Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 67 - 76)

Bảng 4.3 cho thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng qua các năm. Đạt được kết quả như vậy trước hết là nhờ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp luôn gia tăng; cơ chế cho vay, chính sách lãi suất thỏa thuận của ngành ngân hàng có sự đổi mới theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, có sự nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh đã đưa hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển.

Bảng 4.3.Tình hình doanh số cho vay và dư nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Doanh số cho vay 2.330 3.770 4.500 Tổng dư nợ 2.327 2.870 3.000

Năm 2015, doanh số cho vay đạt 2.330 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số cho vay tăng mạnh, khoảng 61,8% so với năm 2015 và đạt 3.770 tỷ đồng. Đến năm 2017, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng, nhưng mức tăng thấp hơn so với năm 2016, khoảng 19,4% so với năm 2016 và khoảng 93% so với năm 2015, đạt 4.500 tỷ đồng.

Qua bảng 4.3, có thể thấy hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2015, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 2.327 tỷ đồng, đến năm 2016, dư nợ cho vay đạt 2.870 tỷ đổng, tăng 543 tỷ đồng, tương đương tăng 18,9%. Tính tới thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng, tương đương tăng 4,3% so với năm 2016.

4.1.3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với BIDV Từ Sơn

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gần đây thể hiện một cách tổng quát và khách quan nhất về hoạt động cho vay của BIDV Từ Sơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo số liệu của bảng 4.4 và bảng 4.5 dưới đây cho thấy năm 2015, BIDV Từ Sơn đã đầu tư cho 331 doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau; năm 2016 tăng thêm 96 doanh nghiệp, đạt tổng số 427 doanh nghiệp; năm 2017 có tổng số 573 doanh nghiệp, tăng 146 doanh nghiệp so với năm 2016. Việc tăng số lượng doanh nghiệp này là do chính sách của Nhà nước làm cho số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa nhiều hơn, đó cũng là do sự nỗ lực, cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng của BIDV Từ Sơn. Nhìn chung, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Chi nhánh, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì thị phần đầu tư vốn cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh vẫn rất nhỏ bé so với nền kinh tế.

Bảng 4.4. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ cho vay với BIDV Từ Sơn chia theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: doanh nghiệp

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016 Doanh nghiệp tư nhân 65 19,6 77 18,0 101 17,6 118,5 131,2 Công ty cổ phần 50 15,1 68 15,9 89 15,5 136,0 130,9 Công ty TNHH 127 38,4 180 42,2 275 48,0 141,7 152,8 Đơn vị trực thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh 83 25,1 93 21,8 96 16,8 112,0 103,2 Doanh nghiệp nhà nước 6 1,8 9 2,1 12 2,1 150,0 133,3 Tổng cộng 331 100,0 427 100,0 573 100,0 129,0 134,2

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa được BIDV Từ Sơn tài trợ, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và tốc độ tăng hàng năm rất chậm. Trong giai đoạn 2015 – 2017, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước chỉ giao động từ 1,8% - 2,1%. Trong số những doanh nghiệp được Chi nhánh tài trợ, loại hình công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2015, công ty TNHH chiếm 38,5% với 127 doanh nghiệp, đến năm 2017 là 275 doanh nghiệp, chiếm khoảng 48% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cho thấy công ty TNHH ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh nên quan hệ cho vay với doanh nghiệp này ngày càng mở rộng hơn.

Bảng 4.5. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ cho vay với BIDV Từ Sơn chia theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: doanh nghiệp

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016 Thương mại 137 41,4 183 42,9 241 42,0 133,6 131,7 Dịch vụ tiêu dùng 96 29,0 138 32,3 189 33,0 143,8 137,0 Nông nghiệp 40 12,1 35 8,2 40 7,0 87,5 114,3 Các ngành khác 58 17,5 71 16,6 103 18,0 122,4 145,1 Tổng cộng 331 100,0 427 100,0 573 100,0 129,0 134,2

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Xét về lĩnh vực hoạt động, BIDV Từ Sơn tập trung vào các ngành thương mại và dịch vụ tiêu dùng. Lĩnh vực thương mại được Chi nhánh tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cà phê, thủy sản,… Các ngành khác được Chi nhánh tài trợ thường là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm, nhiên liệu,…

