Yếu tố thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 95)

a. Thị trường đầu vào

Giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn khoảng từ 8-12% so với giá thức ăn chăn nuôi của các nƣớc khác trong khu vực. Sự tăng giá của sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong những năm vừa qua đƣợc đánh giá là do khoảng 20-30% các nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập từ nƣớc ngoài. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao sẽ làm cho giá thành sản xuất của ngƣời chăn nuôi vịt biển bị đẩy lên cao, vì qua khảo sát khoảng 60% chi phí sản xuất vịt thịt (tính bình quân 100 kg thịt vịt hơi). Do vậy, giá thức ăn cho vịt tăng cao sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao, làm cho hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi giảm xuống. Tuy nhiên, đối với thức ăn công nghiệp thì đa phần ngƣời chăn nuôi là ngƣời chấp nhận giá nên ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả kinh tế và tái đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất của hộ.

Đối với thị trƣờng thuốc thú y, thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp thì đa phần ngƣời nông dân đều cho rằng không có khó khăn gì ảnh hƣởng đến quá trình chăn nuôi, bởi vì đối với giá thuốc thú y thì các hộ không tốn nhiều, và trong giai đoạn hiện tại dịch bệnh đối với đàn vịt biển là rất ít nên không gặp khó khăn gì; còn đối với giá thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp thì nhiều hộ tự sản xuất đƣợc, hoặc các đi mua thì giá cả các hộ có thể thỏa thuận đƣợc, và có nhiều chỗ mua.

Đồ thị 4.8. Biến động giá thức ăn công nghiệp cho vịt biển

Nguồn: Công ty cổ phần dinh dƣỡng quốc tế Á Châu (2019) Việc cung cấp giống vịt biển thì ngoài việc mua giống từ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên ra thì các hộ tự sản xuất giống, hoặc mua giống từ các hộ nông dân khác chủ yếu là hình thức mua bán tự do, nên qua khảo sát các hộ đều cho rằng không gặp khó khăn và trở ngại. Do vậy, đối với thị trƣờng vật tƣ đầu vào thì giá thức ăn công nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi của hộ. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2017 đến nay thì giá thức ăn công nghiệp cho vịt biển ở các giai đoạn không có sự biến động nhiều, giá tuy có tăng nhƣng lƣợng tăng không đáng kể.

b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhu cầu thị trƣờng và hệ thống thị trƣờng là nhân tố trực tiếp ảnh hƣởng đến việc phát triển vịt biển. Hiện nay, do hạn chế về thông tin, sản xuất nhỏ lẻ nên các thông tin thị trƣờng là dấu hiệu khó nhận biết đối với ngƣời chăn nuôi vịt biển nên ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất của hộ nông dân; áp dụng quy trình sản xuất nào để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Do đó, ngƣời chăn nuôi phải nghiên cứu yếu tố cung - cầu của thị trƣờng về sản phẩm hàng hóa mà mình sản xuất. Từ đó định hƣớng cho quá trình sản xuất kinh doanh: quy mô, cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng,… phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Qua khảo sát thực tế một số hộ chăn nuôi vịt biển

ở Tiên Lãng cho thấy thị trƣờng đầu ra chƣa ổn định, chỉ có một số hộ có đầu ra ổn định nhƣ hộ gia đình ông Đoàn Văn Vƣơn với thƣơng hiệu sản phẩm của hộ.

Hiện nay, phần lớn các hộ đều bán vịt biển qua các kệnh tự do nhƣ bán cho thƣơng lái đến tận hộ mua với số lƣợng lớn, hoặc mang ra chợ bán. Với hình thức mua bán tự do này thì đa phần giá cả tiêu thụ và sản lƣợng tiêu thụ không đƣợc ổn định. Do đó, ảnh hƣởng một phần đến giá bán, tính ổn định về đầu ra cho sản phẩm vịt biển nên ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi vịt biển từ đó ảnh hƣởng đến sự phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá của ngƣời dân hiện nay, do vịt biển 15 - ĐX mới đƣa vào sản xuất, sản lƣợng cả nƣớc chƣa cao, trong khi nhu cầu của ngƣời dân là khá cao do vậy trong tƣơng lại gần thì thị trƣờng đầu ra vẫn tƣơng đối ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân (đôi lúc vẫn gặp một số khó khăn, đặc biệt là giá bán không cao nhƣ mong muốn của ngƣời chăn nuôi). Tuy nhiên, trong tƣơng lai cần có các giải pháp đẩy mạnh liên kết, xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, an toàn để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Đặc biệt là nên xây dựng các mô hình tiêu thụ nhƣ hộ gia đình ông Đoàn Văn Vƣơn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cho ngƣời chăn nuôi.

