3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trọng tâm… của ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2017; số liệu thống kê của các diễn đàn, thông tin báo chí trên các website điện tử.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp trong khóa luận này được thu thập bằng phương pháp điều tra khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, gửi mail. Đây là thông tin quan trọng giúp cho việc tìm hiểu vấn đề cho vay DNNVV của ngân hàng có căn cứ thực tế.
Việc thu thập số liệu mới bằng điều tra đại diện khách hàng và tổ chức kinh tế sử dụng sản phẩm cho vay đối với DNNVV của BIDV Từ Sơn để đưa vào mô hình nghiên cứu. Các bước điều tra bao gồm các bước:
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng, phạm vi điều tra
Điều tra khách hàng tổ chức kinh tế sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng. Phạm vi điều tra là những khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ cho vay DNNVV tại BIDV Từ Sơn. Thông qua mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn, thực hiện khảo sát, phỏng vấn khách hàng ngẫu nhiên khi đến giao dịch và sử dụng sản phẩm của ngân hàng để nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cho vay đối với DNNVV từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý cho vay đối với DNNVV.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng cho khách hàng doanh nghiệp và chính các cán bộ tín dụng đang công tác tại ngân hàng, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về doanh nghiệp, những thông tin về ý kiến đánh giá của họ về sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ cũng như chế độ chăm sóc khách hàng, hay mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng. Những thông tin này được thể hiện cụ thể qua những câu hỏi cụ thể sao cho khách hàng trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Bước 3: Tiến hành khảo sát thử
Chọn 15 đơn vị mẫu để tiến hành điều tra thử để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Chỉnh sửa phiếu điều tra khi phát hiện có sai sót.
Bước 4: Sau khi điều chỉnh phiếu điều tra chính thức được sử dụng để phỏng vấn.
Việc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp hoặc gửi mail cho các khách hàng.
Khách hàng được điều tra khảo sát phần lớn là khách hàng có sử dụng dịch vụ cho vay DNNVV tại BIDV Từ Sơn, các ngân hàng khác cũng như chi nhánh khác của BIDV. Phiếu phát ra tập trung khách hàng quan trọng, khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết là chủ yếu. Vì đây là khách hàng có số dư nợ thường xuyên với doanh số trung bình 2 tỷ đến 10 tỷ /tháng tại Chi nhánh, là khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh. Điều này sẽ giúp việc khảo sát được khách quan phản ánh chính xác ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cho vay đối với DNNVV của BIDV Từ Sơn. Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu từ 80 đến 100 mẫu hợp lệ, để thu được mẫu này đã phát đi 120 phiếu thu về và xử lý số liệu thì thu được 112 phiếu hợp lệ được giữ lại để đưa vào phân tích. Kết quả của phiếu phát đi và thu về thể hiện bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả phát phiếu khảo sát
Đơn vị tính: phiếu Khách hàng Số phiếu phát ra Số phiếu hợp lệ Tổng 120 112 Cán bộ 20 12 Doanh nghiệp 100 100 3.2.2. Phương pháp phân tích
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Phương pháp mô tả dữ liệu dựa trên dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh; biểu hiện dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt.
3.2.2.2 Thống kê so sánh
So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.3.1. Tiêu chí đánh giá về thu nhập
Chỉ tiêu đánh giá về thu nhập cho vay DNNVV bao gồm: * Mức gia tăng doanh số cho vay đối với DNNVV (H1)
Doanh số cho vay đối với DNNVV là tổng dư nợ nhóm khách hàng
DNNVV. Khi đó, mức gia tăng doanh số cho vay đối với DNNVV được xác định theo công thức:
H1= Doanh số cho vay DNNVV kỳ này – Doanh số cho vay DNNVV kỳ trước x100 Doanh số cho vay DNNVV kỳ trước
Chỉ tiêu mức gia tăng doanh số cho vay đối với DNNVV cho biết số tiền khách hàng vay tại chi nhánh năm ngay tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước, qua đó giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình biến động tăng, giảm doanh số cho vay DNNVV để có những biện pháp phù hợp và kịp thời. Nếu chỉ số H1 cao, chứng tỏ nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng cao, số lượng khách hàng tiếp cận vốn nhiều hơn, lượng tiền thanh toán lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng và phát triển dịch vụ cho vay đối với DNNVV.
