Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển 15 Đ
NUÔI VỊT BIỂN 15 - ĐX Ở CÁC VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG 4.2.1. Môi trƣờng sinh thái quanh khu chuồng trại chăn nuôi vịt biển
Rõ ràng các điều kiện môi trƣờng sinh thái quy khu vực chăn nuôi vịt biển có ảnh hƣởng lớn đến phát triển chăn nuôi vịt biển ở Tiên Lãng, bởỉ lẽ chăn nuôi vịt biển cũng nhƣ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Chăn nuôi vịt biển không nhƣ các loại hình chăn nuôi khác là nuôi nhốt trong chuồng trại mà đại đa số các hộ nông dân ở Tiên Lãng đều nuôi theo hình thức chăn thả, vẫn hay thả vịt ra bơi và tự kiếm thức ăn bên ngoài môi trƣờng tự nhiên, do vậy, các điều kiện khí hậu, thời tiết có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, nếu các điều kiện này thuận lợi sẽ giúp cho chăn nuôi vịt biển của hộ phát triển và không có rủi ro; ngƣợc lại nếu gặp phải các điều kiện bất thuận thì sẽ gây ra các rủi ro khác nhau nhất là bệnh tật ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của đàn vịt, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, kể cả các hộ có kiểm soát tốt quy trình sản xuất và quản lý rủi ro tốt.
Bên cạnh những yếu tố chủ yếu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, độ ẩm không khí thì Tiên Lãng còn là huyện giáp biển nên chịu ảnh hƣởng rất lớn của biến đổi khí hậu nên chịu ảnh hƣởng lớn của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão và thƣờng xuất hiện thƣờng vào tháng 6-9, bão về kèm theo mƣa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, có lúc gió giật trên cấp 12, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội của huyện nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng. Cùng với đó mà Tiên Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông rét, ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của đàn vịt biển, nhất là lúc vịt biển mới nở, nếu không chăm sóc, sƣởi ấm tốt cho đàn vịt thì tỷ lệ chết ở vịt là khá cao; cùn với đó là mùa xuân do ảnh hƣởng của mƣa phùn nên độ ẩm rất cao, cộng với nhiệt độ thời tiết thất thƣờng rất dễ gây ra dịch bệnh cho đàn vịt nên nhƣ không chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi. Do vậy, các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình chăm sóc, sinh trƣởng và phát triển của đàn vịt biển.
Bảng 4.19. Đánh giá của hộ về khó khăn do khí hậu, thời tiết
Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
Số hộ gặp khó khăn về thời tiết 67 82,72
Trong đó,
- Mƣa, nắng thất thƣờng hơn 61 91,04
- Nhiệt độ biến động mạnh 58 86,57
- Mƣa bão 43 64,18
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Thời tiết khí hậu là yếu tố khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến chăn nuôi vịt biển. Khoảng 83% số hộ chăn nuôi cho thời tiết, khí hậu đã ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình sinh trƣởng, phát triển của đàn vịt biển, trong đó tập trung vào các yếu tó nhƣ sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ; mƣa nắng thất thƣờng, và thấp nhất là mƣa bão, nhƣng theo nhƣ các hộ nông dân mƣa bão ít ảnh hƣởng nhất nhƣng nếu có thì nó ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển chăn nuôi vịt biển vì nó có thể làm chết vịt với số lƣợng lớn, làm hỏng chuồng trại,… ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi của hộ.
Cùng với đó khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con ngƣời ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều khu công nghiệp mở ra thì sẽ ngày càng ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái, nhất là môi trƣờng nƣớc, gây ô nhiễm cho môi trƣờng nuôi của vịt. Việc môi trƣờng vùng nuôi (chủ yếu là nguồn nƣớc) càng ô
nhiễm thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến các sinh vật sống trong nƣớc, làm cạn kiệt nguồn thức ăn tự nhiên của vịt, các hộ sẽ phải bổ sung thêm nhiều thức ăn cho vịt, tốn thêm chi phí; cùng với đó khi môi trƣờng ô nhiễm sẽ ảnh hƣởng rất lớn để việc sinh trƣởng và phát triển của đàn vịt, đàn vịt dễ nhiễm bệnh hơn, đo đó ngƣời chăn nuôi cần phải bổ sung thêm các chất dinh dƣỡng để tăng cƣờng sức đề kháng cho vịt. Cùng với đó, việc ô nhiễm môi trƣờng có thể làm giảm chất lƣợng đàn vịt, làm cho vịt có thể nhiễm một số chất ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
4.2.2. Chủ trƣơng, chính sách phát triển chăn nuôi vịt biển
Cơ chế chính sách kịp thời động viên, khích lệ và hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi vịt biển vùng ven biển. Chính sách tín dụng, tạo cơ hội cho ngƣời chăn nuôi có điều kiện đầu tƣ, tránh đƣợc tính trạng không nuôi nữa nếu bị rủi ro trong sản xuất do không còn vốn đầu tƣ để tiếp tục nhƣ dịch bệnh, chính sách khuyến nông tạo cơ hội cho ngƣời chăn nuôi vịt tiếp cận hơn với kỹ thuật khoa học mới, Chính sách bao tiêu sản phẩm góp phần ổn định thị trƣờng tiêu thụ, Chính sách bảo hiểm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Nhận thức tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng nên Nhà nƣớc, thành phố và huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngƣời chăn nuôi: chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp; chính sách bao tiêu sản phẩm, chính sách khuyến nông... Mức độ ảnh hƣởng từng chính sách khác nhau.
