Hệ số sử dụng vốn của BIDV Từ Sơn năm 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 75 - 85)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017

Tổng dư nợ Tỷ đồng 2.327,0 2.870,0 3.000,0 Tổng vốn huy động Tỷ đồng 1.641,4 2.003,8 2.316,7 Hệ số sử dụng vốn % 141,8 143,2 129,5 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Dựa vào bảng 4.10, có thể rút ra nhận xét về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng. Hệ số sử dụng vốn của BIDV CN Từ Sơn từ năm 2015 đến năm 2017 nằm trong khoảng quy định (30% - 100%). Năm 2015, Ngân hàng cho vay hết 58% vốn huy động, năm 2016 là 60%, và năm 2017 là 70%. Các tỷ lệ đều nhỏ hơn 1, cho thấy Ngân hàng vẫn chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí vốn.

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng cho vay năm 2017 thấp hơn nhiều so với năm 2016, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp trong năm 2017 rất thấp. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro và sau một thời gian dài nền kinh tế trong nước tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp dẫn đến tổng cầu sụt giảm mạnh, khiến 70% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nợ cao, gặp khó trong trả nợ. Hàng tồn kho chưa có dấu hiệu giảm, doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu về vốn khó tăng.

Không có nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, khiến ngân hàng vướng phải nợ xấu, ngày càng thận trọng trong việc cung ứng cho vay. Về phía ngân hàng, thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn, một số tổ chức cho vay chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN. Điều này đã gây ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất cho vay để có thể kích thích tăng trưởng dư nợ cho vay cho năm 2017.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV CHI NHÁNH TỪ SƠN NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV CHI NHÁNH TỪ SƠN

4.2.1. Thực trạng quản lý theo quy trình

Có thể nói, trên địa bàn thị xã Từ Sơn, BIDV Từ Sơn có uy tín rất lớn đối với khách hàng, điều này làm cho ngày càng có nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

Khi đến với BIDV Từ Sơn, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm bởi vì ở đây tài sản của khách hàng luôn được trông coi cẩn thận (có phòng bảo vệ, có bãi để xe và không thu lệ phí). Khách hàng mới sẽ không mất nhiều thời gian để tìm quầy giao dịch bởi quầy giao dịch được đặt ở trung tâm thị xã.

Từ không gian giao dịch đến thái độ, phong cách làm việc chuyên nghiệp đều được các Cán bộ nhân viên của Ngân hàng coi trọng. Chính những điều đó đã góp phần vào sự thành công của Ngân hàng nói chung cũng như chất lượng cho vay nói riêng.

Quy trình cho vay đối với DNNVV hoàn toàn giống so với quy trình cho vay đối với doanh nghiệp thông thường. Tổ chức thực hiện theo quy trình có điều thuận lợi là cứ theo đúng quy định mà thực hiện. Song bên cạnh đó do đặc thù địa bàn nên có một vài điểm phải áp dụng cụ thể từng địa bàn.

Quy trình cấp tín dụng cho DNNVV bao gồm cụ thể 08 bước:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Bước 3: Thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh, dự án

Bước 4: Nhân viên thẩm định tài sản tiến hành thẩm định TSĐB

Bước 5: Tập hợp hồ sơ trình ban cho vay, hội đồng cho vay

Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ cho vay và thực hiện quyết định cấp cho vay

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Bước 8: Tất toán hợp đồng cho vay và lưu trữ hồ sơ

Quy trình thực tế cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh đang áp dụng như sơ đồ 4.1.

Hệ thống BIDV hiện nay áp dụng mô hình TA2 về quy trình cho vay. Do hiện nay cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng nên mỗi hệ thống ngân

hàng đều xây dựng tiêu chuẩn giao dịch, đạo đức nghề nghiệp để công việc hiệu quả hơn.

Sau khi tập hợp toàn bộ phiếu điều tra của khách hàng và cán bộ tín dụng được kết quả tại bảng 4.11.

