Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 81 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX hƣớng thịt ở các vùng

4.1.6. Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

a. Chi phí sản xuất

Đầu tƣ chi phí cho chăn nuôi vịt biển của các cơ sở chăn nuôi là một chi tiêu rất quan trọng nó ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế, thu nhập và nó ảnh hƣởng trực tiếp đến phƣơng hƣớng sản xuất, cách thức sản xuất, đầu tƣ mở rộng sản xuất của hộ nông dân. Nếu sản xuất có hiệu quả cao thì hộ sẵn sàng đầu tƣ mở rộng sản xuất, ngƣợc lại nếu sản xuất thua lỗ hộ sẽ tìm mọi cách hạ chi phí sản xuất, hoặc thu hẹp sản xuất để giảm bớt thua lỗ. Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau đã lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, chuồng trại, công tác thú y,…) khác nhau và đạt đƣợc kết quả, hiệu quả trong chăn nuôi vịt biển cũng khác nhau.

Qua khảo sát, đối với các hộ chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX để lấy thịt thì chi phi phí sản xuất bình quân là hơn 3,9 triệu đồng cho 100kg thịt vịt hơi trong đó chi phí lớn nhất là chi phí thức ăn cho vịt với chi phí bình quân là hơn 2,3 triệu đồng; tiếp đến là các chi phí phân bổ cho sản xuất bao gồm các chi phí nhƣ khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi với hơn 600 nghìn đồng; tiếp đến là chi phí giống vịt (hơn 430 nghìn đồng); các chi phí khác (điện, vận chuyển,…) là hơn 360 nghìn đồng. Công lao động để tạo ra 100 kg thịt vịt hơi là khoảng 17 công. Chi phí sản xuất của các hộ nông dân sử dụng phƣơng thức chăn nuôi khác nhau là khác nhau khá lớn. Trong đó chi phí sản xuất bình quân của các hộ chăn nuôi theo hƣớng tận dụng là thấp nhất (khoảng hơn 3,1 triệu đồng); tiếp đến là các hộ sản xuất bán công nghiệp (hơn 3,6 triệu đồng); cao nhất là các hộ chăn nuôi vịt theo hƣớng công nghiệp (hơn 4,0 triệu đồng). Nhƣng công lao động để sản xuất ra 100 kg thịt vịt hơi của các hộ chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp là

thấp nhất (hơn 14 công); nhóm hộ chăn nuôi tận dụng là lớn nhất (hơn 30 công) (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Chi phí sản xuất vịt biển 15 - ĐX của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng

(Tính bình quân 100 kg thịt vịt hơi)

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Tận dụng Bán công nghiệp Công nghiệp Tính chung

Giống 444,44 436,10 427,50 430,68 Thức ăn 1624,44 2129,27 2478,91 2337,15 Phòng trừ dịch bệnh 185,19 160,98 132,81 143,01 Chi phí phân bổ 565,93 572,68 667,19 638,47 Chi khác 329,63 350,73 370,31 362,90 Công lao động 30,37 20,49 14,61 17,10 Tổng chi phí 3149,63 3649,76 4076,72 3912,22

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Nguyên ngân chủ yếu là do hộ chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc khá nhiều thời gian, nhất là thời gian cho vịt ăn; các hộ chăn nuôi theo hƣớng tận dụng sẽ tốn nhiều công lao động hơn, nhất là thời gian phối trộn thức ăn, tìm kiếm thức ăn cho vịt ăn. Tóm lại, giữa các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau thì có mức đầu tƣ chi phí cho chăn nuôi vịt biển khác nhau nhƣng về cơ cấu chi phí thì giống nhau, chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí thức ăn sau đó là chi phí về phân bổ, chi phí giống, và các loại chi khác.

b. Tiêu thụ sản phẩm

Đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay nói chung và vịt biển 15 - ĐX nói riêng thì vấn đề tiêu thụ luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất của các hộ. Sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt thì sẽ thúc đẩy đƣợc việc phát triển sản xuất. Qua nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân chăn nuôi vịt biển vùng ven biển huyện Tiên Lãng còn rất cơ bản, tỷ lệ sản phẩm bán qua các kênh liên kết, có ký hợp đồng tiêu thụ, bán cho các doanh nghiệp là rất thấp, chủ yếu các sản phẩm đều đƣợc tiêu thụ tƣơi sống qua các thƣơng lái đem đi tiêu thụ ở nơi khác, mang ra chợ bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng hoặc các hộ nông dân khác trong vùng.

Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Bán cho nhà hàng, khách sạn 2 2,47

Bán cho thƣơng lái 67 82,72

Mang ra chợ bán 69 85,19

Bán cho ngƣời tiêu dùng tại nhà 31 38,27

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Ghi chú: một hộ có thể có nhiều hình thức bán sản phẩm

Hiện nay, qua khảo sát đa phần các hộ nông dân ở huyện Tiên Lãng chủ yếu bán cho tác nhân là thƣơng lái, và mang trực tiếp ra chợ bán (khoảng hơn 83% hộ chăn nuôi vịt biển). Tỷ lệ hộ bán thịt qua các hình thức liên kết, bán cho nhà hàng, khách sạn là rất ít (khoảng 2,5% số hộ chăn nuôi vịt biển). Trong số đó điển hình là hộ của ông Đoàn Văn Vƣơn đã đƣa đƣợc sản phẩm vịt biển đến nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.

Hiện nay, đa phần các hộ nông dân đều tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tự do, bán cho thƣơng lái, hoặc mang ra chợ tiêu thụ nên việc hình thành các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm còn rất lỏng lẻo, nên có nhiều thời điểm việc tiêu thụ sản phẩm vịt biển của các hộ chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.17. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Giá bán thấp 7 8,64

Nhiều lúc không bán đƣợc sản phẩm 19 23,46

Tƣ thƣơng ép giá 39 48,15

Giá lên xuống thất thƣờng 45 55,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Giá cả luôn là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến việc tiêu thụ của các hộ sản xuất. Trong những năm qua giá cả sản phẩm đang bấp bênh, chƣa ổn định dẫn tới việc định hƣớng phát triển sản xuất của các hộ bị thay đổi. Nguyên nhân chính các hộ chăn nuôi vịt biển ở đây chƣa lập đƣợc các hiệp hội, tổ nhóm để cùng nhau tiêu

thụ sản phẩm, các hộ đang tiêu thụ riêng lẻ chính vì vậy đang bị tƣ thƣơng ép giá nhiều, đặc biệt vào thời điểm có nhiều sản phẩm cạnh tranh, và thời điểm nhiều hộ chăn nuôi cùng phá đàn vịt để tiêu thụ.

Mặt khác các hộ lại phụ thuộc vào thƣơng lái nhiều, chƣa xây dựng đƣợc kênh tiêu thụ ổn định. Chính vì vậy, lƣợng tiêu thụ cũng nhƣ giá cả đang chƣa ổn định. Qua khảo sát, gần 50% số hộ cho rằng giá sản phẩm vịt biển lên xuống thất thƣờng; khoảng 48% số hộ chăn nuôi vịt lấy thịt cho rằng giá bị tƣ thƣơng ép giá; bên cạnh đó còn một số hộ cho rằng nhiều lúc không bán đƣợc sản phẩm và giá bán sản phẩm nhiều khi còn thấp. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã đƣợc xây dựng thƣơng hiệu và đảm bảo chất lƣợng nhƣ vịt biển của ông Đoàn Văn Vƣơn thì giá bán sản phẩm thƣờng cao gấp đôi so với giá thị trƣờng, và lúc nào cũng tiêu thụ đƣợc hết. Nhƣ vậy, nếu có thể xây dựng đƣợc các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng đƣợc thƣơng hiệu sản phẩm, cung cấp ra thị trƣờng sản phẩm đảm bảo chất lƣợng thì sẽ giúp cho ngƣời nông dân đảm bảo đƣợc đầu ra cho sản phẩm và giá bán sản phẩm sẽ luôn ổn định ở mức cao.

c. Kết quả và hiệu quả kinh tế

Các hộ nông dân với các hình thức chăn nuôi khác nhau sẽ có kết quả và hiệu quả sản xuất khác nhau. Đối với hình thức này có thể kết quả sản xuất tạo ra cao hơn hình thức khác nhƣng hiệu quả tạo ra từ một đồng chi phí bỏ ra, hay một công lao động bỏ ra lại thấp hơn hình thức khác. Việc đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế để giúp các hộ nông dân và các nhà quản lý có các tƣ vấn, định hƣớng để lựa chọn phƣơng thức chăn nuôi sao cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện của hộ và địa phƣơng.