4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN 15 - ĐX Ở CÁC VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG

4.3.1. Định hƣớng phát triển chăn nuôi Vịt biển 15 – ĐX ở các vùng ven biển huyện Tiên Lãng

4.3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Lãng lần thứ 28 (nhiệm kỳ 2015- 2020) xác định tập trung thực hiện 3 khâu đột phá là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng, tạo hiệu quả và thu nhập cao cho lao động nông thôn; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cốt yếu; đào tạo nghề, nâng cao chất

lƣợng nguồn nhân lực phục vụ các khu, cụm công nghiệp.

Trên cơ sở các khâu đột phá đƣợc chỉ ra, huyện tập trung chỉ đạo các ngành định hƣớng, hƣớng dẫn nhân dân tập trung sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa trên cơ sở thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng. Đồng thời, xây dựng, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng liên kết chuỗi giá trị, đề cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, giảm dần diện

tích cấy lúa sang trồng cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi, thủy sản theo hƣớng hàng hóa; triển khai quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2025- 2030; tập trung xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung có giá trị kinh tế cao; đƣa các vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi nhƣ gia cầm; thủy sản đặc sản; vịt biển,… Cùng với đó là có các chƣơng trình, chính sách cụ thể để xây dựng các chuỗi giá trị nông sản chất lƣợng cao, khép kín nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; hỗ trợ tập huấn, tăng cƣờng kiến thức về kỹ thuật, thị trƣờng cho ngƣời nông dân, và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho ngƣời nông dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.3.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi vịt biển ở huyện Tiên Lãng

- Tập trung phát triển chăn nuôi vịt biển phù hợp điều kiện đặc thù riêng của huyện, sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển chăn nuôi vịt biển theo hƣớng chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang trang trại, gia trại, tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lƣợng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng. Chăn nuôi nông hộ từng bƣớc tổ chức lại theo hƣớng chăn nuôi có kiểm soát, áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng chống dịch và xử lý môi trƣờng, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững; chuyển dần từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tƣ phát triển chăn nuôi vịt biển theo hƣớng liên kết với các công ty chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

- Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng dân cƣ nông thôn và đào tạo bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết cho ngƣời chăn nuôi.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp ngành chăn nuôi có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tƣơng hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm hƣớng tới phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

4.3.2. Các giải pháp

4.3.2.1. Hoàn thiện một số cơ chế chính sách

Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách để tạo động lực cho phát triển sản xuất chăn nuôi. Trên cơ sở chính sách hỗ trợ của tỉnh, hàng năm UBND huyện và các xã, thị trấn bố trí ngân sách và có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ để phát triển chăn nuôi. Trong đó, ƣu tiên hỗ việc lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, lãi

suất ngân hàng, tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thức ăn, công nghệ xây bể Biogas, công tác thú y, bảo vệ môi trƣờng, công tác tuyên truyền, tập huấn và tham quan học tập, xây dựng mô hình.

Rà soát cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng của tỉnh đã ban hành. Xác định những bất cập, vƣớng mắc trong thực hiện chính sách đối với công tác phát triển chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện. Từ đó định hƣớng và đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho chăn nuôi vịt biển ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Cần đặc biệt chú trọng đến việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi vịt biển, đổi mới khoa học công nghệ trong chăn nuôi, nghiên cứu và phát triển hệ thống cung ứng giống vịt đảm bảo chất lƣợng, hỗ trợ phát triển thịt trƣờng đầu ra và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung với quy mô lớn.

Trƣớc hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về nội dung, vai trò của phát triển sản xuất, trong đó có phát triển chăn nuôi vịt biển đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở từng địa phƣơng.

Tập trung phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện khuyến khích, thu hút trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng.

Tăng cƣờng xây dựng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vịt biển, hƣớng tới xây dựng nhãn hiệu tập thể, thƣơng hiệu vịt biển 15 - ĐX trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

Cần đẩy mạnh hơn nữa các chƣơng trình khuyến nông, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển hơn nữa để tỷ lệ ngƣời chăn nuô vịt biển đƣợc tập huấn kỹ thuật ngày càng lớn và ngƣời chăn nuôi nắm bắt đƣợc quy trình, kỹ thuật chăn nuôi vịt biển theo đúng quy trình kỹ thuật, theo các quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một trong những vấn đề tồn tại chính đối với chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX đó chính là quy mô sản xuất nhỏ, rủi ro cao cả về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ

thị trƣờng đầu ra của sản phẩm. Trong khi cho vay nông nghiệp thƣờng có lãi suất thấp, mà rủi ro lại cao nên khiến các ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tín dụng buộc phải dè dặt trong điều kiện vay vốn. Điều này dẫn đến hệ lụy dù ngân hàng muốn giải ngân nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nhƣng nông dân cũng khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đầu tƣ khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có cơ chế cụ thể hơn, để ngƣời dân có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay cho chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX đƣợc thuận lợi hơn.

