Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt biển tại một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 42 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt biển tại một số địa phƣơng

a. Bà Rịa Vũng Tàu

Nhằm đa dạng hóa giống cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, dƣới tác động của điều kiện biến đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn đã ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong đó có nghề chăn nuôi. Để từng bƣớc giúp ngƣời chăn nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đa dạng hóa các mô hình sản xuất, đƣa những giống vịt mới vào sản xuất nông hộ, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân (Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018).

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai mô hình nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học trên địa bàn ven biển của tỉnh. Quy môlà 2.500 con vịt biển 01 ngày tuổi với tổng số hộ tham gia là 5 hộ, mỗi hộ 500con/mh, đƣợc phân bổ ở các xã Tân Phƣớc, huyện Tân Thành; xã An Ngãi, huyện Long Điền; xã Phƣớc Hội, huyện Đất Đỏ; xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc và Phƣờng Phƣớc Trung, thành phố Bà Rịa. Địa bàn triển khai mô hình đƣợc phối hợp với trạm, địa phƣơng các huyện, Thành Phốthuộc khu vực vùng chịu ảnh hƣởng xâm nhập mặn, nhiễm phèn của tỉnh. Các hộ tham gia mô hình phải đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, chuồng trại, phù hợp với quy trình kỹ thuật của mô hình, có kinh nghiệm và trình độ chăn nuôi vịt, đủ vốn đối ứng nhằm đảm bảo yêu cầu cơ bản trong quy trình chăn nuôi vịt biển.Khi tham gia mô hình bà con chăn nuôi đƣợc hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn.Ngoài ra bà con chăn nuôi vịt biển còn đƣợc cán bộ kỹ thuậthƣớng dẫn sử dụng thuốc thú y, men sinh học,cách tiêm phòng vắc-xin(Viêm gan, dịch tả, H5N1) và hƣớng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng vịt biển từ 01 ngày tuổi đến khi xuất bán (Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018).

Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, vịt biển thích nghi tốt với môi trƣờng nƣớc lợ, mặn, nhiễm phèn, tỷ lệ nuôi sống cao bình quân khoảng 95%. So với các giống vịt địa phƣơng cùng thời gian nuôi thì vịt biển tăng trọng nhanh hơn khoảng 10% trọng lƣợng, có thể tận dụng đƣợc các loại thức ăn địa phƣơng nhƣ cá lẹp, đầu tôm, đầu cá để giảm chi phí.Vịt biển có sức đề kháng

cao, ítxảy ra dịch bệnh nhất là bệnh E.Coli, bại huyết, tụ huyết trùng… Hiện tại qua 2 tháng nuôi trọng lƣợng trung bình khoảng 2,5 - 2,7 kg/con,với giá bán khoảng 42.000đồng/kg sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi thu lãi gần 09 triệu đồng. Có đựợc kết quả trên là nhờ sự tham gia và phối hợp nhiệt tình của bà con nông dân tham gia mô hình. Qua mô hình này, Trung tâm Khuyến nông khuyến cáo bà con khi chăn nuôi phải thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật nuôi,chủng ngừa vắc - xin cho vịt, theo dõi sát tình hình sinh trƣởng phát triển của đàn vịt và thƣờng xuyên báo cáo cho cán bộ trƣợc tiếp theo dõi để đƣợc tƣ vấn, hƣớng dẫn khi cần thiết (Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018).

Đây là mô hình đáp ứng đƣợc nhiều hộ dân ở vùng ven biển, nhiễm phèn, những khu vực bị xâm nhập mặn không nuôi trồng đƣợc bà con chúng ta nên chuyển đổi hƣớng chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Và đây là một trong những mô hình đa dạng hóa đối tƣợng vật nuôi, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Tuy nhiên mô hình vịt biển thị trƣờng tiêu thụ đầu ra vẫn còn khó khăn, chƣa tạo thành chuỗi liên kết giữa ngƣời chăn nuôi và nhà tiêu thụ sản phẩm nên ngƣời dân chăn nuôi chủ yếu bán cho thƣơng lái nhỏ lẻ (Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018).

b. Tỉnh Kiên Giang

Mô hình nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học đƣợc triển khai nuôi ở ấp Ngã Bát, xã Tây Yên A; ấp Rạch Rốc, xã Tây Yên và ấp Ba Biển, xã Nam Yên, huyện An Biên với 15 hộ nuôi, mỗi hộ nuôi 200 con. Tham gia mô hình này, nông dân đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 60% tiền con giống, 30% tiền thức ăn, phần còn lại nông dân tự đầu tƣ. Nhờ chọn con giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc nuôi dƣỡng đúng quy trình kỹ thuật và giữ gìn tốt vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt là khâu tiêm chủng đầy đủ nên đàn vịt nuôi theo hƣớng an toàn sinh học ở huyện An Biên đều phát triển tốt, không bị dịch bệnh, nuôi mau lớn và có khả năng cho lợi nhuận cao hơn so với bà con nuôi giống vịt ở địa phƣơng. Hiện nay, nuôi vịt biển phát triển tốt, qua gần 3 tháng nuôi, mỗi con vịt cân nặng gần 3 kg, với giá bán 45.000 đồng/kg nên có lãi nhiều hơn so với nuôi vịt giống địa phƣơng trƣớc đây. Kết quả ở một số hộ nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học ở huyện An Biên cho thấy, giống vịt này thích nghi tốt trong điều kiện chăn nuôi ở địa phƣơng, khả năng tăng trọng nhanh với môi trƣờng nƣớc mặn, nƣớc lợ. Vịt ở giai đoạn nhỏ hao hụt thấp, tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất bán

