Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX hƣớng thịt ở các vùng
4.1.3. Đầu tƣ cho phát triển chăn nuôi vịt biển 15 ĐX
a. Vốn cho sản xuất vịt biển
Vốn đầu tƣ là rất quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào. Vì vậy, trong chăn nuôi quy mô sản xuất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào lƣợng vốn đầu tƣ của chủ hộ. Khả năng đáp ứng về vốn của ngƣời chăn nuôi trên địa bàn còn thấp do đa phần ngƣời lao động trong xã là sản xuất nông nghiệp, tuy mấy năm trở lại đây đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện đã có những khởi sắc nhất định song vốn tích lũy lại còn thấp chỉ đủ cho sinh hoạt gia đình, chƣa có đủ vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể thấy rằng vốn là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của ngƣời dân ở địa bàn, nhất là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi vịt biển không tốn nhiều chi phí nhƣ các loại hình chăn nuôi khác, nhất là các hộ chăn nuôi vịt biển quy mô nhỏ theo hƣớng tận dụng, truyền thống. Chỉ các hộ chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi công nghiệp thì nhu cầu về vốn là khá cao.
Qua khảo sát, vốn kinh doanh bình quân của một hộ chăn nuôi vịt biển ở huyện Tiên Lãng là khoảng 50 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm khoảng 60%, vốn đi vay là khoảng gần 20 triệu đồng, trong đó vay ngân hàng chiếm khoảng dƣới 30%; vốn vay tƣ nhân (anh em, họ hàng,..) chiếm khoảng 50%; còn lại là vay từ nguồn khác (mua thức ăn chăn nuôi trả chậm,...). Số lƣợng vốn tự có của các hộ chăn nuôi vịt biển ở Tiên Lãng có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018; vốn đi vay có xu hƣớng giảm xuống.
Bảng 4.7. Tình hình vốn đầu tƣ cho chăn nuôi vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số lƣợng (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tƣ 39,14 100,00 43,53 100,00 47,37 100,00 - Vốn tự có 21,98 56,15 25,43 58,42 28,77 60,72 - Vốn đi vay 17,16 43,85 18,10 41,58 18,60 39,28 + Vay ngân hàng 5,06 12,93 5,37 12,34 5,56 29,86 + Vay tƣ nhân 8,52 21,77 8,90 20,45 9,10 48,91 + Vay từ nguồn khác 3,58 9,15 3,83 8,79 3,95 21,23
Chăn nuôi vịt biển có thời gian quay vòng vốn khá nhanh, yêu cầu vốn ít (nhất là các hộ chăn nuôi tận dụng) do vậy nên nhiều hộ chăn nuôi đã tự chủ đƣợc nguồn vốn sản xuất. Chỉ có các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì đòi hỏi về vốn là khá cao. Tuy nhiên, qua khảo sát tỷ lệ các hộ chăn nuôi quy mô lớn (trang trại) tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay ƣu đãi cho sản xuất nông nghiệp là rất thấp. Hiện nay, trên địa bàn huyện các trang trại chăn nuôi vịt biển đạt tiêu chí theo Thông tƣ số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc vay vốn phát triển chăn nuôi theo chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố mới chỉ có 2/11 trang trại đƣợc vay vốn ƣu đãi theo thông tƣ này, số còn lại do không có tài sản thế chấp nên bị ngân hàng từ chối cho vay. Cùng với đó, các các hộ chăn nuôi vịt biển khác thì việc tiếp cận nguồn vốn vay không thế chấp theo Nghị định số 55 của Chính phủ thì không hề có vì đa số họ không đƣợc biết đến Nghị định này, chủ yếu nguồn vốn của họ đều vay từ ngƣời thân, bạn bè hoặc hàng xóm.
b. Cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi vịt biển
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho quá trình chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX của các hộ nông dân ở Tiên Lãng hiện nay chủ yếu là các trang thiết bị thô sơ, đầu tƣ không lớn nên đƣợc các hộ trang bị khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi vịt biển chủ yếu tập trung vào diện tích đất dành cho chăn nuôi và đầu tƣ chuồng trại cho chăn nuôi vịt biển. Đây là 2 trang bị thiết yếu và cần thiết nhất cho chăn nuôi vịt biển.