(1) Chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai, đối với chăn nuôi vịt biển vùng ven biển tỉnh huyện Tiên Lãng, ngƣời chăn nuôi vịt biển hiện nay chƣa đƣợc hƣởng và tiếp cận với chính sách này, do vịt biển 15 - ĐX mới đƣợc đƣa vào chăn nuôi ở huyện từ năm 2014, và trong thời gian đó tuy có thiên tai nhƣng chƣa ảnh hƣởng và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi nên ngƣời dân chƣa đƣợc hƣớng chính sách này.
(2) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển chăn nuôi: đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển, đã có nhiều chính sách liên quan đến cung cấp vốn tín dụng cho phát triển chăn nuôi nhƣ: chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999; chính sách bảo đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng thể hiện trong các Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 284/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc về quy chế cho vay; Quyết
định 423/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc về chính sách cho vay đối với các trang trại; và đặc biệt là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo quy định này thì hộ chăn nuôi đƣợc vay tối đa 500 triệu đồng mà không cần có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, qua khảo sát các hộ chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở Tiên Lãng, khi hỏi Nghị định này thì chỉ có 5% số hộ tiếp cận đƣợc với chính sách này, với những hộ tiếp cận đƣợc thì cũng khó khăn trong làm thủ tục hồ sơ nhƣ cần trình bày cho ngân hàng về phƣơng án khả thi trong chăn nuôi, phƣơng án trả nợ. Chính vì vậy mà ngân hàng không “mặn mà” trong khi hộ nuôi “bị nản” trong hành trình đi vay… do đó đến thời điểm hiện tại chƣa có hộ nào vay đƣợc với chính sách này.
Bảng 4.20. Đánh giá của hộ về khó khăn do khi vay vốn ngân hàng
Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
Đòi hỏi thế chấp lớn 68 83,95
Thủ tục rƣờm rà 72 88,89
Thời gian vay quá ngắn 36 44,44
Số tiền vay theo nguyên vọng ít 71 87,65
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Theo đánh giá của các hộ nông dân, nguyên nhân khó tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vẫn là cần thế chấp, thời gian vay còn ngắn, thủ tục vẫn còn rƣờm rà nếu vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015. Do đó, tỷ lệ hộ tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay ngân hàng là rất ít, đa phần các hộ tìm đến nguồn vốn vay của anh em, họ hàng.
(3) Chính sách bao tiêu sản phẩm: chính sách bao tiêu sản phẩm giúp ngƣời chăn nuôi có đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định, ảnh hƣởng mang tính quyết định đến việc phát triển chăn nuôi của hộ. Nhận thức đƣợc điều đó thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng và chỉ thị 25/2008/CT-TTg. Tuy vậy, kết quả thực hiện trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX ở Tiên Lãng chƣa đƣợc thực hiện, các hộ chủ yếu tiêu thụ qua kênh tự do, không có liên kết gì.
(4) Chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Hiện nay chính sách này vẫn chƣa đƣợc thực hiện tất cả các lĩnh vực ở Tiên Lãng nói chung và trong chăn nuôi vịt biển nói riêng.
(5) Chính sách khuyến nông: chính sách này giúp ngƣời chăn nuôi vịt biển có đƣợc những hiểu biết về kỹ thuật nâng cao kiến thức chăn nuôi vịt biển. Chính sách này đã thực hiện rộng khắp trên địa bàn huyện với sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện làm đầu mối để kết nối với Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngƣ thành phố Hải Phòng, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho ngƣời chăn nuôi. Hàng năm, trên địa bàn huyện thƣờng tổ chức 1 – 2 lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc vịt biển cho bà con nông dân. Nhƣ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngƣ Hải Phòng phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển Đại Xuyên theo quy trình an toàn sinh học cho gần 100 hộ chăn nuôi của hai xã Bắc Hƣng và Tây Hƣng. Hoặc nhƣ năm 2019 Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hội nghị tập huấn và tham quan mô hình thuộc Dự án “Xây đựng mô hình chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX tại vùng ven biển các tỉnh miền Bắc và miền Trung” năm 2019 cho 60 hộ nông dân tại xã Tiên Minh.
Bảng 4.21. Tình hình tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Số lớp tập huấn 2 2 3
Lƣợt ngƣời tham gia 163 174 240
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)
Tại các lớp tập huấn kỹ thuật, ngƣời nông dân đƣợc các cán bộ chuyên môn giới thiệu, hƣớng dẫn toàn bộ quy trình chăn nuôi vịt Đại Xuyên; các bƣớc giới thiê u giống và cách cho n giống ; xây dựng chuồng tr ại chăn nuôi; thức ăn, chăm sóc và nuôi dƣỡng; các biện pháp vê sinh thú y; cách phòng trị một số bệnh thƣờng gặp và các bi ện pháp phòng bệnh đặc hiệu trong chăn nuôi vịt biển sinh sản… Đối với những hộ tham gia dự án năm 2019 còn đƣợc hỗ trợ: 100% con giống, 30% vật tƣ và đƣợc cán bộ Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ về chỉ đạo kỹ thuật, hƣớng dẫn ghi chép nhật ký mô hình trong suốt quá trình nuôi… làm quen dần với chăn nuôi theo quy trình an toàn.
