Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp
2.1.3.1. Giới thiệu mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp
Mô hình HTX theo Luật HTX 2012 quy định:
- Thành viên: Là các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
- Sản phẩm: Sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ đầu vào, đầu ra trong nông nghiệp.
- Quy mô HTX: không giới hạn địa giới hành chính.
- Hình thức tổ chức kinh doanh:
+ HTX chuyên ngành: HTX thuê đất của thành viên; thành viên được trả tiền thuê đất ổn định theo năm, được trả công khi làm việc cho HTX. HTX làm dịch vụ cho các hộ canh tác. HTX sản xuất tập trung và hỗ trợ thành viên sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm.
+ HTX dịch vụ tổng hợp: HTX làm dịch vụ tập trung hỗ trợ thành viên sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đời sống. HTX kinh doanh nhiều ngành nghề, lĩnh vực lấy lợi ích của ngành có lợi nhuận cao hỗ trợ ngành khác để duy trì dịch vụ tổng hợp.
- Vốn: Vốn góp của thành viên, vốn ứng trước của đối tác.
- Cơ cấu tổ chức của HTX:
Cơ cấu tổ chức của HTX gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị HTX: Là cơ quan quản lý HTX do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Người đại diện theo pháp luật của HTX là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Giám đốc (tổng giám đốc) HTX: do Hội đồng quản trị bầu ra hoặc thuê. Giám đốc (tổng giám đốc) có quyền và nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng
quản trị; Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị; Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm; Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định; Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị; Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trong trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ như quy định trên còn phài thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị...
+ Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên): Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và có quyền hạn, nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ; Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên; Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền; Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết; Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát; Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường.
2.1.3.2. Chính sách thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012
Các văn bản chính sách thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 trong nông nghiệp là các văn bản quy định, triển khai, hướng dẫn thi hành Luật HTX 2012; các văn bản chỉ đạo thực hiện Luật HTX để các HTX chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Một số văn bản quy định của Trung ương như:
1. Luật số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Luật Hợp tác xã.
2. Nghị định số 193/2013-NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.
Nọi dung: Nghị định này quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn một số điều của Luật HTX năm 2012.
3. Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, ngày 26/5/2014 về việc hướng dẫn đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
Nội dung: Thông tư này hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX, liên hiện HTX theo Nghị định 193/2013-NĐ-CP.
2.1.3.3. Cơ quan tổ chức thực hiện
Cơ quan tổ chức thực hiện là cơ quan trực tiếp xây dựng các chính sách của địa phương, đồng thời có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực thi các chính sách của Trung ương về thực hiện Luật HTX, chuyển đổi HTX. Cơ quan tổ chức thực hiện cũng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra của địa phương.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chịu trách nhiệm chung trong việc triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 2.2. Tổ chức thực hiện Luật HTX năm 2012
Phối hợp Phối hợp
Bộ Kế hoạch và đầu tư
(Giúp chính phủ quản lý HTX, chịu trách nhiệm chung)
Các Bộ, cơ quan ngang bộ
(chịu trách nhiệm của ngành mình quản lý)
UBND cấp tỉnh
(chịu trách nhiệm quản lý theo địa bàn)
Các Hội, đoàn thể các cấp: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên.. ( Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến) Chính phủ (thống nhất quản lý) Mặt trận tổ quốc các cấp (Giám sát) download by : skknchat@gmail.com
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Các hội, ban ngành đoàn thể các cấp như: Hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về Luật HTX, về thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012…
2.1.3.4. Tuyên truyền thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012
Là việc phổ biến về chính sách của nhà nước liên quan đến HTX, mô hình HTX kiểu mới tới đối tượng thụ hưởng, chịu tác động của chính sách. Mục tiêu của tuyên truyền thực hiện mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp là để thay đổi suy nghĩ, thái độ, nhận thức của nhân dân để họ nắm được nội dung và thực hiện theo nội dung và các yêu cầu của chính sách.
Nếu việc tuyên truyền không tốt thì dẫn tới nhận thức lệch lạc của nhân dân về chính sách và việc thực hiện chuyển đổi HTX trong nông nghiệp sẽ không đạt kết quả mong muốn.
Hình thức tuyên truyền:
1. Tuyên truyền trực tiếp tới nhân dân về chính sách liên quan đế HTX, mô hình HTX trong nông nghiệp thông qua hội nghị, cuộc họp phổ biến chính sách.
2. Tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, loa phát thanh, hội nghị…
2.1.3.5. Tập huấn thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012
Tập huấn thực hiện chuyển đổi HTX là quá trình dạy và học giúp cho người học biết thực hiện các bước, giải quyết các vấn đề về chuyển đổi HTX mà trước đó chưa làm được, cụ thể là việc tập huấn chuyển đổi HTX theo luật HTX năm 2012 để thành viên HTX năm được mục đích, yêu cầu, nguyên tắc chuyển đổi
HTX; trình tự các bước tiến hành tổ chức lại HTX; các thủ tục cần thiết và cách tổ chức thực hiện.
Tập huấn các nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ HTX như: Cách quản lý, điều hành; nghiệp vụ kế toán…
2.1.3.6. Chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012
- Cơ cấu tổ chức: Chuyển đổi cơ cấu tổ chức của HTX từ hoạt động theo Luật HTX năm 2003 sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 là điều bắt buộc.
Cơ cấu tổ chức của HTX theo Luật HTX năm 2003 gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị HTX, Ban kiểm soát.
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã kiểu mới theo Luật HTX 2012 gồm: Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát.
- Vấn đề nguồn vốn (vốn góp, quỹ HTX, vốn huy động): Là việc xử lý, chuyển đổi nguồn vốn bao gồm: vốn đóng góp của xã viên khi tham gia HTX, vốn huy động của xã viên, vốn được hình thành trong quá trình hoạt động của HTX, các khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của nhà nước; khoản được tặng cho…
- Vấn đề tài sản: là việc giải quyết các vấn đề về tài sản của HTX khi chuyển đổi gồm:
+ Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
+ Tài sản, vốn do nhà nước trợ cấp, bàn giao cho quản lý, sử dụng (công trình thuỷ lợi do nhà nước đầu tư; thuỷ lợi phí được nhà nước cấp bù chưa chi (cả tiền mặt và tiền gửi);
+ Tài sản hình thành từ tích luỹ của HTX đã được điều lệ quy định là tài sản không chia: Công trình thuỷ lợi hình thành từ nguồn tích luỹ của HTX đã đầu tư xây dụng; nhà làm việc, nhà kho, sân phơi, vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá,…;
- Vấn đề về công nợ: Khi chuyển đổi HTX cần giải quyết, xử lý công nợ của HTX cũ để lại như:
+ Các khoản phải thu và các khoản phải trả.
+ Các khoản HTX nợ nhà nước có nguồn gốc rõ ràng mà không có khả năng thanh toán.
+ Những khoản nợ nhà nước do HTX vay từ các tổ chức tín dụng (Ngân hàng...) để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư.
2.1.3.7. Kết quả thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm