Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 51 - 57)

3.1.2.1. Tình hình biến động và sử dụng đất đai

Huyện Tiên Lãng có diện tích đất tự nhiên là 19335,9ha đƣợc chia thành các loại đất khác nhau nhƣ: đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất xám,... Đất đai của huyện có bề mặt lồi lõm, gò bãi xen với đầm lạch và đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng từ Đại Thắng, Tiên Cƣờng đến Tiên Tiến đƣợc hình thành khá sớm bằng phẳng và màu mỡ, chiếm khoảng 12% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

- Vùng từ Quyết Tiến, Khởi Nghĩa, Tiên Thắng đến Tiên Minh, đây là vùng phù sa bồi đắp không đều, có nhiều đầm, ao, hồ, chiếm khoảng 52% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Vùng này thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Vùng từ Bắc Hƣng, Nam Hƣng đến Vinh Quang có địa hình bằng phẳng, nhiều chua mặn, chiến khoảng 36% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng gần biển và cũng bao gồm các xã nghiên cứu của đề tài.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lãng năm 2018

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 19335,90 100,00

- Diện tích đất nông nghiệp 10273,54 53,13

- Diện tích đất lâm nghiệp 904,14 4,68

- Diện tích đất phi nông nghiệp 7836,49 40,53

- Diện tích đất chƣa sử dụng 321,73 1,66

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lãng (2019)

Phần lớn đất tự nhiên của huyện là đất nông nghiệp chiểm hơn 53% diện tích đất tự nhiên của huyện; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm hơn 40% diện tích đất tự nhiên của huyện; còn lại là diện tích đất lâm nghiệp và diện tích đất chƣa sử dụng. Diện tích đất chƣa sử dụng của huyện là hơn 320ha, chiếm hơn 1% tổng diện tích đất của huyện. Diện tích đất nông nghiệp của huyện hiện nay còn nhiều vũng đất bị chua mặn, mặn xâm nhập, cộng thêm địa hình bằng phẳng, vì thế diện tích đất trồng trọt bị giảm đi, làm lợi thế cho phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi thủy cẩm.

3.1.2.2. Tình hình biến động dân số và lao động

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 -2018 Chỉ tiêu

Năm 2016 2017 2018 So sánh (%)

SL CC SL CC SL CC

16/15 17/16 BQ

(Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%)

1.Tổng dân số 164866 100 167357 100 169058 100 101,51 101,02 101,26 - Nam 83139 50,43 84965 50,77 86146 50,96 102,20 101,39 101,79 - Nữ 81727 49,57 82392 49,23 82912 49,04 100,81 100,63 100,72 2. Tổng số hộ 39746 40984 41537 103,11 101,35 102,23 3. Tổng số lao động 88566 53,72 90290 53,95 91605 54,19 101,95 101,46 101,70 4. Số nhân khẩu một hộ 4,15 4,08 4,07 98,44 99,67 99,06 5. Số lao động một hộ 2,23 2,20 2,21 98,87 100,11 99,48

Huyện Tiên Lãng đến năm 2018 có hơn 169 nghìn ngƣời, tăng hơn 4 nghìn ngƣời so với năm 2016; tăng trung bình 1,26%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Dân cƣ phân bố không đều, mật độ dân cƣ tập trung cao ở thị trấn Tiên Lãng, xã Bắc Hƣng, Nam Hƣng, Tiên Cƣờng, Khởi Nghĩa, Bạch Đằng, Quang Phục với mật độ dân cƣ tren 1000 ngƣời/km2. Hiện nay dân số nông thôn của huyện Tiên Lãng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, dân số thành thị chiếm một lƣợng nhỏ, tập trung chủ yếu ở thị trấn Tiên Lãng. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng là dân cƣ đang có xu hƣớng già hóa, dân số có trình độ có xu hƣớng chuyển dịch sang các quận nội thành và đi làm việc ở nơi khác.

Tổng số lao động của huyện năm 2016 là gần 40 nghìn lao động, và tăng lên hơn 41,5 nghìn lao động năm 2018 (tăng trung bình 2,23%/năm). Số nhân khẩu trung bình một hộ có xu hƣớng giảm xuống, bình quân một hộ có 4,15 nhân khẩu năm 2016, xuống còn 4,07 ngƣời bình quân một hộ; đây là xu hƣớng tất yếu vì đa phần ngƣời dân có xu hƣớng tách hộ và nhiều thế hệ ít sống chung với nhau. Số lao động bình quân một hộ trong giai đoạn 2016 – 2018 có xu hƣớng khá ổn định (khoảng 2,2 lao động một hộ). Hiện nay, lao động ở huyện Tiên Lãng chủ yếu là lao động nông thôn, chƣa qua đào tạo nhƣng đa số lao động là những ngƣời có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi thủy cầm nói riêng.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8971 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm trƣớc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 41,73 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại dịch vụ tƣơng ứng 35% - 26,6% và 38,4%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản là 3.136 tỷ đồng. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng 15,3%. Huyện thực hiện tốt chủ đề năm Tăng cƣờng quản lý thu, chi ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nông thôn mới. Thu cân đối ngân sách địa phƣơng tăng 15,8%. Toàn huyện hoàn thành bình quân 17,27 tiêu chí nông thôn mới. Văn hóa xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, vận động nhân dân đƣợc triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo chƣơng trình, kế hoạch đề ra.