Theo các chuyên gia kỹ thuật và ngƣời chăn nuôi, vịt biển 15 - ĐX
có đặc tính sinh trƣởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi đƣợc ở môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ, mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không khác gì nhiều so với giống vịt ngƣời dân vẫn
thƣờng nuôi, không cần nhiều vốn đầu tƣ, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dƣỡng chất, khả năng tự săn mồi rất tốt. Đây là giống mới, có thể lựa chọn đƣa vào cơ cấu vâ t nuôi c ủa thành phố nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con đa dạng hóa đối tƣợng nuôi và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bảng 4.22. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển
Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)
Áp dụng đƣợc nhiều 46 56,79
Áp dụng đƣợc trung bình 31 38,27
Áp dụng đƣợc ít 4 4,94
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Tập huấn tạo cơ hội cho ngƣời chăn nuôi vịt biển tiếp cận đƣợc thông tin, kỹ thuật, hiện nay, qua đánh giá của các hộ nông dân thì mức độ áp dụng sau khi các hộ đƣợc tập huấn kỹ thuật là khá tốt, ngƣời dân áp dụng đƣợc khá nhiều các thông tin, kỹ thuật hữu ích vào trong quá trình chăn nuôi. Nguyên nhân các cán bộ tập huấn đều là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tập huấn tốt, truyền tải nội dung gần gũi dễ hiểu cho ngƣời chăn nuôi.
4.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt biển
Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt biển đƣợc đánh giá khá quan trọng. Hệ thống đƣờng điện cho vùng nuôi vịt xa khu dân cƣ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là trong giai đoạn úm vịt, hoặc vào lúc thời tiết thất thƣờng. Cùng với đó hệ thống kênh mƣơng, ao hồ thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động chăn nuôi vịt biển, nhất là thời điểm thả vịt ra đồng. Cùng với đó mạng lƣới giao thông cũng có ý nghĩa nhất định trong quá trình chăn nuôi vịt biển. Tuy nhiên, trong thời gian qua mạng lƣới giao thông tại các vùng nuôi, đặc biệt là chăn nuôi xã khu dân cƣ vẫn chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Đƣờng chính đã đƣợc đổ bê tông nhƣng các con đƣờng dẫn vào khu nuôi vẫn là đƣờng đất, do nhu cầu đi lại và vận chuyển nhiều nên đã bị xuống cấp. Đƣờng có nhiều ổ voi, ổ gà lại là đƣờng đất nên không chỉ vào những ngày mƣa mà ngay cả những ngày nắng việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn. Chất lƣợng các con đƣờng xuống cấp gây những trở ngại cho quá trình vận chuyển, lƣu thông các đầu vào phục vụ cho công tác chăm sóc và các sản phẩm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng con giống và chất lƣợng sản phẩm. Hệ thống giao thông tốt sẽ rất thuận tiện cho việc vận chuyển tiêu thụ sản
phẩm cũng nhƣ vận chuyển thức ăn phục vụ sản xuất, ngoài ra giúp ích rất lớn cho ngƣời nuôi trong việc quản lý, chăm sóc vịt.
Bảng 4.23. Đánh giá của hộ nông dân về cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt biển trên địa bàn huyện Tiên Lãng
ĐVT: % số hộ
Chỉ tiêu Thuận lợi Bình thƣờng Khó khăn
Hệ thống thủy lợi 40,74 51,85 7,41
Hệ thống giao thông 17,28 61,73 20,99
Hệ thống điện 22,22 43,21 34,57
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Bên cạnh đó hệ thống điện cung cấp cho vùng chăn nuôi xa khu dân cƣ còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân là do các vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cƣ thƣờng là khu vực khai hoang, cánh đồng đƣợc ngƣời dân cải tạo lại để phát triển kinh tế, do vậy các đƣờng dây điện chủ yếu là cuối nguồn và do ngƣời dân tự kéo nên điện áp thƣờng không đảm bảo. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi vịt biển ở huyện Tiên Lãng còn khá nhiều bất cập, thiếu và gây khó khăn cho phát triển chăn nuôi vịt biển trong thời gian tới.
4.2.4. Nhận thức, hiểu biết của ngƣời chăn nuôi
Đồ thị 4.6. Tỷ lệ ngƣời chăn nuôi đƣợc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng (2018)
Nhận thức và hiểu biết của ngƣời chăn nuôi có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi vịt biển. Nhận thức và hiểu biết của ngƣời chăn nuôi đảm bảo sẽ giúp quá trình chăn nuôi của hộ đƣợc thuận lợi, tỷ lệ hao hụt ít, hiệu suất