Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống người dân tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 53)

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Trđ/ người/năm 36,5 42

- Tỷ lệ hộ nghèo % 2,5 2,2

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh % 95 98

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 75 78

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2015) - Kinh tế: Năm 2015, Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2015 tăng 8,7%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 15.050 tỷ đồng. Trong đó, thu nội ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 13.394 tỷ đồng. Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh của cả nước tự cân đối được ngân sách. (Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2015).

- Cơ cầu kinh tế phát triển đúng hướng:

+ Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt: Năm 2015, năng suất lúa đạt 62tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với năm 2014; Chương trình xây dựng nông thôn mới có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 15,71 tiêu chí/xã.

+ Sản xuất công nghiệp: Công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư được đẩy mạnh, là một trong số những tỉnh thu hút FDI cao của cả nước (3,53 tỷ USD).

+ Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19,2 tỷ USD.

- Văn hóa, xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao, hiệu quả công tác quản lý ở mức cao, vững chắc; đứng đầu về công tác phổ cập giáo dục.

+ Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏ nhân dân, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm được coi trọng; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên.

+ Hoạt động Văn hóa: các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh được quan tâm, phát huy truyền thống văn hóa của tỉnh; Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể: Chùa, đình…, di sản văn hóa phi vật thể: Dân ca quan họ…

Tóm lại, những đặc thù về tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Bắc Ninh có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung cũng như quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong đó HTX là nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn. Cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng củng cố, đổi mới và phát triển HTX, yêu cầu đạt ra cho các cấp, các ngành và nhân dân Bắc Ninh là phải biết phát huy những lợi thế, hạn chế khó khăn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng để nâng cao hiệu quả của HTX, khai thác nhiều hơn vai trò của thành phần này trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài đã chọn địa điểm nghiên cứu là 115 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

+ 62 HTX dịch vụ nông nghiệp + 53 HTX chuyên ngành

Trong đó có 31 HTX chuyên ngành thành lập mới; 8 HTX dịch vụ nông nghiệp đã tổ chức lại hoạt động. có 8 HTX chuyên ngành đã hoạt động phù hợp với Luật HTX năm 2012, không phải tổ chức lại (chi cần thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật HTX). Còn lại là các HTX chưa chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới.

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu điều tra lấy ở cả cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực HTX (cán bộ phòng Kinh tế hợp tác- Chi cục Phát triển nông thôn; cán bộ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh và cán bộ xã) và người dân – thành viên HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)