Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 61 - 74)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển ( %) 2016/2015 2017/2016 Tổng thu nhập 160,2 335,5 280,8 209,4 83,7 Trong đó

Thu từ hoạt động cho vay 120 250,2 210,3 208,5 84,1 Thu từ dịch vụ 40,2 85,3 70,5 212,2 82,6 Tổng chi phí 125,7 265,4 220,5 211,1 83,1

Trong đó

DPRR 0 1,5 5

Lợi nhuận 34,5 70,1 60,3 203,2 86,0 Nguồn: Phòng Kế toán BIDV chi nhánh Từ Sơn Năm 2015, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là 160,2 tỷ đồng; năm 2016, thu nhập đạt 335,5 tỷ đồng, tăng 209,4% so với năm 2015; năm 2017, thu nhập của Chi nhánh giảm xuống còn 280,8 tỷ đồng, tương đương giảm 16,3% so với năm 2016. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2015 là 125,7 tỷ đồng; năm 2016, tổng chi phí là 265,4 tỷ đồng, tương đương tăng 211,1% so với năm 2015; năm 2017, tổng chi phí của Chi nhánh là 220,5 tỷ

đồng, tương đương giảm 16,9% so với năm 2016. Đặc biệt, trong năm 2016, thu nhập và chi phí của BIDV chi nhánh Từ Sơn đã tăng khá nhanh, thu nhập tăng 209,4% và chi phí tăng 212,2% so với năm 2015.

Năm 2017 bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế lợi nhuận giảm 14% so với năm 2016. Tổng thu nhập và tổng chi phí cùng giảm trong năm 2017, do cạnh tranh gay gắt trong địa bàn và khách hàng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế dẫn đến hoạt động của ngân hàng giảm sút.

Từ năm 2015 đến năm 2017, trong tổng thu nhập của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Nhìn chung trong 3 năm đó, thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm khoảng 75% tổng thu nhập của Chi nhánh. Điều này cho thấy được sự ổn định trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho BIDV chi nhánh Từ Sơn.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển BIDV Từ Sơn đã đạt được những kết quả cao trên các mặt. Đến 31/12/2017 một số chỉ tiêu chính của chi nhánh đạt:

+ Dư nợ cho vay cuối kỳ đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 2.617 tỷ, gấp 10 lần thời điểm thành lập.

+ Huy động vốn cuối kỳ đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 1.901 tỷ đồng, gấp 15 lần thời điểm thành lập.

+ Lợi nhuận trước thuế đạt 60,3 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng gấp 18 lần và thu dịch vụ ròng đạt xấp xỉ 19 tỷ đồng, tăng 18,6 tỷ đồng, gấp 94 lần so với thời điểm thành lập.

Với những bước chuyển mình vững chắc, từ một chi nhánh xếp hạng 3 có kết quả hoạt động thấp, chất lượng hoạt động có nguy cơ rủi ro cao nhưng chi nhánh đã phấn đấu hết sức mình để đến năm 2015 được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam công nhận là chi nhánh hạng 1. Khi mới thành lập chi nhánh chỉ có 1 điểm giao dịch duy nhất, đến nay ngoài trụ sở chi nhánh còn có thêm 4 Phòng giao dịch trong đó có 1 phòng giao dịch được xếp hạng đặc biệt, 2 trong 3 Phòng giao dịch được công nhận xếp hạng 1 chỉ sau 1 năm nâng cấp hoạt động theo mô hình mới.

Lượng khách hàng tăng lên đáng kể cả về quy mô và chất lượng. BIDV Từ Sơn phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng đa dạng, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực thương mại, dịch vụ công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông nghiệp... Tính đến nay số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh đạt trên 28.000 khách hàng trong đó khách hàng quan trọng, thân thiết hơn 850 khách hàng. Hệ thống mạng lưới ngân hàng tự động của chi nhánh có 9 máy ATM và 25 máy POS luôn sẵn sàng phục vụ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển chi nhánh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua và phần thưởng cao quý.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả, tiêu biểu là giai đoạn 2015 – 2016. Năm 2016, lợi nhuận BIDV chi nhánh Từ Sơn đạt được xấp xỉ 70 tỷ đồng, gấp đôi lợi nhuận của năm 2015. Tuy nhiên, lợi nhuận của Chi nhánh năm 2017 thấp hơn lợi nhuận năm 2016. Nguyên nhân của tình trạng này là do thu nhập và chi phí tốc độ giảm tương đương ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng cho vay chậm, ngoài ra Chi nhánh đối mặt với những khoản nợ xấu từ những khách hàng không trả được nợ vay.