Qua khảo sát, giá bán bình quân 1 kg vịt hơi là khoảng 53 nghìn, trong đó giá bán của các hộ nuôi công nghiệp cao hơn một chút so với các hộ chăn nuôi khác. Nguyên nhân là các hộ chăn nuôi công nghiệp thƣờng cho vịt cho mẫu mã đẹp hơn, khối lƣợng 1 con vịt lớn hơn,… Tuy nhiên giá trị giá tăng tạo ra bình quân từ 100kg vịt hơn của nhóm hộ chăn nuôi tận dụng là lớn nhất với hơn 2,6 triệu đồng; tiếp đến nhóm hộ chăn nuôi bán công nghiệp với giá trị gia tăng tạo ra từ 100kg vịt hơi là hơn 2,2 triệu đồng, thấp nhất là các hộ nuôi công nghiệp với giá trị gia tăng tạo ra là hơn 1,9 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí cho thức ăn của nhóm hộ nuôi công nghiệp cao hơn rất nhiều so với hai hình thức nuôi còn lại. Thu nhập hỗn hợp từ 100kg vịt hơi của hình thức nuôi tận dung

cũng cao nhất với khoảng 2,1 triệu đồng; thấp nhất là hình thức nuôi công nghiệp với thu nhập hỗn hợp đạt gần 1,3 triệu đồng. Cùng với đó thì các chỉ tiêu hiệu quả nhƣ giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí trung gian, giá trị gia tăng tạo ra trên một đồng chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp tạo ra trên một đồng chi phí trung gian của các hộ chăn nuôi theo phƣơng thức tận dụng vẫn là cao nhất với các số lần lƣợt là 2,03; 1, 03; và 0,81; thấp nhất vẫn là các hộ chăn nuôi vịt biển theo hình thức công nghiệp.

Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng

(Tính bình quân 100kg thịt vịt hơi)

Chỉ tiêu ĐVT dụng Tận Bán công nghiệp nghiệp Công Tính

chung

1. Một số chỉ tiêu kết quả

- Giá trị sản xuất (GO) nghìn đồng 5244,44 5331,71 5357,81 5343,562

- Chi phí trung gian (IC) nghìn đồng 2583,70 3077,07 3409,53 3273,75

- Giá trị gia tăng (VA) nghìn đồng 2660,74 2254,63 1948,28 2069,81

- Thu nhập hỗn hợp (MI) nghìn đồng 2094,81 1681,95 1281,09 1431,34

- Công lao động (LĐ) công 30,37 20,49 14,61 17,10

2. Một số chỉ tiêu hiệu quả

- GO/IC lần 2,03 1,73 1,57 1,63 - VA/IC lần 1,03 0,73 0,57 0,63 - MI/IC lần 0,81 0,55 0,38 0,44 - GO/LĐ Nghìn đồng/công 172,68 260,24 366,74 312,56 - VA/LĐ Nghìn đồng/công 87,61 110,05 133,36 121,07 - MI/LĐ Nghìn đồng/công 68,98 82,10 87,69 83,72

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Nếu tính ra kết quả và hiệu quả đầu tƣ chăn nuôi trên chi phí bỏ ra thì hình thức chăn nuôi tận dụng hiệu quả hơn khá nhiều so với chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét trên phƣơng diện hiệu quả trên 1 công lao động bỏ ra thì hình thức chăn nuôi vịt biển công nghiệp cao hơn các hình thức còn lại. Bình quân 1 công lao động từ hình thức chăn nuôi vịt biển công nghiệp tạo gần 370 nghìn đồng giá trị sản uất, tạo ra khoảng 130 nghìn đồng giá