Bảng 4.8. Tình hình cơ sở vật chất, chuồng trại phục vụ chăn nuôi vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
Diện tích đất đai phục vụ chăn nuôi m2 1527,41 1671,98 1845,68
Diện tích chuồng nuôi m2 83,70 106,67 116,79
Giá trị diện tích chuồng nuôi triệu đồng 7,96 10,37 11,57
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua khảo sát, diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi vịt biển bình quân một hộ ở Tiên Lãng năm 2018 là khoảng gần 2000m2, diện tích đất và mặt nƣớc này là khá lớn để phát triển chăn nuôi vịt biển. Nguyên nhân bởi vì ở các xã ven biển và các xã chăn nuôi vịt biển thƣờng nằm gần các khu vực mặt nƣớc lớn, nên tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ khoanh vùng để chăn thả vịt.
Diện tích chuồng nuôi bình quân khoảng 120m2, các hộ chăn nuôi vịt biển có diện tích chuồng nuôi khoảng 116m2; tiền đầu tƣ xây dựng chuồng trại hết khoảng 11 triệu đồng (năm 2018). Theo đánh giá của các hộ chăn nuôi thì trong giai đoạn 2016 – 2018 nhờ chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX có hiệu quả kinh tế khá cao nhiều nhiều hộ nông dân đã đầu tƣ mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tƣ xây dựng hệ thống chuồng trại, cơ sở vật chất theo hƣớng kiên cố và chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn hơn nên đầu tƣ cho xây dựng chuồng trại có sự phát triển khá nhanh, đặc biệt là giá trị xây dựng chuồng trại và diện tích khu chuồng nuôi vịt biển 15 – ĐX.
c. Lao động
Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX. Nguồn lao động bao gồm số lƣợng lao động tham gia chăn nuôi và chất lƣợng lao động. Nếu kỹ thuật chăn nuôi vịt biển không bảo đảm sẽ rất dễ làm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi lớn, nhất là trong thời gian vịt còn nhỏ, cùng với đó là làm cho tỷ lệ tiêu tốn trên 1kg tăng trọng lớn, từ đó sẽ làm hiệu suất chăn nuôi giảm và nhƣ vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giảm, bởi vậy để phát triển chăn nuôi vịt biển cần nâng cao trình độ, hiểu biết của ngƣời chăn nuôi, đặc biệt là hƣớng dẫn kỹ thuật quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho ngƣời chăn nuôi vịt biển, để họ nắm bắt đƣợc quy trình kỹ thuật chăn nuôi và áp dụng và quá trình chăn nuôi một cách linh hoạt và chủ động.
Đồ thị 4.3. Số lƣợng lao động tham gia chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)
Qua nghiên cứu, số lƣợng lao động tham gia chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng đều tăng qua các năm. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thì năm 2016 cả huyện có 2681 lao động tham gia chăn nuôi vịt biển, năm 2017 là 2739 lao động, năm 2018 tăng lên 2853 lao động, tăng 172 lao động so với năm 2016, nhƣ vậy ngành chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, trong đó có nhiều lao động già và phụ nữ không đi làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy đƣợc. Do vậy, chăn nuôi vịt biển phát triển sẽ tạo điều kiện tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, giúp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn.
