KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 99)

5.1. KẾT LUẬN

1/ Quản lý cho vay vô cùng quan trọng trong cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại. Nội dung đánh giá công tác quản lý cho vay đối với DNNVV gồm: a)Quản lý cho vay theo quy trình; b) Quản lý cho vay theo phương thức; c) Quản lý cho vay theo mức độ tín nhiệm; d) Quản lý cho vay theo nợ quá hạn

2/ Qua thực trạng đánh giá công tác quản lý cho vay DNNVVN tại BIDV chi nhánh Từ Sơn cho thấy đối với công tác quản cho vay theo quy định tại BIDV CN Từ Sơn tương đối hợp lý theo tổng hợp ý kiến của khách hàng và cán bộ tín dụng:

- Đối với công tác quản lý cho vay theo quy trình: Hầu hết đánh giá thì quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là tương đôi hợp lý của với ý kiến của khách hàng và cán bộ tín dụng được khảo sát ý kiến tỷ lệ lên đến 90%. Chi có một vài điểm bất cập ở bước 2 thẩm định khách hàng, do chi nhánh áp dụng mô hình TA2 nên các khoản tín dụng đều qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại khách hàng mà nguồn nhân lực còn hạn chế dẫn đến thời gian bị chậm trễ dẫn đến có một vài điểm bất cập cần khắc phục.

- Đối với công tác quản lý cho vay theo phương thức: Hiện nay chi nhánh có địa bàn hoạt động nhỏ, chủ yếu tập trung làng nghề nhiều như Đồng Kỵ, Châu Khê, Phù Khê, Hương Mạc… nên chỉ áp dụng 2 phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Tỷ trọng của 02 phương thức dao động từ 40% đến 60%.

- Đối với công tác quản lý cho vay theo mức độ tín nhiệm: Chi nhánh đang áp dụng cung cấp sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có độ tín nhiệm từ BBB trở lên. Chính quan điểm này giúp cho ngân hàng kiểm soát được nợ quá hạn và khách hàng đều là những doanh nghiệp hoạt động làm ăn tốt nắm bắt tốt biến động của nền kinh tế.

- Đối với công tác quản lý cho vay theo nợ quá hạn: Do ban đầu đã xác định đối tượng khách hàng mà ngân hàng cung cấp dịch vụ đều có độ tín nhiệm tốt nên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh mức thấp cao nhất 5,13% năm 2015, năm 2017 tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 5 tỷ đồng do yếu tố khách quan biến động kinh tế vĩ mô.

3/ Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Từ Sơn gồm: a) Tăng cường quản lý nợ quá hạn; b) Nâng cao chất lượng cho vay qua quản lý mức độ tín nhiệm; c) Tăng cường đa dạng hóa phương thức cho vay; d) Hoàn thiện quản lý theo quy trình.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với đất nước trong thời gian tới là hết sức to lớn và nặng nề, chúng ta vừa phải vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời phải đẩy mạnh đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Riêng đối với ngành ngân hàng, để có thể lành mạnh hóa hệ thống và hoạt động hiệu quả hơn, các cơ quan quản lý vĩ mô cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các NHTM.

5.2.2. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, hoàn thiện các chế định pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

cho vay, đầu tư và vay vốn ngân hàng làm sao cho đơn giản, cụ thể và chính xác. Hoàn thiện chế định về quyền sở hữu tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn và các dịch vụ của ngân hàng.

Thứ hai, tạo môi trường bình đẳng, không phân biệt giữa các thành phần

kinh tế, giữa các doanh nghiệp, dù là lớn hay nhỏ, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh. Đặc biệt, nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách một tổ chức nghề nghiệp.

Thứ ba, tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mua bán, phát mại tài sản

thế chấp.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên cơ chế bảo lãnh một phần, nhằm khuyến khích các tổ chức cho vay thông qua việc gánh chịu một phần rủi ro cho vay. Với sự ra đời của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngày 17/04/2013, Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

5.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế đất nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý của mình.

NHNN cần tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả đề án cơ cấu lại các tổ chức cho vay và xử lý nợ xấu giai đoạn 2015 – 2020 đồng thời cùng các Bộ, Ban, Ngành địa phương quan tâm, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc để các NHTM tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, vừa tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin. Cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin cho vay (CIC), từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu, để thông tin đảm bảo độ chính xác, kịp thời và tin cậy nhằm giúp ngân hàng thẩm định khách hàng tốt hơn, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay. Đồng thời kết hợp với các tổ chức cho vay, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa trung tâm với các tổ chức cho vay.