Qua bảng 4.11, hầu hết khách hàng có tỷ lệ tương đối cao trong bước 1 tiếp xúc khách hàng từ 45 – 49 % hài lòng và rất hài lòng đều đó chứng tỏ khách hàng rất có thiện cảm với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN – Chi nhánh Từ Sơn.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV–chi nhánh Từ Sơn

Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Thẩm định khách hàng và phương án

dự án kinh doanh Thẩm định TSĐB

Tập hợp hồ sơ trình ban cho vay, hội đồng cho vay

Hoàn thiện hồ sơ cho vay và thực hiện quyết định cấp cho vay

Tất toán hợp đồng cho vay và lưu trữ hồ sơ

Bảng 4.11. Bảng ý kiến của khách hàng về quy trình cho vay tại BIDV Từ Sơn (số phiếu n=100)

LOẠI Ý KIẾN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ( % ) Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng Tiếp xúc khách hàng 45,0 49,0 1,0 2,0 3,0 Thẩm định khách hàng 20,0 15,0 60,0 3,0 2,0 Tập hợp hồ sơ 60,0 30,0 3,0 4,0 3,0 Giải ngân 70,0 15,0 5,0 5,0 5,0

Nguồn: Phiếu điều tra Bên cạnh đó Bước 2 thẩm định khách hàng thì tỷ lệ đó bị giảm hầu hết khách hàng cảm thấy chưa đến mức không hài lòng nhưng chỉ chấm ở mức điểm trung bình cho bước này. Nguyên nhân là do hệ thống áp dụng mô hình cấp tín dụng TA2 hồ sơ tín dụng sau khi được trình cấp có thẩm quyền thì chuyển sang một bộ phận Quản lý rủi ro thẩm định lại khách hàng. Điều này là cải cách tốt song đôi khi dẫn đến tình trạng bất cập về thời gian giải ngân nên tâm lý một số khách hàng không thoải mái.

Bước 3 và Bước 4 thì khách hàng đánh giá khá cao tỷ lệ rất hài lòng lên đến 60 - 70% , điều này thấy được uy tín của ngân hàng với khách hàng trong địa bàn.

Bảng 4.12 cho thấy được theo đánh giá của cán bộ tín dụng quy trình đang áp dụng tại chi nhánh tương đối hợp lý.

Bảng 4.12. Bảng ý kiến của cán bộ tín dụng về quy trình cho vay (số phiếu n = 12) LOẠI Ý KIẾN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ( % ) HỢP LÝ CHƯA HỢP LÝ QUY TRÌNH HỢP LÝ HAY CHƯA HỢP LÝ 91,7 8,3

Qua tìm hiểu và tổng hợp ý kiến trong phiếu điều tra cho thấy có một vài khó khăn trong quy trình quản lý tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp ý kiến của cán bộ tín dụng khó khăn trong quy trình cho vay (n=12)

LOẠI Ý KIẾN Mức độ đánh giá (%)

Tiếp xúc khách hàng 66,7

Thẩm định khách hàng 58,3

Tập hợp hồ sơ 16,7

Giải ngân 8,3

Kiểm tra và xử lý nợ vay 25,0 Nguồn: Phiếu điều tra Theo kết quả tổng hợp được hầu hết ý kiến cho rằng khó khăn gặp phải ở bước tiếp xúc tìm kiếm khách hàng do hiện nay cạnh tranh nhiều mặt khác những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động khá ổn định do đó mà việc tìm kiếm khách hàng mới gặp nhiều trở ngại chủ yếu khách hàng là phải đi lôi khéo từ ngân hàng khác sang.

Bên cạnh đó khâu thẩm định khách hàng cũng gặp không ít khó khăn do nhân lực còn hạn chế và ảnh hưởng của nền kinh tế nên khách hàng có mức độ tín nhiệm cao ngày càng ít hơn.

Quản lý theo quy trình thì mỗi cán bộ đều nắm chắc được kiến thức cơ bản song bên cạnh đó xảy ra một số hạn chế cấn khắc phục:

- Bước 4 nhân viên thẩm định giá trị tài sản cần phải là nhân viên có kinh nghiệm tránh trường hợp thiếu kiến thức mà định giá không sát với giá trị tài sản của khách hàng dễ xảy ra rủi ro cho khoản vay.