4.3.2.2. Tăng cường liên kết trong chăn nuôi vịt biển

- Cần phải tăng cƣờng mối liên kết giữa ngƣời chăn nuôi với các thành phần có liên quan trong qua trình tạo ra và bán sản phẩm của ngành chăn nuôi nhƣ xin ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các công ty bán thức ăn hoặc hợp đồng với các tổ chức cá nhân có nhu cầu (lò mổ, thu gom, nhà máy chế biến,…).

Bên cạnh liên kết bốn nhà, phát triển liên kết giữa ngƣời chăn nuôi với nhau là rất cần thiết, việc liên kết giữa những ngƣời sản xuất trên cơ sở thành lập ra các hợp tác xã chăn nuôi, tổ hợp tác chăn nuôi, câu lạc bộ chăn nuôi nhằm trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi. Việc nghiên cứu đánh giá để lựa chọn cần chú trọng làm tốt khâu tuyên truyền vận động ngƣời chăn nuôi vịt biển tự nguyện liên kết với nhau trên cơ sở chung động lực lợi ích (đƣợc vay vốn ƣu đãi, đƣợc tập huấn kỹ thuật, chia xẻ với nhau để nâng cao trình độ sản xuất, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong chăn nuôi). Cần tổ chức cho ngƣời chăn nuôi vịt biển thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình tập thể, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về thị trƣờng cho ngƣời chăn nuôi vịt biển để họ nhận thức đƣợc lợi ích khi tham gia nhóm.

Trong liên kết ngang cần phải cho làm cho ngƣời chăn nuôi vịt biển “mắt thấy, tai nghe” và phải đặt mục tiêu lợi nhuận của ngƣời chăn nuôi vịt biển lên hàng đầu. Điều này có nghĩa, lợi ích hành động tập thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định. Liên kết giữa ngƣời chăn nuôi vịt biển với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tốt hơn, thực hiện đƣợc thông qua mối liên kết ngang giữa các hộ sản xuất trong mô hình hợp tác xã, diện tổ hợp tác hoặc tạo ra câu lạc bộ chăn nuôi vịt biển. Tuy nhiên các mô hình kinh tế tập thể này phải là ngƣời “đứng mũi chịu sào” đại diện cho thành viên hợp tác và ký các hợp đồng sản xuất bao tiêu với doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát quy trình kỹ thuật

theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tổ chức mua đầu vào chung để chi phí thấp hơn; tổ chức ký tiêu thụ đầu ra cho giá cao và ổn định. Bên cạnh đó để hỗ trợ liên kết ngang phát triển bền vững các xã chăn nuôi vịt biển ở Tiên Lãng cần tổ chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp tác trong chăn nuôi vịt biển theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP chính phủ.

- Tăng cƣờng tiệu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tiêu thụ ở bên ngoài, bên cạnh việc tiêu thụ của sản phẩm do các tƣ thƣơng cần phát triển thêm hình thức này để tăng khả năng cạnh tranh và giảm sự ép giá và lệ thuộc vào các tƣ thƣơng, để cho ngƣời chăn nuôi không bị thiệt hại về giá.

- Tăng cƣờng công tác liên kết giữa các hộ nông dân và các loại hình sản xuất, giữa sản xuất con giống với tiêu thụ nuôi thƣơng phẩm. Các hộ nông dân, thƣơng lái, các cơ sở cung cấp dịch vụ cho ngành chăn nuôi, thú y, tổ chức thành lập các hội chăn nuôi để có điều kiện động viên, giúp đỡ nhau về thông tin giá cả, về khoa học, công nghệ, về con giống, thức ăn và về vốn cho sản xuất... Từ đó tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ, thúc đẩy ngành chăn nuôi vịt biển phát triển nhanh, tránh đƣợc phát triển ồ ạt, theo phong trào, hiệu quả kinh tế không cao.

Huyện Tiên Lãng cũng cần thực hiện kịp thời, có hiệu quả thiết thực Quyết định của Chính phủ số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” ngày 5/5/2014. Cần tạo cơ hội để các tác nhân trong chuỗi giá trị vịt biển có thể gặp, trao đổi và ký kết hợp đồng nhƣ nhân rộng các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)