3.2.3.2. Tiêu chí đánh giá về số lượng khách hàng DNNVV
Tiêu chí đánh giá về số lượng khách hàng DNNVV bao gồm: * Mức gia tăng số món cho vay DNNVV (H2)
Số món cho vay DNNVV là số lượng tài khoản vay DNNVV mà ngân hàng thực hiện. Khi đó, mức gia tăng số món cho vay DNNVV được xác định theo công thức:
H2 =
Số món cho vay DNNVV kỳ này – Số món cho
vay DNNVV kỳ trước x 100 Số món cho vay DNNVV kỳ trước
Chỉ tiêu mức gia tăng số món cho vay DNNVV cho biết số lượng tài khoản vay năm nay tăng hay giảm bao nhiêu lần so với năm trước. Qua đó, có thể đánh giá về tình hình mở rộng cho vay đối với DNNVV của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu H2 cao, điều này cho thấy dịch vụ cho vay DNNVV được quan tâm, hoạt động thu hút khách hàng được đẩy mạnh. Khi đó, ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ gia tăng số món cho vay DNNVV, củng cố hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.
* Mức gia tăng tỷ trọng cho vay DNNVV (H3)
Tỷ trọng cho vay DNNVV là tỷ lệ doanh số cho vay DNNVV chiếm trong tổng doanh số cho vay DNNVV ra tại ngân hàng. Công thức xác định mức gia tăng tỷ trọng cho vay DNNVV:
H3 = Tỷ trọng cho vay DNNVV
kỳ này -
Tỷ trọng cho vay DNNVV kỳ trước
Chỉ tiêu mức gia tăng tỷ trọng cho vay DNNVV cho biết trong năm nay tỷ trọng cho vay DNNVV biến động tăng, giảm bao nhiêu so với năm trước. Nếu chỉ tiêu H3 cao, điều này cho thấy, cho vay DNNVV chiếm một vị trí quan trọng trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu H3 âm chứng tỏ công tác mở rộng cho vay DNNVV vẫn chưa đạt được kết quả khả thi. Khi đó, ngân hàng cần có sự xem xét, điều chỉnh chính sách phù hợp và hiệu quả hơn nhằm phát huy hết vai trò của cho vay DNNVV.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỪ SƠN
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2015 – 2017, tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV CN Từ Sơn tuy có tăng trưởng nhưng không ổn định.
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển ( %) 2016/2015 2017/2016 Tổng thu nhập 160,2 335,5 280,8 209,4 83,7 Trong đó
Thu từ hoạt động cho vay 120 250,2 210,3 208,5 84,1 Thu từ dịch vụ 40,2 85,3 70,5 212,2 82,6 Tổng chi phí 125,7 265,4 220,5 211,1 83,1
Trong đó
DPRR 0 1,5 5
Lợi nhuận 34,5 70,1 60,3 203,2 86,0 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV chi nhánh Từ Sơn Năm 2015, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là 160,2 tỷ đồng; năm 2016, thu nhập đạt 335,5 tỷ đồng, tăng 209,4% so với năm 2015; năm 2017, thu nhập của Chi nhánh giảm xuống còn 280,8 tỷ đồng, tương đương giảm 16,3% so với năm 2016. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2015 là 125,7 tỷ đồng; năm 2016, tổng chi phí là 265,4 tỷ đồng, tương đương tăng 211,1% so với năm 2015; năm 2017, tổng chi phí của Chi nhánh là 220,5 tỷ
đồng, tương đương giảm 16,9% so với năm 2016. Đặc biệt, trong năm 2016, thu nhập và chi phí của BIDV chi nhánh Từ Sơn đã tăng khá nhanh, thu nhập tăng 209,4% và chi phí tăng 212,2% so với năm 2015.
Năm 2017 bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế lợi nhuận giảm 14% so với năm 2016. Tổng thu nhập và tổng chi phí cùng giảm trong năm 2017, do cạnh tranh gay gắt trong địa bàn và khách hàng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế dẫn đến hoạt động của ngân hàng giảm sút.
Từ năm 2015 đến năm 2017, trong tổng thu nhập của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Nhìn chung trong 3 năm đó, thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm khoảng 75% tổng thu nhập của Chi nhánh. Điều này cho thấy được sự ổn định trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho BIDV chi nhánh Từ Sơn.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển BIDV Từ Sơn đã đạt được những kết quả cao trên các mặt. Đến 31/12/2017 một số chỉ tiêu chính của chi nhánh đạt:
+ Dư nợ cho vay cuối kỳ đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 2.617 tỷ, gấp 10 lần thời điểm thành lập.
+ Huy động vốn cuối kỳ đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 1.901 tỷ đồng, gấp 15 lần thời điểm thành lập.
+ Lợi nhuận trước thuế đạt 60,3 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng gấp 18 lần và thu dịch vụ ròng đạt xấp xỉ 19 tỷ đồng, tăng 18,6 tỷ đồng, gấp 94 lần so với thời điểm thành lập.
