Các phƣơng thức chăn nuôi vịt biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 28 - 30)

Hiện nay ở nƣớc ta đang tồn tại 3 phƣơng thức chăn nuôi chủ yếu, đó là chăn nuôi trong nông hộ (chăn nuôi nhỏ, lẻ, thả rông), chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vƣờn, chạy đồng), chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung) (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002).

+ Chăn nuôi trong nông hộ: Đây là phƣơng thức chăn nuôi có từ lâu đời (căn cứ vào các địa chỉ khảo cổ học, nhiều nhà khoa học khẳng địng nghề nuôi gà ở nƣớc ta có tƣg cách đây khoảng 3.200 – 3.500 năm) và vẫn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn chăn nuôi. Đặc trƣng của phƣơng thức chăn nuôi này là sự đầu tƣ thấp, gà đƣợc nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn trong vƣờn là chính đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do moi trƣờng chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly của đàn vịt biển của các hộ gia đình cùng thôn, xóm, nên vật nuôi dễ mắc bệnh, dễ lây lan mối khi có dịch ỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt 50- 60%) và cuối cùng là hiệu quả kinh tế không cao.Tuy nhiên phƣơng thức chăn nuôi nàyl ại dễ thực hiện đối với hầu hết các hộ gia đình nông thôn phù hợp với các giống vịt biển địa phƣơng có thịt thơm ngon (Nguyễn Đức Trọng, 2012).

+ Chăn nuôi bán công nghiệp: Đay là phƣơng thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dƣỡng tiên tiến. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trƣng của phƣơng thức chăn nuôi này là quy mô đàn vịt biển không dừng lại ở một vài choc con mà 200-500 con, đàn vịt biển vừa thả, vừa nhốt và đƣợc bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao, thời gian rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ.ƣớc tính khoảng 5,1% số hộ nuôi theo phƣơng thức này với số lƣợng vịt biển sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 20-25% (Nguyễn Đức Trọng, 2012).

+ Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi vịt biển công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nƣớc ta từ năm 1974 khi nhà nƣớc có chủ trƣơng phát triển ngành kinh tế này. Mặc dù trƣớc đó vào cuối thập niên 1960 một số đàn gàcông nghiệp lần đầu tiên đã đƣợc nhập khẩu vào miền nam nhƣng vẫn chƣa hình thành một ngành chăn nuôi công nghiệp thực sự. Điểm đáng chú ý của ngành chăn nuôi vịt biển công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp nhà nƣớc và các công ty nƣớc ngoài chỉ tập trung đầu tƣ sản xuất con giống thƣơng phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mự nhập ở nƣớc ngoài, ít hoặc không chú ý đầu tƣ xâydựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ hoặc nuôi vịt biển thịt trứng thƣơng

phẩm. Việc chăn nuôi vịt biển công nghiệp thƣơng phẩm thịt trứng chủ yếu là các trang trại tƣ nhân và nông hộ đảm nhận. Các doanh nhiệp trong nƣớc và các trang trại tƣ nhân chiếm phần lơn thị phần gà giống lông mầủth vƣờn và các giống vịt ngan. Nhìn chung chăn nuôi vịt biển theo phƣơng thức công nghiệp ở nƣớc ta vân chƣa phát triển nhƣ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và chất lƣợng sản phẩm.Tỷ trọng hàng hoá sản xuất chăn nuôi công nghiệp vẫn thấp chỉ mới đạt khoảng 35-38% trong tổng sản phẩm vịt biển (Nguyễn Đức Trọng, 2012).

Bảng 2.1. So sánh đặc điểm cơ bản của các phƣơng thức chăn nuôi vịt

Nội dung Chăn nuôi vịt

chăn thả

Chăn nuôi vịt bán công nghiệp

Chăn nuôi vịt công nghiệp

Chuồng trại đơn giản Đầu tƣ ít Hiện đại

Hình thức chăn

nuôi Nuôi thả tự do Bán chăn thả Nuôi nhốt hoàn toàn

Thức ăn Tự kiếm Thức ăn công nghiệp

+ bổ sung Thức ăn công nghiệp

Thú y phòng bệnh Không Có Có

Con giống Vịt nội Vịt nhập nội Vịt nhập nội

Vốn đầu tƣ Không đáng kể Đầu tƣ ít Đầu tƣ cao

Sản phẩm tiêu thụ Không Dễ tiêu thụ Tùy theo thị trƣờng

Giai đoạn vịt con Tự kiếm ăn Nuôi úm Nuôi úm

Kỹ thuật áp dụng Không Có áp dụng quy

trình bán chăn thả

Có áp dụng quy trình chăn nuôi công nghiệp

Ấp trứng Ấp thủ công, ấp máy Ấp máy

Thời gian nuôi vịt thịt Từ 3,5 –4,5 tháng Từ 56-65 ngày Từ 49-56 ngày Trọng lƣợng lúc đủ tuổi giết thịt Từ 1,5-1,8 kg/con Từ 2,2 – 3,2 2,4-3,2