trị gia tăng và gần 90 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp; đối với hình thức chăn nuôi bán công nghiệp thì các chỉ tiêu lần lƣợt là 260 nghìn đồng, 110 nghìn đồng, 82 nghìn đồng; đối với hình thức chăn nuôi tận dụng thì các chỉ tiêu lần lƣợt là 172 nghìn đồng, 87 nghìn đồng và gần 69 nghìn đồng. Cùng với đó nếu tính giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp thu đƣợc bình quân một hộ thì các hộ chăn nuôi công nghiệp cũng cao hơn khá nhiều so với các hộ chăn nuôi tận dụng. Đây đƣợc gọi là hiệu quả quy mô vì quy mô chăn nuôi công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn, ít sử dụng lao động; còn đối với hình thức chăn nuôi tận dụng sẽ phù hợp với các hộ mới chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ, lấy ngắn nuôi dài, nuôi để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao thu nhập, sau đó để phát triển quy mô chăn nuôi và phù hợp với các hộ có điều kiện về lao động.

4.1.7. Đánh giá chung về chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX

4.1.7.1. Thuận lợi

- Vịt biển 15 – ĐX là giống có khả năng sống tốt trong điều kiện nƣớc biển, nƣớc lợ, kháng bệnh tốt và sinh trƣởng, phát triển khá tốt tại các vùng ven biển của Việt Nam. Vịt biển 15 – ĐX có đặc tính sinh trƣởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi đƣợc ở môi trƣờng nƣớc ngọt , lợ, mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông , cửa biển và bãi biển . Chăn nuôi loài vịt không cần nhiều vốn đầu tƣ, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dƣỡng chất , khả năng tự săn mồi rất tốt . Đây là giống mới , có thể lựa chọn đƣa vào cơ cấu vật nuôi của thành phố nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu , giúp bà con đa dạng hóa đối tƣợng nuôi và phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Vịt biển 15 – ĐX là giống vật nuôi ngắn ngày, chỉ từ 2 – 3 tháng có thể xuất chuồng (đối với vịt thịt) nên khi thấy hiệu quả kinh tế cao thì ngƣời dân tái đàn, phát triển đàn rất nhanh. Phƣơng thức chăn nuôi tận dụng (sử dụng chủ yếu là các nguồn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp hoặc do vịt biển tự kiếm đƣợc); phƣơng thức chăn nuôi bán công nghiệp (các hộ chăn nuôi kết hợp sử dụng các nguồn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn vịt tự kiếm đƣợc với các loại thức ăn hỗn hợp (cám công nghiệp); phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp (các hộ chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho vịt).

4.1.7.2. Khó khăn

Phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp, phƣơng thức này đòi hỏi việc đầu tƣ chuồng trại, cơ sở vật chất khá cao. Trong những năm qua, đã dần có sự chuyển dịch từ chăn nuôi tận dụng sang bán công nghiệp, từ bán công nghiệp sang công nghiệp.

Sự phát triển của các loại hình tổ chức sản xuất này chƣa đa dạng, chủ yếu vẫn là hộ nông dân, loại hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX vẫn có số lƣợng rất nhỏ

Hiện nay, trên địa bàn huyện các hộ chăn nuôi vịt biển gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay không thế chấp theo Nghị định số 55 của Chính phủ, chủ yếu nguồn vốn của họ đều vay từ ngƣời thân, bạn bè hoặc hàng xóm.

Lao động tham gia vào chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX đa phần là ngƣời già, phụ nữ nên trình độ của lao động thƣờng không cao. Nếu kỹ thuật chăn nuôi vịt biển không bảo đảm sẽ rất dễ làm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi lớn, nhất là trong thời gian vịt còn nhỏ, cùng với đó là làm cho tỷ lệ tiêu tốn trên 1kg tăng trọng lớn, từ đó sẽ làm hiệu suất chăn nuôi giảm và nhƣ vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giảm, bởi vậy để phát triển chăn nuôi vịt biển cần nâng cao trình độ, hiểu biết của ngƣời chăn nuôi, đặc biệt là hƣớng dẫn kỹ thuật quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho ngƣời chăn nuôi vịt biển, để họ nắm bắt đƣợc quy trình kỹ thuật chăn nuôi và áp dụng và quá trình chăn nuôi một cách linh hoạt và chủ động.

Giống đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng, muốn nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất thì việc đầu tiên là phải có giống vịt biển tốt, đảm bảo chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)