Với những bước chuyển mình vững chắc, từ một chi nhánh xếp hạng 3 có kết quả hoạt động thấp, chất lượng hoạt động có nguy cơ rủi ro cao nhưng chi nhánh đã phấn đấu hết sức mình để đến năm 2015 được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận là chi nhánh hạng 1. Khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 1 điểm giao dịch duy nhất, đến nay ngoài trụ sở chi nhánh còn có thêm 4 Phòng giao dịch trong đó có 1 phòng giao dịch được xếp hạng đặc biệt, 2 trong 3 Phòng giao dịch được công nhận xếp hạng 1 chỉ sau 1 năm nâng cấp hoạt động theo mô hình mới.
Lượng khách hàng tăng lên đáng kể cả về quy mô và chất lượng. BIDV Từ Sơn phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng đa dạng, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực thương mại, dịch vụ công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp... Tính đến nay số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh đạt trên 28.000 khách hàng trong đó khách hàng quan trọng, thân thiết hơn 850 khách hàng. Hệ thống mạng lưới ngân hàng tự động của chi nhánh có 9 máy ATM và 25 máy POS luôn sẵn sàng phục vụ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua và phần thưởng cao quý.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả, tiêu biểu là giai đoạn 2015 – 2016. Năm 2016, lợi nhuận BIDV chi nhánh Từ Sơn đạt được xấp xỉ 70 tỷ đồng, gấp đôi lợi nhuận của năm 2015. Tuy nhiên, lợi nhuận của Chi nhánh năm 2017 thấp hơn lợi nhuận năm 2016. Nguyên nhân của tình trạng này là do thu nhập và chi phí tốc độ giảm tương đương ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng cho vay chậm, ngoài ra Chi nhánh đối mặt với những khoản nợ xấu từ những khách hàng không trả được nợ vay.
4.1.2. Tình hình huy động vốn
* Phân tích tình hình huy động vốn
Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, nâng cao năng suất lao động để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Nhờ đó, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã đạt được nhiều thành công và mang lại những khoản thu nhập đáng kể. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện cụ thể trong bảng 4.2.
Qua bảng 4.2, cho thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV chi nhánh Từ Sơn trong thời gian qua liên tục tăng trưởng và mở rộng, gắn liền với quá trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, Ngân hàng đang sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm dân cư; tiền gửi các tổ chức kinh tế, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ; tiền gửi cá nhân, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thẻ ATM và tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Bảng 4.2. Tình hình số dư huy động vốn của BIDV, chi nhánh Từ Sơn năm 2015 – 2017
CHỈ TIÊU
NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 Tốc độ phát triển (%)
Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016
1.Theo loại tiền tệ 1.641,4 2.003,8 2.316,7 122,1 115,6
VNĐ 1.610,8 98,1 1.980,5 98,8 2.300,5 99,3 123,0 116,2
Ngoại tệ 30,6 1,9 23,3 1,2 16,2 0,7 76,1 69,5
2. Theo hình thức tiền gửi 1.641,4 2.003,8 2.316,7 122,1 115,6
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 92,5 5,6 145,5 7,3 246,4 10,6 157,3 169,3
Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1.222,7 74,5 1.620,8 80,9 1.840,5 79,4 132,6 113,6
VHĐ từ định chế tài chính 326,2 19,9 237,5 11,9 229,8 10,0 72,8 96,8
Nguồn: Phòng Kế toán BIDV chi nhánh Từ Sơn
Năm 2015, BIDV chi nhánh Từ Sơn huy động được 1.641,4 tỷ đồng. Trong năm 2016, nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục được gia tăng, đạt 2.003,8 tỷ đồng, tương đương tăng 22,1% so với năm 2015. Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 2.316,7 tỷ đồng, tăng 312,9 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương đạt tốc độ tăng trưởng là 15,6%.
Trong năm 2015, lãi suất huy động duy trì được đà gia tăng vào những tháng cuối năm 2015, tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm, ổn định trong quý II và quý III và gia tăng mạnh trong 02 tháng cuối năm. Nhờ vậy mà vốn huy động của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Sang năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động không cao, nguyên nhân là năm 2016, tình hình huy động vốn của các NHTM diễn ra hết sức phức tạp, cuộc đua lãi suất bất chấp quy định của NHNN khiến các lãi suất tăng cao thế nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm so với tiết kiệm ngoại tệ. Tâm lý lo ngại tiền đồng mất giá trước sức ép của lạm phát, nên không ít người đã chuyển hướng sang nắm giữ ngoại tệ và các kênh đầu tư khác (vàng, chứng khoán, bất động sản,…) thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.
Theo các ngân hàng, một lượng vốn dồi dào sẽ đảm bảo các chỉ số an toàn tốt hơn, chủ động hơn trong kinh doanh. Trên thực tế, còn một lý do khác là từ tháng 09/2016, thông tư 21 của Ngân hàng nhà nước có hiệu lực, vay liên ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ, do vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh huy