4.1.2. Tình hình huy động vốn

* Phân tích tình hình huy động vốn

Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, nâng cao năng suất lao động để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Nhờ đó, BIDV chi nhánh Từ Sơn đã đạt được nhiều thành công và mang lại những khoản thu nhập đáng kể. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện cụ thể trong bảng 4.2.

Qua bảng 4.2, cho thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV chi nhánh Từ Sơn trong thời gian qua liên tục tăng trưởng và mở rộng, gắn liền với quá trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, Ngân hàng đang sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm dân cư; tiền gửi các tổ chức kinh tế, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ; tiền gửi cá nhân, bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thẻ ATM và tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.

Bảng 4.2. Tình hình số dư huy động vốn của BIDV, chi nhánh Từ Sơn năm 2015 – 2017

CHỈ TIÊU

NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 Tốc độ phát triển (%)

Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016

1.Theo loại tiền tệ 1.641,4 2.003,8 2.316,7 122,1 115,6

VNĐ 1.610,8 98,1 1.980,5 98,8 2.300,5 99,3 123,0 116,2

Ngoại tệ 30,6 1,9 23,3 1,2 16,2 0,7 76,1 69,5

2. Theo hình thức tiền gửi 1.641,4 2.003,8 2.316,7 122,1 115,6

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 92,5 5,6 145,5 7,3 246,4 10,6 157,3 169,3

Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1.222,7 74,5 1.620,8 80,9 1.840,5 79,4 132,6 113,6

VHĐ từ định chế tài chính 326,2 19,9 237,5 11,9 229,8 10,0 72,8 96,8

Nguồn: Phòng Kế toán BIDV chi nhánh Từ Sơn

Năm 2015, BIDV chi nhánh Từ Sơn huy động được 1.641,4 tỷ đồng. Trong năm 2016, nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục được gia tăng, đạt 2.003,8 tỷ đồng, tương đương tăng 22,1% so với năm 2015. Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 2.316,7 tỷ đồng, tăng 312,9 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương đạt tốc độ tăng trưởng là 15,6%.

Trong năm 2015, lãi suất huy động duy trì được đà gia tăng vào những tháng cuối năm 2015, tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm, ổn định trong quý II và quý III và gia tăng mạnh trong 02 tháng cuối năm. Nhờ vậy mà vốn huy động của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Sang năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động không cao, nguyên nhân là năm 2016, tình hình huy động vốn của các NHTM diễn ra hết sức phức tạp, cuộc đua lãi suất bất chấp quy định của NHNN khiến các lãi suất tăng cao thế nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tiếp tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm so với tiết kiệm ngoại tệ. Tâm lý lo ngại tiền đồng mất giá trước sức ép của lạm phát, nên không ít người đã chuyển hướng sang nắm giữ ngoại tệ và các kênh đầu tư khác (vàng, chứng khoán, bất động sản,…) thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.

Theo các ngân hàng, một lượng vốn dồi dào sẽ đảm bảo các chỉ số an toàn tốt hơn, chủ động hơn trong kinh doanh. Trên thực tế, còn một lý do khác là từ tháng 09/2016, thông tư 21 của Ngân hàng nhà nước có hiệu lực, vay liên ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ, do vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư. Theo các ngân hàng, việc tăng lãi suất các kỳ hạn dài đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nhằm có nguồn vốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cao vào cuối năm.

Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng VND có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng tối thiểu qua 03 năm xấp xỉ 99% trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Năm 2015 huy động VNĐ được 1.610,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 98,1% trên tổng vốn huy động. Sang năm 2016, giá trị này tăng lên 1.980,5 tỷ đồng; đến năm 2017 con số này lại tăng lên 16,2%, đạt 2.300,5 tỷ đồng.

Khi xét về mặt tổng thể, lượng vốn huy động được tăng đáng kể nhưng phần ngoại tệ đóng góp không nhiều, trong giai đoạn 2015 – 2017. Nguyên nhân

của tình trạng này là do trong năm 2016, lãi suất ngoại tệ hiện đã đồng loạt giảm về dưới mức trần cho phép 3%/năm. Đồng thời, với lộ trình tăng 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với huy động vốn bằng USD cũng như Thông tư 07/2015/TT- NHNN siết cho vay ngoại tệ có hiệu lực kể từ đầu tháng 05/2015 đã có tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất VND khi người dân chuyển sang gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ và áp trần đối với tiền gửi bằng USD có tác động tích cực lên thanh khoản tiền đồng và góp phần chống tình trạng đô la hóa. Nhờ đó, lãi suất huy động ngoại tệ không còn ở mức cao, làm cho tỷ trọng tiền gửi bằng USD giảm.

Chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, luôn có tỷ trọng xấp xỉ 80% trong tổng vốn. Trong năm 2015, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1.222,7 tỷ đồng, chiếm 74,5% trong tổng vốn huy động. Năm 2016, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1.620,8 tỷ đồng, chiếm 80,9%. Đến năm 2017, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 1.840,5 tỷ đồng, tương đương 79,4% tổng vốn huy động. Trong giai đoạn 2015 – 2017, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân mặc dù có tỷ trọng thấp nhưng tăng đều qua các năm.

* Đánh giá chung về công tác huy động vốn

Hoạt động huy động vốn tại BIDV chi nhánh Từ Sơn trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:

• Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước đã tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động mở rộng khả năng cho vay, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

• Các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều loại hình, kỳ hạn tạo nên sự linh hoạt và thuận lợi trong việc thu hút khách hàng.

• Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, góp phần vào hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

• Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác có liên quan như kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ là yếu tố cơ bản thúc đẩy nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi thanh toán tăng trưởng cao trong thời gian qua.

Đạt kết quả này chủ yếu là do các phòng Giao dịch hoạt động tốt, không ngừng mở rộng và chú trọng công tác thu hút vốn từ trong dân cư và

nền kinh tế; hệ thống máy ATM được nối kết với các ngân hàng khác đã làm tăng số lượng giao dịch qua máy ATM, giúp cho tiền gửi vào tài khoản thanh toán tăng lên; chính sách lăi suất huy động tại Chi nhánh có nhiều ưu đãi,… Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.

Bên cạnh những thành công Chi nhánh đã đạt được thì cũng có những tồn tại và khó khăn không nhỏ mà Ngân hàng phải đối mặt trong quá trình huy động vốn. Chẳng hạn:

• Thị phần huy động vốn của Ngân hàng ngày càng bị thu hẹp. Thị trường tài chính đã hình thành đầy đủ các loại thị trường như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và các định chế tài chính phi ngân hàng,… Chính vì vậy mà các nhà đầu tư ngày càng có nhiều kênh để lựa chọn đầu tư sao cho mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Do đó, vốn nhàn rỗi vào các ngân hàng cũng bị chi phối đáng kể.

• Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM với nhau có tác động rất lớn đến hoạt động và khả năng huy động vốn của BIDV chi nhánh Từ Sơn.

4.1.3. Tình hình cho vay

Bảng 4.3 cho thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn tăng qua các năm. Đạt được kết quả như vậy trước hết là nhờ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp luôn gia tăng; cơ chế cho vay, chính sách lãi suất thỏa thuận của ngành ngân hàng có sự đổi mới theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, có sự nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh đã đưa hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển.

Bảng 4.3.Tình hình doanh số cho vay và dư nợ của BIDV chi nhánh Từ Sơn năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Doanh số cho vay 2.330 3.770 4.500 Tổng dư nợ 2.327 2.870 3.000

Năm 2015, doanh số cho vay đạt 2.330 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số cho vay tăng mạnh, khoảng 61,8% so với năm 2015 và đạt 3.770 tỷ đồng. Đến năm 2017, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng, nhưng mức tăng thấp hơn so với năm 2016, khoảng 19,4% so với năm 2016 và khoảng 93% so với năm 2015, đạt 4.500 tỷ đồng.

Qua bảng 4.3, có thể thấy hoạt động cho vay của BIDV chi nhánh Từ Sơn có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2015, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 2.327 tỷ đồng, đến năm 2016, dư nợ cho vay đạt 2.870 tỷ đổng, tăng 543 tỷ đồng, tương đương tăng 18,9%. Tính tới thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng, tương đương tăng 4,3% so với năm 2016.

4.1.3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với BIDV Từ Sơn

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gần đây thể hiện một cách tổng quát và khách quan nhất về hoạt động cho vay của BIDV Từ Sơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo số liệu của bảng 4.4 và bảng 4.5 dưới đây cho thấy năm 2015, BIDV Từ Sơn đã đầu tư cho 331 doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau; năm 2016 tăng thêm 96 doanh nghiệp, đạt tổng số 427 doanh nghiệp; năm 2017 có tổng số 573 doanh nghiệp, tăng 146 doanh nghiệp so với năm 2016. Việc tăng số lượng doanh nghiệp này là do chính sách của Nhà nước làm cho số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa nhiều hơn, đó cũng là do sự nỗ lực, cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng của BIDV Từ Sơn. Nhìn chung, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Chi nhánh, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì thị phần đầu tư vốn cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh vẫn rất nhỏ bé so với nền kinh tế.

Bảng 4.4. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ cho vay với BIDV Từ Sơn chia theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: doanh nghiệp

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016 Doanh nghiệp tư nhân 65 19,6 77 18,0 101 17,6 118,5 131,2 Công ty cổ phần 50 15,1 68 15,9 89 15,5 136,0 130,9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 61 - 74)