Tăng cường quản lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 97 - 99)

Coi trọng việc CBTD phối hợp với các bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, hậu kiểm thường xuyên kiểm tra, rà soát các khoản vay nhằm phát hiện sớm sai sót trong quy trình nghiệp vụ, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng. Thực vậy, việc kiểm tra qua nhiều người, nhiều bộ phận sẽ giúp Chi nhánh phát hiện những sai sót mà có thể trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bản thân các CBTD chưa nhìn nhận thấy. Bên cạnh đó việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ góp phần nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mỗi CBTD. Tất cả các điều này đều nhằm hạn chế các sai sót phát sinh, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng ở mức thấp nhất.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay

Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, do đó sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng các khoản vay đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì thế, Ngân hàng cần bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV và thực tế diễn biến kinh tế tại địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xác định chất lượng tín dụng đối với từng khách hàng và năng lực quản lý chất lượng tín dụng của từng CBTD để sớm phát hiện nợ tiềm ẩn rủi ro, hạn chế nợ xấu phát sinh. Việc thường xuyên kiểm tra sẽ thu thập được nhiều thông tin, biết được hiện trạng dòng tiền vào, ra cũng như tình hình tài chính và

hoạt động kinh doanh của các DNNVV và năng lực của từng cán bộ tín dụng trong công tác cho vay, từ đó sẽ có những phương án xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra, hạn chế rủi ro và tổn thất xảy ra cho ngân hàng nếu có.

Bên cạnh đó, coi trọng công tác phối hợp với bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận hậu kiểm nhằm phát hiện sớm các sai sót trong quy trình nghiệp vụ, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng. Thực vậy, việc kiểm tra qua nhiều người, nhiều bộ phận sẽ giúp Chi nhánh phát hiện sớm những sai sót trong quy trình cho vay mà có thể trong quá trình thực nghiệp vụ bản thân các cán bộ tín dụng chưa nhìn nhận thấy. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ góp phần nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng. Tất cả các điều đó đều có tác dụng hạn chế các sai sót phát sinh trong quy trình nghiệp vụ, hạn chế rủi ro cho ngân hàng

Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn

Khi khoản vay đã chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân tình trạng trên. Để quản lý cho vay hiệu quả ngân hàng cần tìm biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuỳ theo từng nguyên nhân mà Ngân hàng đưa ra biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi được vốn vay.

Ngân hàng có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay: khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chưa cần đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh của khách hàng….

Ngân hàng có thể vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: có thể giảm nợ hoặc cho vay liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất vay, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt trái của nó nên ngân hàng cần đánh giá đúng và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng sau này.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 97 - 99)