Tỷ lệ nuôi sống Thấp Cao Cao

Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam (2002)

+ Chăn nuôi vịt biển chạy đồng: Chăn nuôi vịt thả đồng là tập quán chăn nuôi truyền thống của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Phƣong thức chăn nuôi này không đòi hỏi sự đầu tƣ lớn về thức ăn và chuồng trại. Thức ăn của đàn vịt phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thực phẩm (lúa,

thuỷ sinh) sẵn có trên đồng ruộng hoặc kênh rạch. Mùa vụ nuôi lệ thuộc vào mùa thu hoạch lúa và mùa nƣớc nổi. Ngay sau mỗi vụ gặt, ngƣời dân thả vịt trên các cánh đồng để tận dụng nguồn thóc rơi vãi và chở vịt chạy đồng từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Cách chăn nuôi nuôi này có hiệu quả đối với dân nghèo vì đầu tƣ ít song lai là nguy cơ tiềm tàng giao rắc mầm bệnh trong phạm vi không gian rộng mỗi khi trong đàn có cá thể mang bệnh. Và hiện nay chăn nuôi vịt chạy đồng đang là mối đe doạ sự bùng phát dịch cúm vịt biển tại các địa phƣơng nếu nhƣ không có sự thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất này (Nguyễn Đức Trọng, 2012).

Các phƣơng thức chăn nuôi khá đa dạng về con giống và thức ăn sử dụng cho chăn nuôi cung nhƣ quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng đƣợc áp dụng. Qua bảng trên chúng tôi đƣa ra các phƣơng thức chăn nuôi và các mẫu hình chăn nuôi vịt áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Truyền thống của ngƣời nông dân Việt Nam nuôi vịt thƣờng theo mùa vụ để tận dụng đồng, nhƣ vậy sản phẩm sản xuất ra lại tập trung vào có thời điểm quá nhiều hoặc có thời điểm quá ít khi nhiều thì ngƣời sử dụng không hết, bán với giá rẻ nên hiệu quả sẽ không cao, khi hết vụ thì không có sản phẩm để sử dụng hoặc khi giá cao thì không có sản phẩm để bán (Nguyễn Đức Trọng, 2012).

Để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có đều quanh năm và không tập trung quá nhiều vào cùng một thời điểm, thì ngƣời chăn nuôi nên nuôi các đàn vịt ngan ở các mùa vụ khác nhau. Mặc dù nuôi trái vụ năng suất có giảm kể cả nuôi lấy trứng hoặc nuôi lấy thịt nhƣng tính hiệu quả kinh tế lại cao hơn đồng thời khi tiêu thụ sản phẩm ở thời điểm trái vụ rất dễ bán. Đối với vịt sinh sản ngƣời nông dân nuôi vịt ngan có thể khai thác từ 1 đến 4 năm đẻ. Tuy nhiên, ngƣời chăn nuôi phải biết dừng ở thời điểm nào thì sẽ có hiệu quả. Đối với vịt chuyên thịt cao sản khi cho vịt đẻ 2 năm thì ở năm đẻ thứ nhất cho vịt đẻ 40 - 42 tuần, đến năm đẻ thứ 2 chỉ cho vịt đẻ 30 tuần thì sẽ có hiệu quả. Đối với vịt chuyên trứng khi cho vịt đẻ 2 năm thì ở năm đẻ thứ nhất cho vịt đẻ 52 tuần, đến năm đẻ thứ 2 chỉ cho vịt đẻ 40 tuần. Vịt đẻ từ năm đẻ thứ 3 trở đi năng suất trứng và chất lƣợng trứng giảm rất nhiều nó sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Sau khi kết thúc năm đẻ thứ nhất tiến hành dập vịt cho vịt nghỉ đẻ từ 7 - 8 tuần thì mới tiến hành cho vịt đẻ năm đẻ thứ 2 (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 28 - 30)