Hầu hết các ngành kinh tế được tài trợ tại Chi nhánh đều có tỷ trọng tăng qua các năm trừ ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là ngành nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp quy mô, mặt khác, địa bàn BIDV Từ Sơn là khu vực gần trung tâm thành phố nên những ngành khác có điều kiện phát triển hơn. Nhìn chung lĩnh vực đầu tư cho vay của BIDV Từ Sơn còn rất hạn chế.

a. Một số khó khăn về vốn và cho vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ cho vay với BIDV Từ Sơn

Cũng như các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ cho vay với Chi nhánh Từ Sơn đều gặp những khó khăn khi thành lập, đăng ký kinh doanh, khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, có một hạn chế cơ bản, đứng đầu trong số những khó khăn đó là vấn đề về vốn. Nhìn chung, vốn đầu tư

ban đầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp này thường giao động ở mức từ 1 đến 2 tỷ đồng. Việc hạn chế về tài sản đảm bảo khiến các doanh nghiệp này càng khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng vì thế việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn thấp.

b. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc duy trì giao dịch với những khách hàng truyền thống tín nhiệm cao, Chi nhánh tiếp tục mở rộng quan hệ cho vay với một số doanh nghiệp mới thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tình hình doanh số cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDV Từ Sơn năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017

Tổng doanh số cho vay Tỷ đồng 2.330 3.770 4.500 Doanh số cho vay DNNVV Tỷ đồng 1.170 2.126 2.367

Tỷ trọng % 50,2 56,4 52,6

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Từ bảng 4.6 cho thấy, doanh số cho vay của BIDV Từ Sơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng. Năm 2015, doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là 1.170 tỷ đồng, chiếm 50,2% tổng doanh số cho vay. Năm 2016, doanh số cho vay đạt 2.126 tỷ đồng, tương đương tăng 45% so với năm 2015. Năm 2017, doanh số cho vay đạt 2.367 tỷ đồng, tương đương tăng 10,2% so với năm 2016. Năm 2017, tốc độ tăng doanh số cho vay giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2016 của Chi nhánh tương đối cao, cho thấy mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả, có sự tăng trưởng cho vay qua các năm, đạt được kế hoạch cho vay đã đưa ra, đồng thời khẳng định khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng.

Năm 2017, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay có tăng nhưng không cao như năm trước, nguyên nhân là năm 2017, lãi suất cho vay tăng cao, nhiều doanh nghiệp khó gánh nổi lãi vay phải trả cho Ngân hàng. Vì vậy, lượng khách hàng của Ngân hàng cũng giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng doanh số cho

vay. Cũng trong năm 2017, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao, doanh nghiệp không bán được hàng, không quay vòng được vốn kinh doanh do vậy mà doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, không phát sinh những khoản vay ngân hàng mới.

c. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của BIDV Từ Sơn, luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ và không ngừng gia tăng qua các năm thể hiện qua bảng 4.7

Bảng 4.7. Tình hình dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDV Từ Sơn năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%)

Dư nợ DNNVV 594 100,0 842 100,0 950 100,0

Theo loại tiền tệ

VND 456 76,8 720 85,5 864 90,9 Ngoại tệ (quy ra VND) 138 23,2 122 14,5 86 9,1 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 495 83,3 686 81,5 756 79,6 Trung và dài hạn 99 16,7 156 18,5 194 20,4 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn

Phân loại dư nợ cho vay theo loại hình tiền tệ

Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ, tỷ trọng của VND luôn chiếm khá cao và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2015, giá trị VND trong tổng dư nợ đạt 456 tỷ đồng, chiếm 76,8% dư nợ. Năm 2016, VND dư nợ theo VND đạt 720 tỷ đồng, chiếm 85,5%. Năm 2017, dư nợ theo VND đạt 864 tỷ đồng, chiếm 90,9% trong tổng dư nợ cho vay. Kết quả trên đạt được là do trong giai đoạn 2015 – 2017, chính sách vay ngoại tệ của BIDV Từ Sơn vẫn còn chặt chẽ, chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc có nguồn thu ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, đồng thời lãi suất cho vay ngoại tệ có chiều hướng tăng

do nguồn vốn huy động ngoại tệ tại Chi nhánh còn hạn chế, nên các doanh nghiệp trong nước có xu hướng vay VND nhiều hơn.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cho vay tuy có tăng trưởng nhưng chưa đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra.

