Tình hình phát triển chăn nuôi vịt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 38 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt ở Việt Nam

Đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm, có những đặc tính phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam , nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu , xâm nhập mặn nhƣ hiện nay , ngành chăn nuôi vịt đƣợc xác định là một trong những vật nuôi không thể thiếu trong chƣơng trình tái cơ cấu ngành…Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chăn nuôi vịt vẫn đang dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ , chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa , hầu hết tiềm năng của loại vật nuôi này chƣa đƣơ c phát huy đúng mức (Phú Khuynh, 2017).

Thời gian gần đây, chăn nuôi vịt trên thế giới có nhiều biến động do tác động trực tiếp của dịch cúm gia cầm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Chính sách và Chiến lƣợc Nông nghiệp nông thôn miền Nam, Trung Quốc hiê n là nƣớc có số lƣợng đầu vịt chăn nuôi nhiều nhất thế giới với hơn 800 triệu con, chiếm gần 70% tổng đàn vịt thế giới. Việt Nam cũng rất “đáng gờm” khi đƣ́ng ở vi trí thƣ́ hai, tuy chỉ chiếm trên dƣới 7% tỷ trọng đàn gia cầm với khoảng 72 - 75 triệu con vào năm 2016, trong đó ƣớc tính 35% nuôi hƣớng trứng , 65% nuôi hƣớng thịt. Sản phẩm vịt của Việt Nam s ản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ nội địa , tỷ trọng xuất khẩu chiếm tỷ lê rất nhỏ , chỉ khoảng 10% trong tổng sản lƣợng đàn gia cầm. Điều đáng chú ý là đang có xu hƣớng tăng bất chấp ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm. Bên cạnh đó, trứng vịt cũng là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng , nhƣ mặt hàng trứng vịt muối đã xuất hơn 30 triệu trứng mỗi năm, đem về hàng triệu USD/năm, tạo đầu ra ổn định, giúp ngƣời nuôi có lãi (Phú Khuynh, 2017).

Thƣơng mại quốc tế về thịt vịt có xu hƣớng phân khúc theo châu lục do khác biệt về giống, khẩu vị và cách quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng . Châu Á là nơi nhập khẩu thịt vịt nhiều nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lƣợng nhập khẩu thịt vịt của thế giới; trong đó Hồng Kông là nơi nhập khẩu nhiều thịt vịt nhất, chiếm khoảng 70% sản lƣợng nhập khẩu, kế đến là Nhật Bản với 7,1% sản lƣợng nhập khẩu của khu vực . Nhƣ đã nêu , Trung Quốc là nƣớc sản xuất thi t vịt lớn nhất , cũng là nƣớc xuất khẩu thịt vịt lớn nhất thế giới với thị trƣờng chính là các quốc gia trong khu vực châu Á (Hồng Kông, Ma Cao ), các nƣớc châu Âu nhƣ : Hungary, Đức, Hà Lan, Pháp... Tuy có nhiều yếu tố về lâu dài sẽ cản trở sƣ phát triển của ngành này , nhƣ thiếu nguồn ngũ cốc , cần diện tích mặt nƣớc lớn khi phải đảm bảo cung cấp lƣợng nƣớc đáng kể cho sản xuất vịt có chất lƣợng cao , chƣa kể Trung Quốc là cái nôi của hầu hết các chủng mới của bệnh cúm gia cầm , khả năng bùng phát thành đại dịch cao , nhƣng có thể thấy, thị trƣờng thịt vịt và trứng vịt có tiềm năng rất lớn, đặc biệt từ các thị trƣờng Châu Á truyền thống nhƣ Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản và kể cả Trung Quốc . Là quốc gia có lợi thế tự nhiên , giống, nguồn thức ăn cám gạo và bột cá có sẵn , cả về vệ sinh phòng dịch, cách ly sản xuất, Việt Nam cũng đƣơ c đánh giá là có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu vịt không kém nƣớc láng giềng Trung Quốc . Do lợi thế về tự nhiên, tập quán chăn nuôi, nên chăn nuôi vịt ở nƣớc ta phát triển chủ yếu tại hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Đây là hai vùng có nhiều kênh rạch, sông ngòi, ao hồ, đồng trũng phù hợp với đặc tính sinh học

của thủy cầm. Tổng đàn thủy cầm của hai vùng này chiếm hơn 60% tổng đàn thủy cầm của cả nƣớc (Phú Khuynh, 2017).

Trƣớc đây chăn nuôi vịt chủ yếu theo phƣơng thức chăn thả tự nhiên. Điều này tạo nên lợi thế về chi phí, giúp chăn nuôi vịt đạt tăng trƣởng đều đặn và mức lợi nhuận ổn định, bất chấp những khó khăn về giá thức ăn gia cầm tăng cao trong thời gian gần đây. Phƣơng thức này một mặt giúp ngƣời chăn nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn và làm giảm các loài côn trùng gây hại trên ruộng lúa. Mặt khác, việc chăn thả vịt cũng tận dụng đƣợc nguồn thức ăn (lúa) rơi vãi trên đồng ruộng sau thu hoạch. Đây cũng là giải pháp nhằm chuyển đổi tỷ lệ hao hụt, thất thoát trong trồng lúa thành nguồn thức ăn trong chăn nuôi vịt. Bên cạnh đó, chăn thả tự nhiên cũng giúp tạo nên chất lƣợng trứng vịt vì lòng đỏ có màu tự nhiên , dẻo, thơm ngon đậm đà. Sản phẩm trứng vịt muối của Việt Nam luôn đứng đầu trong sản phẩm cùng loại của một số nƣớc lân cận, đang nổi lên là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có nhiều ƣu thế cạnh tranh mặc dù mặt hàng này mới chỉ chiếm một phân khúc rất nhỏ, khoảng 30% giá trị con vịt. Hạn chế chính của phƣơng thức chăn thả là khó quản lý dịch bệnh và đảm bảo an ninh sinh học, năng suất thấp. Chăn nuôi vịt chăn thả là một trong những nguyên nhân chính khiến phát sinh và lây lan cúm gia cầm tại Việt Nam . Dịch bệnh diễn ra liên tục (tuy ở mức độ nhỏ lẻ), đã làm cho các phía đối tác dựng thêm các “hàng rào kỹ thuật” khiến việc xuất khẩu bị giảm sút, thậm chí không thể tham gia vào các thị trƣờng cao cấp (Phú Khuynh, 2017).

