thiên tai … giúp cho hộ yên tâm sản xuất (Lê Đình Thắng và Nguyễn Thế Bình, 1994).
2.1.4.6. Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX
Nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh (năng suất, sản lƣợng, hiệu quả kinh tế,…) của các loại hình chăn nuôi vịt biển có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngành chăn nuôi vịt biển, đánh giá xem phƣơng thức chăn nuôi nào có hiệu quả để có giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện cơ cấu phƣơng thức chăn nuôi vịt biển, các hình thức tổ chức chăn nuôi vịt biển và hình thức tiêu thụ sản phẩm phù hợp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).