Phân loại dư nợ theo kỳ hạn nợ

Theo số liệu của bảng 4.7 cho thấy, BIDV Từ Sơn chủ yếu là đầu tư vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 80% tổng dư nợ, trong đó chủ yếu là cho vay loại hình công ty TNHH. Dư nợ trung dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kỳ hạn cho vay, dư nợ theo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2015, dư nợ ngắn hạn đạt 495 tỷ đồng, chiếm 83,3% trong tổng dư nợ. Năm 2016, dư nợ ngắn hạn đạt 686 tỷ đồng, tương đương đã tăng 38,6% so với năm 2015, chiếm 81,5% tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 756 tỷ đồng, chiếm 79,6% tổng dư nợ, tương đương tăng 10,2% so với năm 2016.

Xét về mức tăng trưởng bình quân thì tốc độ tăng trưởng của loại hình trung dài hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của kỳ hạn dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tốc độ tăng cho vay trung dài hạn không nhanh bằng tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn, do đó tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ tại BIDV Từ Sơn với tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn không có chênh lệch lớn.

Nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng cho vay của năm 2017 không cao là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy mà cầu cho vay không tăng.

d. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Hiện nay thu nhập chính của các ngân hàng thương mại vẫn từ hoạt động cho vay, BIDV Từ Sơn cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó điều này thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8. Thu nhập từ hoạt động cho vay của BIDV Từ Sơn năm 2015 -2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017

Tổng thu nhập Tỷ đồng 160,2 335,5 280,8 Thu từ hoạt động cho vay Tỷ đồng 120 250,2 210,3 Thu từ dịch vụ Tỷ đồng 40,2 85,3 70,5

Tỷ trọng % 74,9 74,6 74,9

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay của BIDV Từ Sơn qua các năm bình quân xấp xỉ 75%. Tỷ lệ này tương đối cao, chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay, góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng và đảm bảo được chất lượng cho hoạt động cho vay.

e. Chỉ tiêu vòng quay vốn vay

Vòng quay vốn vay thể hiện tốc độ quay vòng một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn cho vay tại BIDV Từ Sơn thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9. Vòng quay vốn cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDV Từ Sơn năm 2015 -2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017

Doanh số thu nợ DNNVV Tỷ đồng 1.290 2.305 2.500 Dư nợ DNNVV Tỷ đồng 594 842 950 Vòng quay vốn cho vay Vòng 2,17 2,74 2,63 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Năm 2017, vòng quay vốn cho vay thấp hơn so với năm 2015 và năm 2016. Đó là do năm 2017, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không có nhiều khả quan, ảnh hưởng khả năng trả nợ vay ngân hàng. Nhìn chung, vòng

quay vốn cho vay của BIDV Từ Sơn trong giai đoạn 2015 – 2017 đều lớn hơn 2, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn cho vay của Chi nhánh khá tốt.

Hệ số sử dụng vốn cho phép đánh giá hiệu quả trong hoạt động cho vay của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được. Hệ số sử dụng vốn tại BIDV Từ Sơn thể hiện qua bảng 4.10

Bảng 4.10. Hệ số sử dụng vốn của BIDV Từ Sơn năm 2015 - 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017

Tổng dư nợ Tỷ đồng 2.327,0 2.870,0 3.000,0 Tổng vốn huy động Tỷ đồng 1.641,4 2.003,8 2.316,7 Hệ số sử dụng vốn % 141,8 143,2 129,5 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Dựa vào bảng 4.10, có thể rút ra nhận xét về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng. Hệ số sử dụng vốn của BIDV CN Từ Sơn từ năm 2015 đến năm 2017 nằm trong khoảng quy định (30% - 100%). Năm 2015, Ngân hàng cho vay hết 58% vốn huy động, năm 2016 là 60%, và năm 2017 là 70%. Các tỷ lệ đều nhỏ hơn 1, cho thấy Ngân hàng vẫn chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí vốn.

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng cho vay năm 2017 thấp hơn nhiều so với năm 2016, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp trong năm 2017 rất thấp. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro và sau một thời gian dài nền kinh tế trong nước tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp dẫn đến tổng cầu sụt giảm mạnh, khiến 70% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nợ cao, gặp khó trong trả nợ. Hàng tồn kho chưa có dấu hiệu giảm, doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 67 - 76)