Bảng 4.9. Tình hình lao động tham gia chăn nuôi vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Chỉ tiêu ĐVT Tận dụng Bán công nghiệp Công nghiệp Tính chung
1. Số lao động tham gia chăn nuôi vịt Ngƣời 2,18 1,71 1,33 1,94
- Số lao động nam % 13,54 37,74 62,50 24,20
- Số lao động nữ % 86,46 62,26 37,50 75,80
2. Tuổi bình quân chủ hộ Năm 51,98 46,97 40,67 49,22
3. Số năm đi học bình quân chủ hộ Năm 7,48 8,52 10,67 8,11
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Tuy nhiên, qua khảo sát lao động tham gia vào chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX đa phần là ngƣời già, phụ nữ nên trình độ của lao động thƣờng không cao, do trƣớc đây các hộ vùng ven biển thƣờng có xu hƣớng nghỉ học sớm để tham gia lao động phụ giúp gia đình, nâng cao thu nhập. Kết quả phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy bình quân mỗi hộ có khoảng 2 lao động tham gia vào chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX. Tuổi bình quân chủ hộ tham gia chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX cũng khá cao (hơn 40 tuổi). Cùng với độ tuổi của các chủ hộ chăn nuôi vịt biển đã cao, trình độ học vấn cũng bị hạn chế, ảnh hƣởng rất lớn đển việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX và tập huấn nâng cao trình độ cho ngƣời chăn nuôi vịt biển. Khi chăn nuôi vịt biển hiện tại nhiều hộ dân đã đƣợc tập huấn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh nhƣng do trình độ học vấn còn hạn chế nên việc áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế, vì vậy khi xảy ra những biểu hiện dịch bệnh thì các hộ thƣờng xử lý không
kịp thời, quy trình cho ăn, liều lƣợng cho ăn còn chƣa khoa học, cân đối nên hiệu quả chăn nuôi chƣa cao.
Qua khảo sát, thì đa phần các hộ chăn nuôi công nghiệp đều có điều kiện phát triển hơn các hộ chăn nuôi tận dụng. Các chỉ tiêu nhƣ về tuổi bình quân của chủ hộ ở nhóm hộ chăn nuôi công nghiệp là trẻ hơn khá nhiều so với nhóm hộ chăn nuôi tận dụng, số năm đi học bình quân ở nhóm hộ chăn nuôi công nghiệp cũng cao hơn so với nhóm hộ chăn nuôi tận dụng. Do có trình độ, hiểu biết hơn và năng động hơn nên các hộ này có xu hƣớng chăn nuôi công nghiệp để tiết kiệm lao động (số lƣợng lao động bình quân tham gia chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX cũng thấp hơn khá nhiều) và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong hộ.
d. Giống
Có thể nói giống đóng một vai trò cực kì quan trọng trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở huyện Tiên Lãng, muốn nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất thì việc đầu tiên là phải có giống vịt biển tốt, đảm bảo chất lƣợng. Trƣớc đây, việc sản xuất và cung ứng giống vịt biển 15 - ĐX đƣợc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cung cấp và đảm bảo chất lƣợng nên chất lƣợng con giống thƣờng chất lƣợng rất cao, tuy nhiên bất cập chính là lƣợng con giống cung cấp không nhiều, và khó đáp ứng đƣợc nhu cầu của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện nay, thì nhiều hộ nông dân đã tự sản xuất giống vịt biển này bằng cách ấp lại trứng của nó, tuy nhiên chất lƣợng con giống sản xuất ở các hộ nông dân sẽ không thể đảm bảo nhƣ giống vịt mà Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cung cấp, nhƣng nó lại là giải pháp cung cấp giống cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng ở huyện Tiên Lãng. Do vậy, để phát triển tốt chất lƣợng con giống đảm bảo cho phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở Tiên Lãng cần có các giải pháp nhằm sản xuất, chọn tạo, và cung cấp con giống đảm bảo chất lƣợng cho ngƣời chăn nuôi.
Qua khảo sát, các hộ chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX thì có khoảng 26% các hộ tự sản xuất giống; khoảng 18% các hộ nông dân mua giống vịt từ các hộ chăn nuôi khác trong vùng (các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, tận dụng); khoảng 55% các hộ chăn nuôi là mua giống vịt từ Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Đối với các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng chủ yếu tìm đến các hộ nông dân chăn nuôi quy mô lớn, hoặc các trang trại chăn nuôi để mua giống. Còn các hộ chăn nuôi quy mô lớn, có kỹ thuật chăn nuôi thƣờng tự ấp giống để có thể chủ động
giống đƣa vào quá trình sản xuất (đặc biệt là quá trình tiêm phòng vacxin cho vịt con). Vì nếu đi mua giống ngoài thì các hộ chăn nuôi lớn, công nghiệp sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro dịch bệnh.
