Nâng cao chất lượng cho vay qua quản lý mức độ tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 95 - 97)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3. Nâng cao chất lượng cho vay qua quản lý mức độ tín nhiệm

Cán bộ cho vay phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau, chọn lọc ra những thông tin cần thiết, có như vậy mới tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay và doanh nghiệp có cơ hội vay được vốn. Ngân hàng nên tham khảo thông tin từ Trung tâm Thông tin cho vay của NHNN (CIC) và Trung tâm Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đây là những tổ chức có thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, Cán bộ cho vay cần chủ động khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp để thu thập được thông tin chính xác.

Về phân tích và đánh giá khách hàng

Qua báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, Cán bộ cho vay phải đánh giá được tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lưu động, lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phương án xin vay. Ngoài ra, trong quá trình cấp vốn cho doanh nghiệp, Ngân hàng phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp khi cần thiết.

Cơ chế bảo đảm tiền vay

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều đáng quan tâm nhất khi vay vốn ngân hàng là điều kiện về tài sản thế chấp. Đây là vấn đề hết sức nan giải với

các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoàn cảnh tài sản thế chấp còn quá ít ỏi. Thực tế và lý luận đã chứng minh được rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là ở tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

BIDV Từ Sơn nên sử dụng hình thức bảo lãnh cho vay và phân định khách hàng cụ thể để thực hiện cho vay:

- Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh cho vay một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu cầu.

- Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh cho vay cho vay một phần và tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại.

- Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện hai dạng trên thì Ngân hàng cần chú ý trong thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng cách thông qua hội đồng cho vay với những chuyên gia tư vấn.

BIDV Từ Sơn cần tiếp tục duy trì và tăng cường đầu tư phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh toán như ATM, Telephone Banking, Home Banking,… Ngân hàng phải đầu tư và cập nhật công nghệ, máy móc hiện đại để phù hợp với thực tiễn và viễn thông, góp phần tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

Vốn là điều kiện tiên quyết giúp Ngân hàng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Vì vậy nâng cao vốn tự có và hiệu quả hoạt động kinh doanh là giải pháp có tính cấp bách.

Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu và có thể vận hành công nghệ để tránh lãng phí vốn đầu tư và đạt hiệu quả sử dụng.

Chính sách khách hàng

Có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, BIDV Từ Sơn cần quan tâm đến hoạt động marketing mà trọng tâm là chính sách khách hàng nhằm giới thiệu quảng cáo các dịch vụ, các cơ chế, điều kiện cũng như những quy định về nghiệp vụ cho vay đến với khách hàng.

Ngân hàng cần tăng cường công tác marketing, cụ thể là nên xây dựng một phòng marketing riêng. Mỗi nhân viên ngân hàng đều phải coi mình là một

nhân viên marketing, thu hút khách hàng bằng thái độ lịch sự, ân cần, nhiệt tình, chu đáo. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên đào tạo một đội ngũ chuyên làm công tác marketing, chủ động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng không nên chỉ dừng lại ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng mà phải cùng họ xem xét tính hiệu quả của dự án và giúp họ lập phương án kinh doanh. Các vấn đề cần tư vấn như: thông tin công nghệ, thị trường thị hiếu, cơ cấu vốn đầu tư, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán đầu vào và đầu ra của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 95 - 97)