đạt trên 90%. Trung bình mỗi hộ nuôi theo mô hình này trong 3 tháng cho lợi nhuận hơn 5,3 triệu đồng. Nhận thấy nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều bà con ở địa phƣơng sẽ nuôi tiếp đợt hai để góp phần giải quyết lao động nông nhàn và tăng tu nhập kinh tế cho gia đình (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, 2017).

Trong điều kiện biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, việc chọn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện thực tế là rất cần thiết. Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc từ mô hình nuôi vịt biển thích nghi đƣợc với môi trƣờng nƣớc mặn, thời gian tới Trạm Khuyến nông huyện An Biên tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động để nhân rộng mô hình nuôi vịt biển ở địa phƣơng. Nuôi gia cầm nói chung và mô hình nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học là một phƣơng thức nuôi tiên tiến và là đối tƣợng nuôi mới, đòi hỏi bà con nông dân phải chọn xây chuồng phù hợp, chọn mua con giống tốt, chăm sóc nuôi dƣỡng đúng quy trình kỹ thuật. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nƣớc ngọt, nƣớc lợ khan hiếm vào mùa khô, thì việc nuôi vịt biển sẽ giúp cho bà con nông dân ở địa phƣơng có thêm nguồn thu nhập cho gia đình (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, 2017).

c. Tỉnh Sóc Trăng

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển. Mô hình đã mở ra cho ngƣời nông dân hƣớng chăn nuôi mới, với hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn sinh học. Mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng và kiêm dụng có kiểm soát tại các tỉnh Nam bộ” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova. Mô hình nuôi vịt biển thƣơng phẩm tiếp tục thực hiện tại huyện Mỹ Tú và Trần Đề với quy mô 8.000 con (800 con/hộ). Khi tham gia mô hình, bà con chăn nuôi đƣợc hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn. Ngoài ra, các hộ nuôi còn đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn sử dụng thuốc thú y, men sinh học, cách tiêm phòng vắc- xin (viêm gan, dịch tả, H5N1…) và hƣớng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng vịt biển đến khi xuất bán” (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, 2018).

Huyện Mỹ Tú là một trong những điểm thực hiện mô hình đƣợc đánh giá cao, nhờ chọn con giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc nuôi dƣỡng đúng quy trình kỹ thuật và giữ gìn tốt vệ sinh môi trƣờng. Đặc biệt là khâu tiêm chủng đầy đủ nên đàn vịt nuôi theo hƣớng an toàn sinh học ở các điểm thực hiện mô hình đều phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Vịt biển nuôi mau lớn và có khả năng cho lợi nhuận cao hơn so với nuôi giống vịt ở địa phƣơng. Vịt biển nuôi ở các hộ nông dân cho

phát triển tốt. Hơn 2 tháng nuôi, mỗi con vịt cân nặng trung bình 2,5kg, với giá bán 45.000 đồng/kg nên có lãi nhiều hơn so với nuôi vịt giống địa phƣơng. Theo đánh giá của ngƣời dân, giống vịt biển này dễ nuôi và có thể tận dụng nguồn thức ăn trong thiên nhiên. Khi vịt còn nhỏ đƣợc cho ăn thức ăn công nghiệp, giai đoạn vịt 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng có thể cho ăn lúa, cây chuối, cá.... (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, 2018).

Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, vịt biển thích nghi tốt với môi trƣờng nƣớc lợ, mặn, nhiễm phèn, tỷ lệ nuôi sống cao, bình quân khoảng 95%. So với các giống vịt địa phƣơng cùng thời gian nuôi thì vịt biển tăng trọng nhanh hơn khoảng 10% trọng lƣợng, có thể tận dụng đƣợc các loại thức ăn địa phƣơng nhƣ cá, ốc… để giảm chi phí. Ngoài ra, vịt biển có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh, nhất là bệnh bại huyết, tụ huyết trùng… Sau hơn 2 tháng nuôi, trọng lƣợng trung bình đạt khoảng 2,5 - 2,7kg/con. Trong điều kiện biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, việc chọn nuôi gia cầm nào phù hợp với điều kiện thực tế là rất cần thiết. Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc từ mô hình nuôi vịt biển thích nghi với điều kiện môi trƣờng ở địa phƣơng, thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động để bà con nhân rộng mô hình nuôi vịt biển, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo ở địa phƣơng. Vịt biển là giống thủy cầm có giá trị kinh tế cao, sinh trƣởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi đƣợc ở nhiều môi trƣờng từ nƣớc ngọt, nƣớc lợ đến nƣớc mặn nên có thể nuôi tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Thành công của việc thử nghiệm mô hình nuôi vịt biển đã giới thiệu đƣợc đối tƣợng nuôi mới vào ngành chăn nuôi của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và tạo sinh kế ổn định cho các hộ nông dân (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, 2018).