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 -2018*

ĐVT: tỷ đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL (tỷ đ) CC (%) SL (tỷ đ) CC (%) SL (tỷ đ) CC (%) 2017/2016 2018/2017 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 38064,32 100,00 44324,42 100,00 48583,13 100,00 116,45 109,61 112,98

- Ngành Nông nghiệp – Thủy sản 1204,50 3,16 1211,80 2,73 1275,30 2,62 100,61 105,24 102,90

- Ngành Công nghiệp, xây dựng 30189,52 79,31 35280,52 79,60 38488,53 79,22 116,86 109,09 112,91

- Ngành Dịch vụ 6670,30 17,52 7832,10 17,67 8819,30 18,15 117,42 112,60 114,99

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lãng (2019)

Trong những năm qua, huyện tập trung chỉ đạo các ngành định hƣớng, hƣớng dẫn nhân dân tập trung sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa trên

cơ sở thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng. Đồng thời, xây dựng,

triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng liên kết chuỗi giá trị, đề cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, giảm dần diện tích cấy lúa sang trồng cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi, thủy sản theo hƣớng hàng hóa; triển khai quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2025- 2030. Cùng với đó, huyện tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Lật Dƣơng; quy hoạch đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhƣ vùng sản xuất khoai tây 200 ha ở các xã Tiên Cƣờng, Tự Cƣờng, Quyết Tiến, thị trấn...; vùng cây công nghiệp 1.400 ha ở các xã Kiến Thiết, Cấp Tiến, Đoàn Lập, Vinh Quang...; vùng sản xuất lúa đặc sản 500 ha ở 3 xã đƣờng 10 (Tiên Cƣờng, Tự Cƣờng, Đại Thắng); vùng chuyên canh dƣa hấu ở Tiên Cƣờng, Tự Cƣờng; vùng chăn nuôi tập trung ở các xã Khởi Nghĩa, Cấp Tiến, Kiến Thiết...; vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.760 ha ở các xã phía nam huyện. Huyện phối hợp các sở, ngành thành phố rà soát, đề xuất quy hoạch 1 khu nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020- 2025, với diện tích 140 ha tại Đông Hƣng- Tây Hƣng, 8 vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017- 2020, diện tích 150 ha tại xã Quang Phục; vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020- 2025 diện tích 400 ha tại xã Vinh Quang, Hùng Thắng, Toàn Thắng; vùng nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2026- 2030, diện tích 550 ha tại Tiên Hƣng và Vinh Quang... Thực hiện khâu đột phá trên, đến hết năm 2017, toàn huyện có 5.000 ha diện tích cây trồng cho giá trị kinh tế cao từ 100 triệu đồng/ha/ năm trở lên.

Cùng với đó, trong gần 3 năm qua, huyện chuẩn bị chu đáo việc thu hút đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai các chính sách ƣu đãi để thu hút, mời gọi các nguồn đầu tƣ về địa phƣơng. UBND huyện tập trung các nhóm giải pháp để giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tƣ, nhƣ: đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn, tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đến nay, huyện cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, tích cực thu hút đầu tƣ cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng; quy hoạch xong các khu, cụm công

nghiệp nhƣ cụm công nghiệp Tiên Cƣờng và Thị tứ Hòa Bình; cụm công nghiệp Quang Phục; khu công nghiệp Tiên Thanh; khu công nghiệp Vinh Quang…

3.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng

Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong thời Gian qua, huyện đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện triển khai thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 6 dự án. Trong đó, sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn qua địa bàn và là địa phƣơng đầu tiên của thành phố hoàn thành, bàn giao đơn vị thi công, đƣợc thành phố ghi nhận, đánh giá cao; dự án xây dựng cầu Đăng, cầu Hàn; cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng 25 đoạn từ tỉnh lộ 354 đến quốc lộ 10; đang tập trung cao công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đƣờng bộ ven biển; dự án xây dựng Trƣờng mầm non thị trấn Tiên Lãng cơ sở 2. Tổng số hộ thuộc diện thu hồi 1.908 hộ, với tổng diện tích đất thu hồi 129,76 ha, trong đó có 112 ha đất nông nghiệp. Đến nay, cơ bản chi trả xong tiền đền bù giải phóng mặt bằng đúng quy định đối với các hộ dân có đất nông nghiệp, bảo đảm ổn định, đáp ứng nhu cầu, tạo sự phấn khởi trong nhân dân.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cùng với việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tƣ vào địa bàn, huyện tập trung cao công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ các khu, cụm công nghiệp. Từ năm 2015 đến 2017, toàn huyện có gần 6.400 ngƣời đƣợc đào tạo nghề, trong đó, lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề thông qua Đề án 1956 của Chính phủ hơn 1.000 ngƣời; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cuối năm 2017 đạt 50%. Từ hoạt động tạo việc làm, nâng cao tay nghề ngƣời lao động, góp phần tăng thu nhập ngƣời dân, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2017 xuống còn 3,51%; hộ cận nghèo giảm còn 4,33%.

Hệ thống bưu chính viễn thông: Hằng năm huyện có các chính sách nâng cấp từng bƣớc và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc yêu cầu của các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, đảm bảo thông tin kịp thời về kinh tế, văn hóa cũng nhƣ việc tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới ngƣời dân ở khắp các vùng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)