- Bước 7 : Kiểm tra sử dụng vốn vay cán bộ cần theo dõi sát sao khoản vay tính hình hoạt động của khách hàng. Khi thấy có hiện tượng bất thường cần báo cáo lãnh đạo kịp thời để có hướng giải quyết.

4.2.2. Thực trạng quản lý theo phương thức cho vay

Trong 8 phương thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hiện tại ở chi nhánh chỉ áp dụng 02 phương pháp là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức.

Bảng 4.14. Tình hình dư nợ cho vay theo phương thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Từ Sơn

LOẠI PHƯƠNG THỨC 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Cho vay từng lần 356 59,9 405 48,1 427 44,9 113,8 105,4 Cho vay theo hạn mức 238 40,1 437 51,9 523 55,1 183.6 119,7

Tổng cộng 594 100,0 842 100,0 950 100,0 141,7 112,8

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV Từ Sơn Chi nhánh BIDV Từ Sơn là chi nhánh mới thành lập hơn 10 năm, địa bàn hoạt động của chi nhánh nhỏ bên cạnh đó chủ yếu là làng nghề nên hiện tại chi nhánh mới triển khai áp dụng 02 phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức.

Trong đó, tỷ trọng giữa cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tương đối đồng đều. Năm 2015 cho vay từng lần là 356 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 59,9 % trong tổng dư nợ, cho vay hạn mức là 238 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40,1 % trong tổng dư nợ. Năm 2016 thì tỷ lệ này dịch chuyển dần dư nợ cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mức là 51,9 % đạt 437 tỷ đồng. Năm 2016 con số hoàn toàn ấn tượng tổng dư nơ tăng 41,7% trong đó cho vay theo hạn mức tăng 83,6 % còn cho vay từng lần tăng 13,8 %.

Năm 2017 cho vay từng lần là 427 tỷ đồng chiềm 44,9% tổng dư nợ, cho vay theo hạn mức là 523 tỷ đồng chiếm 55,1 % tổng dư nợ. Qua đó thấy được hình thức cho vay theo hạn mức dần được áp dụng phổ biến hơn so với hình thức cho vay từng lần. Cho vay theo hạn mức tín dụng là xây dựng cho khách hàng một hạn mức cố định trong thời gian 01 năm, trong khoảng thời gian này khách hàng cần vốn giải ngân ngay, khi có tiền hàng về có thể trả tiền cho ngân hàng mà có thể chưa đến hạn thanh toán mà không bị chịu bất kỳ khoản phí nào. Đây là điểm linh hoạt nổi trội ưu việt hơn hẳn của phương thức cho vay theo hạn mức với cho vay từng lần.

Bảng 4.15. Bảng ý kiến đánh giá của khách hàng về phương thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Từ Sơn (n =100)

LOẠI Ý KIẾN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ (%) Rất hài lòng Hài lòng Trung bình Không hài lòng Rất không hài lòng Cho vay từng lần 55,0 25,0 10,0 5,0 5,0 Cho vay theo hạn mức 85,0 10,0 2,0 2,0 1,0 Nguồn: Phiếu điều tra Theo bảng 4.15 theo đánh giá của khách hàng về 02 phương thức cho vay tứng lần và cho vay theo hạn mức đang áp dụng tại chi nhánh cho kết quả tương đối khả quan. Hầu hết khách hàng cho ý kiến rất hài lòng và hài lòng cao về 02 phương thức cho vay trên. Nhìn theo bảng ý kiến đánh giá cho thấy tỷ lệ tán thành rất hài lòng với phương thức cho vay theo hạn mức tương đối cao 85%. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức thì giản thiểu tối đa thời gian làm hồ sơ thủ tục, khách hàng không phải chịu phí trả nợ trước hạn như phương thức cho vay từng lần. nhờ đặc điểm trên mà hiện nay phương thức cho vay theo hạnmức đang dần chiếm ưu thế hơn đối với phương thức cho vay từng lần.