Đầu vào của nguồn nguyên liệu chƣa ổn định và chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn để xuất khẩu, cụ thể là chƣa truy xuất đƣợc nguồn gốc để kiểm soát đƣợc dƣ lƣợng kháng sinh trƣớc khi giết mổ, mức độ đồng đều và quy mô chƣa đáp ứng do chăn nuôi nhỏ lẻ . Hơn thế nữa , ngành chăn nuôi vịt còn đối diện quá nhiều rào cản . Chỉ riêng vấn đề kiểm soát dịch cúm gia cầm cũng khiến các nhà chăn nuôi đau đầu. Theo Công lệnh của thú y quốc tế mà nhiều nƣớc áp dụng, thì khi nhập gia cầm từ bất kỳ nƣớc nào , điều kiê n bắt buô c là trong 12 tháng trƣớc đó nơi xuất phát phải là nơi không có dịch cúm gia cầm . Vì vậy, cƣ́ thấy trong thịt có kháng thể thì họ xem nhƣ trƣớc đó có dịch và không cho nhập. Trong khi đó, để đối phó với tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra liên tục , Viê t Nam la i có quy định khi gia cầm đƣa vào giết mổ phải kiểm tra có kháng thể cúm gia cầm, và để có kháng thể thì phải chích vaccine. Do vậy mà sản phẩm thịt gia cầm nói chung và thịt vịt của Việt Nam không thể xuất do không đáp ƣ́ng yêu cầu (Phú Khuynh, 2017).

Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ chăn nuôi nhỏ lẻ nên giá thành sản xuất quá cao, khó cạnh tranh. Để giải quyết đƣợc các bài toán trên, giải pháp duy nhất là chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi vịt, áp dung mô hình chuồng trại lạnh để ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật của các nƣớc tiên tiến trên thế giới vào ngành chăn nuôi ở điều kiện nƣớc ta. Kế đến, sau khi giải quyết đƣợc vấn đề về nguyên liệu đầu vào thì công nghệ giết mổ cũng là một trong những vấn đề tiên quyết. Chúng ta phải xây dựng đƣợc nhiều hơn nữa những cơ sở giết mổ công nghiêp với hệ thống máy móc hiện đại và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế nhƣ: ISO, HACCP, … để đáp ứng đƣợc các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nƣớc nhập khẩu. Cuối cùng là nhà nƣớc cần có thêm những chính sách để hỗ trợ cho toàn chuỗi chăn nuôi, giết mổ và xuất khẩu vịt thịt. Nếu kết hợp đƣợc tất cả các giải pháp một cách đồng bộ, chúng ta có thể hy vọng một ngày không xa, thịt vịt của Việt nam sẽ có mặt ở các thị trƣờng lớn trong khu vực và trên thế giới (Phú Khuynh, 2017).

Trong đó, giống vịt biển 15 là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu và chọn tạo thành công. Do có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại nƣớc, sinh trƣởng nhanh, chất lƣợng thịt cao nên vịt biển 15 đƣợc nhiều hộ nuôi thủy cầm lựa chọn. Theo Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, vịt biển 15 tuổi đẻ từ 20 – 21 tuần, khối lƣợng vào đẻ 2,5 – 2,7 kg/con, năng suất trứng 235 – 247 quả/mái/năm. Khối lƣợng trứng, 82 – 86 gr/quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,1 – 3,3 kg (Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, 2016).

Khối lƣợng vịt thƣơng phẩm 2,26 – 2,35 kg/con. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lƣợng 2,4 – 2,6 kg. Điều kiện nuôi vịt biển 15 rất phong phú và đa dạng, có thể nuôi ở nƣớc mặn (nƣớc biển), nƣớc lợ và nƣớc ngọt. Trong bối cảnh chăn nuôi gia cầm bắt đầu phát triển với số lƣợng lớn và có dấu hiệu bão hòa thì chăn nuôi thủy cầm còn nhiều tiềm năng, lợi thế. Việc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên lai tạo thành công giống vịt biển 15 mở ra cơ hội mới cho chăn nuôi thủy cầm, bởi nuôi vịt trên biển giúp hạn chế đƣợc nhiều dịch bệnh so với nuôi trên nƣớc lợ, nƣớc ngọt truyền thống. Nƣớc ta có nhiều sông ngòi, ao, hồ, đầm… thích hợp phát triển các loài thủy cầm nhƣ vịt, ngan. Những năm gần đây, trung tâm đã nghiên cứu, lai tạo ra hàng chục giống vịt, ngan có chất lƣợng; điển hình là giống vịt biển 15. Đây là giống sinh trƣởng nhanh, có thể thả ở các cửa sông, ngoài đảo vì chúng uống đƣợc nƣớc biển. Do vậy, nuôi vịt biển ở Việt Nam trong

thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển ở Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt biển 15 đx hướng thịt ở các vùng ven biển huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)