Mô hình nuôi vịt biển thƣơng phẩm theo hƣớng an toàn sinh học là một phƣơng thức nuôi tiên tiến. Đây là đối tƣợng nuôi mới, đòi hỏi bà con nông dân phải xây chuồng phù hợp, chọn mua con giống tốt, chăm sóc nuôi dƣỡng đúng quy trình kỹ thuật. Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển khi nguồn nƣớc ngọt, nƣớc lợ khan hiếm vào mùa khô, thì việc nuôi vịt biển sẽ giúp cho bà con nông dân ở địa phƣơng có thêm nguồn thu nhập cho gia đình (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, 2018).

d. Tỉnh Thái Bình

Mô hình chăn nuôi vịt biển năm 2018 vừa đƣợc Trung tâm Khuyến nông nghiệm thu với nhiều kết quả khả quan, mở ra hƣớng đi mới trong phát triển kinh tế cho ngƣời dân khu vực ven biển. Sau hơn 2 tháng nuôi đàn vịt biển 15 - ĐX do

mô hình hỗ trợ theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Qua quá trình chăn nuôi, giống vịt mới này rất dễ nuôi, có sức đề kháng cao hơn các giống vịt tại địa phƣơng, tỷ lệ hao hụt thấp. Vịt tăng trọng nhanh, chất lƣợng thịt thơm ngon, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Gia đình tôi đƣợc hỗ trợ 415 con vịt giống, 30% chi phí mua thức ăn và thuốc thú y; sau khi trừ mọi chi phí cho thu lãi 17 triệu đồng (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, 2018).

Năm 2018 là năm thứ 2 Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện mô hình chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX, nằm trong dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi giống vịt biển 15 - ĐX cho các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung”. Mô hình đƣợc triển khai tại 3 xã: Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên của huyện Tiền Hải với quy mô 7.500 con vịt biển 15 - ĐX ở 18 hộ. Mô hình đƣợc hỗ trợ toàn bộ vịt giống, 30% thức ăn và thuốc thú y; đặc biệt, tham gia mô hình, các hộ còn đƣợc cán bộ hƣớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học. Kết quả mô hình cho thấy, đàn vịt khỏe mạnh, ít bị bệnh; tỷ lệ nuôi sống cao (95,83%); tăng trọng nhanh, trọng lƣợng đạt 2,87kg lúc 10 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn thấp (2,49kg thức ăn/1kg trọng lƣợng), thích hợp với nuôi công nghiệp hoàn toàn. Đặc biệt là giống vịt có khả năng tự kiếm mồi rất tốt ở cả nƣớc mặn và nƣớc lợ (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, 2018).

Qua thực tế cho thấy giống vịt này có năng suất và chất lƣợng tốt, thích nghi với điều kiện chăn nuôi vùng nƣớc mặn, lợ. Vịt có khả năng thích nghi và sản xuất tốt trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nƣớc ta, có thể sử dụng thức ăn là các phụ phẩm nông nghiệp, thích hợp phƣơng thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, tận dụng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 2 năm triển khai mô hình tại Thái Bình cho thấy, giống vịt biển 15 - ĐX thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi tại vùng nƣớc mặn, lợ và tập quán chăn nuôi của nông dân địa phƣơng. Tuy nhiên, đây là giống vịt mới, ngƣời tiêu dùng chƣa biết đến nhiều nên để mở rộng mô hình trong thời gian tới cần có các hoạt động quảng bá tới ngƣời tiêu dùng đồng thời mở rộng quy mô sản xuất theo hƣớng liên kết chuỗi giá trị (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, 2018).

Ở Thái Bình, vịt là đối tƣợng nuôi chủ yếu phát triển ở những khu vực có ao, hồ, hay chăn thả trên những cánh đồng lúa sau thu hoạch. Từ thành công của mô hình nuôi vịt biển 15 - ĐX cho thấy, đây là đối tƣợng nuôi mới có thể thay thế nuôi trồng thủy sản không hiệu quả do dịch bệnh hiện nay, góp phần tạo việc

làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân vùng biển; thay đổi tập quán chăn nuôi từ nhỏ lẻ, thời vụ sang nuôi công nghiệp hoàn toàn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời tạo ra sản phẩm với số lƣợng lớn, chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Trong tƣơng lai, khi tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, giống vịt này đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành đối tƣợng vật nuôi giúp ngƣời dân có kế sinh nhai và phát triển kinh tế ổn định (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)