Phát triển các mối liên kết trong chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX hƣớng thịt ở các vùng

4.1.5. Phát triển các mối liên kết trong chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX

Liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi vịt biển trong những năm qua trên địa bàn huyện Tiên Lãng gần nhƣ chƣa có. Các liên kết giữa các hộ nông dân với nhau rất lỏng lẻo, chủ yếu thể hiện qua hình thức nhƣ các hộ nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm nuôi với nhau chứ chƣa hình thành các tổ đội, hợp tác xã nuôi vịt để có thể hỗ trợ nhau về kỹ thuật nuôi, mua đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ.

Các cơ sở chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX có liên kết ngang với nhau chủ yếu là hỏi nhau về kinh nghiệm chăn nuôi; kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất. Hiện nay, hầu nhƣ các cơ sở chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX ở Tiên Lãng chƣa có liên kết nào với nhau để cùng nhau tiêu thụ sản phẩm, cùng nhau mua bán vật tƣ đầu vào,… hay bàn nhau để cùng chăn nuôi, cùng xuất bán để có thể thƣơng tháo với các thƣơng lái hay doanh nghiệp mua vịt hoặc cung cấp đầu vào. Hiện nay, thực tế có nhiều mô hình liên kết ngang để hỗ trợ nhau cùng phát triển trong chăn nuôi khá hiệu quả, do đó trong thời gian tới các có các chính sách hỗ trợ, truyên truyền ngƣời dân biết đƣợc các lợi ích từ hoạt động liên kết mang lại để có thể thành lập và nhân rộng các mô hình liên kết trong sản xuất và chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX ở Tiên Lãng.

Đồ thị 4.5. Tỷ lệ ngƣời chăn nuôi vịt biển tham gia hoạt động liên kết ngang

Qua khảo sát cho thấy khoảng 60% các hộ chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX có liên kết ngang với các cơ sở chăn nuôi khác về trao đổi thông tin và kỹ thuật chăn nuôi; khoảng 65% số hộ chăn nuôi có liên kết với các hộ khác trong việc trao đổi thông tin về dịch bệnh và chăm sóc phòng trừ dịch bệnh; khoảng 48% các hộ chăn nuôi có trao đổi thông tin về giá vịt xuất chuồng. Các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn hiện nay chƣa chặt chẽ, cấp độ liên kết còn thấp.

Liên kết dọc trong chăn nuôi vịt biển là phải tạo đƣợc động lực kéo mà cơ bản nhất là xây dựng đƣợc mối liên kết giữa ngƣời chăn nuôi vịt biển với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức (cả trong cung ứng vật tƣ đầu vào, chế biến, tiêu thụ đầu ra). Việc xây dựng mối liên kết dọc về thực chất là xây dựng đƣợc chuỗi giá trị vịt biển khép kín để có mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi, từ đó giảm bớt các tác nhân trung gian, dần dần xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, qua khảo sát các mối liên kết dọc trong phát triển chăn nuôi vịt biển ở Tiên Lãng hiện nay còn rất lỏng lẻo, chủ yếu mới chỉ có nhà khoa học tham gia vào hỗ trợ kỹ thuật, tƣ vấn thú y cho các hộ chăn nuôi. Nguyên nhân là vì, vịt biển 15 - ĐX là giống mới đƣợc đƣa ra sản xuất đại trà nên các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên vẫn đang có nhiều dự án, chƣơng trình để thực hiện chuyển giao, hỗ trợ kỹ thuật cho ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, mối liên kết, hỗ trợ này cũng chỉ tập trung vào các hộ chăn nuôi quy mô lớn, còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc. Cùng với đó là các mối liên kết giữa ngƣời chăn nuôi với các tác nhân khác hầu nhƣ không có. Hiện nay hầu nhƣ mới chỉ xuất hiện một số hộ nông dân chăn nuôi quy mô lớn có liên kết mua thức ăn cho vịt trả chậm với một số đại lý cung cấp vật tƣ trên địa bàn huyện. Cùng với đó, chỉ mới có gia đình ông Đoàn Văn Vƣơn đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc “thƣơng hiệu vịt biển Đoàn Văn Vƣơn”. Sản phẩm vịt biển của ông Vƣơn bƣớc đầu đã đƣợc tiếp thị và tiêu thụ ở một số khách sạn, nhà hàng lớn ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, và đƣa cả vào miền Nam, sau thời gian đầu đi tiếp thị đến nay các sản phẩm vịt biển của ông đã đƣợc thị trƣờng chấp nhận và đánh giá cao. Nguyên nhân, một phần là do sự nổi tiếng từ vụ án của ông Đoàn Văn Vƣơn, nhƣng chủ yếu là với kinh nghiệm chăn nuôi lâu lăm, tâm huyết với nghề nên quy trình chăm sóc vịt biển của ông Vƣơn cũng theo cách thức đặc biệt, giúp vật nuôi không những tăng trƣởng nhanh mà

còn đảm bảo sản phẩm sạch, thịt ngon, đƣợc đông đảo ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Tuy nhiên, việc liên kết này diễn ra tự phát, chƣa có sự quản lý của các cơ quan nhà nƣớc, sự liên kết còn lỏng lẻo. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phƣơng cần có các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ ngƣời chăn nuôi nâng cao kỹ thuật chăm sóc, áp dụng các quy trình kỹ thuật chăm sóc để nâng cao chất lƣợng sản phẩm vịt biển, cùng với đó là liên kết các hộ chăn nuôi thành các tổ, nhóm sản xuất, từ đó tiến tới xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)