Đồ thị 4.4. Nguồn mua giống vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
c. Thức ăn cho vịt
Cùng với giống thì thức ăn đóng góp quan trọng trong chăn nuôi vịt biển. Nhờ có thức ăn mà vịt biển mới có thể sinh trƣởng và phát triển một cách nhanh chóng làm gia tăng sản lƣợng trên một con nuôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Lãng hiện chƣa có cơ sở sản xuất thức ăn và các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi vịt biển. Thức ăn cung cấp cho vịt biển, nếu là thức ăn công nghiệp chủ yếu đƣợc ngƣời dân mua từ các đại lý thức ăn chăn nuôi tại địa phƣơng, với các hãng thức ăn là ở các nơi khác đến (huyện khác của Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên,…). Tuy nhiên, thức ăn công nghiệp mới chủ yếu đƣợc các hộ, trang trại sử dụng trong chăn nuôi vịt biển công nghiệp và bán công nghiệp. Đối với các hộ chăn nuôi tận dụng và bán công nghiệp thì ngoài các thức ăn công nghiệp thì hộ còn sử dụng các nguồn thức ăn khác cho vịt biển nhƣ các phụ phẩm từ nông nghiệp nhƣ cám gạo, cám ngô, sắn, đỗ tƣơng, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, don, dắt… bã bia, bã rƣợu, khoai, rau bèo… cùng với đó là nguồn thức ăn mà vịt tự kiếm đƣợc trong môi trƣờng.
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng thức ăn cho vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
Tận dụng hoàn toàn 44 54,32
Bán công nghiệp 31 38,27
Công nghiệp hoàn toàn 6 7,41
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua nghiên cứu, hiện nay trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở Tiên Lãng vẫn chủ yếu là chăn nuôi tận dụng và bán công nghiệp. Hình thức chăn nuôi công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Kết quả xử lý các hộ khảo sát cho thấy có khoảng 50% số hộ chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX theo phƣơng thức chăn nuôi tận dụng; khoảng 38% số hộ chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX theo phƣơng thức chăn nuôi bán công nghiệp, còn lại là chăn nuôi công nghiệp. Tùy vào các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau mà các hộ chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX ở Tiên Lãng sử dụng các nguồn thức ăn khác nhau. Nếu chăn nuôi tận dụng thì ngoài thức ăn mà vịt tự kiếm đƣợc thì các hộ nông dân còn bổ sung thêm các thức ăn giàu chất dinh dƣỡng để vịt sinh trƣởng và phát triển tốt. Kể cả các thức ăn từ sản phẩm nông nghiệp thì nhiều hộ vẫn phải mua ngoài lại của các hộ nông dân khác hoặc các cửa hàng vật tƣ.
Bảng 4.11. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thức ăn cho vịt biển của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
Nguồn thức ăn không ổn định 39 48,15
Chất lƣợng không ổn định 25 30,86
Giá cao 47 58,02
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua khảo sát, thì đa số các hộ chăn nuôi vịt biển ở Tiễn Lãng đều ra cho rằng nguồn thức ăn không ổn định, nhất là các nguồn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp, cùng với đó là nguồn thức ăn vịt tự kiếm đƣợc cũng không ổn định nên việc bổ sung thêm thức ăn cho vịt còn gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là chất lƣợng thức ăn cũng không ổn định, trong khi đó thức ăn công nghiệp thì theo đánh giá của ngƣời dân là giá còn cao nên nhiều hộ nông dân còn gặp khó
d. Chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh
Để phát triển bền vững, giảm rủi ro trong chăn nuôi vịt biển khi có dịch bệnh xảy ra, các hộ chăn nuôi trong những năm gần đây đã bắt đầu áp dụng