Trong dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mục đích cho vay của BIDV Từ Sơn, dư nợ theo mục đích cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có sự tăng trưởng liên tục từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2015, dư nợ theo mục đích cho vay khác chỉ đạt 46 tỷ đồng nhưng đến năm 2016, dư nợ cho vay khác đã đạt 70 tỷ đồng, tương đương tăng 52,2% so với năm 2015. Năm 2017, dư nợ cho vay khác đạt 96 tỷ đồng, tương đương tăng 37,1% so với năm 2016.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích cho vay, nếu như cho vay thông thường và cho vay khác có sự thay đổi tăng qua các năm thì cho vay bất động sản lại có dấu hiệu sụt giảm, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Năm 2016, cho vay bất động sản chỉ chiếm khoảng 11,2% tổng dư nợ cho vay, tương đương tăng 9,3% so với năm 2015. Năm 2017, cho vay bất động sản tiếp tục giảm, chiếm khoảng 10,9% tổng dư nợ cho vay năm 2017, tương đương tăng 10,6% so với năm 2016. Nguyên nhân cho vay bất động sản tăng trưởng thấp là do giai đoạn 2015 – 2017, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, giá bất động sản khá cao. Giá vàng tăng chóng mặt và biến động tỉ giá cũng khiến các nhà đầu tư cá nhân e

ngại. Quan trọng hơn, cho vay hạn chế và lãi vay cao khiến cho chủ đầu tư và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư vào nhà ở. Năm 2016, bất động sản tiếp tục đà tăng giá từ năm 2015. Đến khoảng giữa năm, thị trường bất động sản đã hoàn toàn chấm dứt chuỗi ngày tăng giá và bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cầu giảm, nợ xấu tăng. Đây chính là một sự khởi đầu cho trật tự mới trên thị trường bất động sản. Thực trạng của bất động sản năm 2017 còn tồn tại nhiều dự án dở dang, công trình dở dang và đền bù dở dang, bên cạnh đó giá sụt giảm, giao dịch sụt giảm và sức mua sụt giảm. Lượng hàng tồn kho trong bất động sản là rất lớn do nguồn cầu sụt giảm mạnh trong hơn một năm nay, trong khi nguồn cung mới thì lại tăng cao.

Nhìn chung, chỉ tiêu dư nợ của BIDV Từ Sơn đạt kết quả khá tốt, tăng đều qua các năm, chủ yếu tập trung ở ngắn hạn và VND.

So sánh với nguồn huy động ngắn hạn, ta thấy dư nợ ngắn hạn ở BIDV Từ Sơn như vậy là phù hợp, bởi nguồn huy động ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM nào, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Mặc dù cho vay trung và dài hạn theo các năm đã tăng lên nhưng tỷ trọng còn bé. BIDV Từ Sơn thường cấp cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi hầu hết mục tiêu của các doanh nghiệp này là bổ sung vốn kinh doanh, thời gian vay ngắn, nhanh đáo hạn do vậy Ngân hàng mau thu hồi lại được vốn đã cho vay. Khi cho vay tài trợ các dự án, thường có thời hạn dài, nhiều rủi ro vì vậy mà tỷ trọng cho vay tài trợ dự án chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới, BIDV Từ Sơn cần mở rộng cho vay hơn nữa, nâng cao khả năng tư vấn để giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả đầu tư tối đa. Khi đó, chất lượng cho vay sẽ được nâng cao theo đúng nghĩa của nó.

4.2.3. Thực trạng quản lý theo mức độ tín nhiệm

Hiện nay BIDV áp dụng cơ chế cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng có quan hệ tín dụng duy nhất tại BIDV (căn cứ theo báo cáo thông tin tín dụng trên hệ thống CIC) và đang được BIDV cấp tín dụng ngắn hạn theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng khách hàng không đủ TSĐB theo chính sách cấp tín dụng. Chi nhánh chỉ xem xét cấp tín dụng theo cơ chế khi khách hàng có tình hình tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh ổn định, phương án kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 75 - 85)