Ngoài ra, NHNN cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính cho vay quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

5.2.4. Đối với Ngân hàng BIDV Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam cần sớm hình thành quỹ bảo lãnh cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thêm Phòng Giao dịch để tăng cường hỗ trợ vốn cho vay cho các doanh nghiệp nhanh, hiệu quả nhất.

Thành lập riêng một quỹ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa và phân bố cho các Phòng Giao dịch để các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn cho vay.

5.2.5. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản

thân doanh nghiệp, chú ý giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong chính bản thân các doanh nghiệp.

Thông thường vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có giải pháp tạo vốn tự có như vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động thông qua phát hành trái phiếu,…

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án; chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh cũng như những rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật; chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng, doanh nghiệp phải tự đánh giá, nâng cao sức cạnh tranh của mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên BIDV năm 2015 – 2017.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh BIDV năm 2015 – 2017.

3. Chính sách phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ngày 09/11/2017.

4. Công Quang (2017). Tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Truy cập ngày 18/07/2018 tại: www//dantri.com.vn /kinh-doanh/tao-dieu-kien-toi-uu-cho-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-tham-gia- vao-chuoi-gia-tri-toan-cau.

5. Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV TỪ SƠN

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên :

……….. 2. Tuổi : ………

3. Kinh nghiệm làm việc tại BIDV : ………năm

II. QUẢN LÝ CHO VAY

Câu 1. Anh/ Chị đánh giá thế nào về quy trình cho vay đang áp dụng tại BIDV Hợp lý

Chưa hợp lý

Câu 2. Khó khăn ở khâu nào? Tiếp xúc khách hàng Thẩm định khách hàng Tập hợp hồ sơ

Giải ngân

Kiểm tra và xử lý nợ vay

Câu 3. Anh /Chị đánh giá thế nào về sự đa dạng của phương thức cho vay? Tốt

Không tốt

Câu 4. Theo anh / chị, phương thức cho vay nào thường được khách hàng sử dụng tại BIDV Từ Sơn

Phương thức cho vay từng lần

Phương thức cho vay theo hạn mức cho vay Tại sao:

……… ………

Câu 5. BIDV có những ưu điểm gì so với ngân hàng khác :

……… ………

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV TỪ SƠN

Kính thưa quí khách hàng.

BIDV trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và gắn bó của quý khách hàng trong suốt thời gian qua.

Với phương châm” Luôn đồng hành, chia sẻ, cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” để có cải tiến và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chúng tôi kính mong quý khách hàng cho biết ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ của BIDV hiện nay.

Chúng tôi trân trọng và đánh giá cao mọi ý kiến đóng góp từ phía quý khách hàng. Kính chúc quý khách hàng sức khoẻ và thành công!

I. THÔNG TIN CHUNG DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp : ……… 2. Địa chỉ ……… 3. Đại diện doanh nghiệp/ Giám đốc: ……… 4. Thời gian hoạt động: ………( năm )

5. Thời gian vay vốn tại BIDV : ……….( năm) 6. Quy mô vốn vay………..

7. Mức độ tín nhiệm doanh nghiệp ( Do ngân hàng đánh giá ) :……… 8. Doanh nghiệp đã từng có nợ quá hạn tại BIDV không ?

Không Có

Số tiền quá hạn : ………..( tỷ đồng )

9. Doanh nghiệp có vay vốn tại Ngân hàng khác không ? Không

II. QUẢN LÝ CHO VAY

Câu 1. Anh/ chị đánh giá thế nào về khâu tiếp xúc khách hàng tại BIDV Từ Sơn

Rất hài lòng Hài lòng

Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 2. Anh/ chị đánh giá thế nào về khâu thẩm định khách hàng tại BIDV Từ Sơn

Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài long

Câu 3 . Anh/ chị đánh giá thế nào về khâu tập hợp hồ sơ khách hàng tại BIDV Từ Sơn

Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài long

Câu 4. Anh/ chị đánh giá thế nào về khâu giải ngân cho khách hàng tại BIDV Từ Sơn Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 5 . Anh/ chị đánh giá thế nào về phương thức cho vay từng lần tại BIDV Từ Sơn Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 6. Anh/ chị đánh giá thế nào về phương thức cho vay theo hạn mức tại BIDV Từ Sơn

Rất hài lòng Hài lòng

Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng

Câu 7. Doanh nghiệp gặp khó khăn gì khi vay vốn tại BIDV?

……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 99)