Lý do chưa chuyển đổi theo Luật của các HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 82)

TT Lý do chưa chuyển đổi của các HTX Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhận thức của cán bộ và xã viên 30 44.8

2 Lựa chọn nhân sự 24 35.8

3 Cơ cấu tổ chức 16 23.9

4 Vốn góp 17 25.4

5 Tài sản 13 19.4

6 Phương án sản xuất, kinh doanh 32 47.8

7 Thủ tục hành chính 8 11.9

6. Phương án sản xuất, kinh doanh: Có 32/67 HTX cho rằng chưa thực hiện chuyển đổi còn vướng mắc ở nhận thức của cán bộ HTX và xã viên, chiếm 47,8%.

7. Thủ tục hành chính: Có 8/67 HTX cho rằng chưa thực hiện chuyển đổi còn vướng mắc ở nhận thức của cán bộ HTX và xã viên, chiếm 11,9%.

Đánh giá chung kết quả thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012: Như vậy, Việc thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra còn chậm. Các chính sách về hướng dẫn thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 của cả tỉnh và trung ương ban hành chậm. Việc tuyên truyền đã đến được với đông đảo cán bộ và người dân, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân hiểu chức đúng về thực hiện chuyển đổi HTX Luật. Việc đào tạo, tấp huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ các HTX chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu nguồn kinh phí cho việc mở lớp tập huấn, đào tạo. Việc chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 của các HTX gặp khó khăn chủ yếu ở việc lập phương án sản xuất, kinh doanh; nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu và nhận thức của xã viên HTX còn hạn chế...

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 TRONG NÔNG NGHIỆP XÃ THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 TRONG NÔNG NGHIỆP 4.2.1. Nội dung của Luật HTX năm 2012 và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật

Việc Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193 của Chính phủ được ban hành đã được các hợp tác xã đón nhận, áp dụng vào thực tiễn và là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra động lực để các hợp tác xã phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi triển khai áp dụng vào thực tiễn đã gặp một số vướng mắc nhất định.

Thứ nhất, vấn đề Tỷ lệ cung ứng dịch vụ ra thị trường: Theo quy định khoản a, khoản b, điều 5, Nghị định 193 quy định:

1. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

2. Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên

cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:

a) Không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;

b) Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho khách hàng không phải là thành viên khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên nhưng không vượt quá 32% đối với lĩnh vực nông nghiệp và không quá 50% đối với lĩnh vực phi nông nghiệp. Đây là quy định cứng, chỉ có thể áp dụng đối với một số loại hình hoạt động của một số hợp tác tác xã. Ví dụ như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện các loại hình dịch vụ như dịch vụ cầy đất, dịch vụ nước tưới tiêu, dịch vụ giống, phân bón thuốc trừ sâu vv… Nhưng đối với mô hình hợp tác xã nêu trên khi áp trần 32% thì đó là một quy định rất gò bó, bởi vì, trong trường hợp thành viên hợp tác xã ít, khi đã hoàn thành nghĩa vụ với thành viên, nhưng hợp tác xã hoạt động có uy tín, nhiều khách hàng mà cung cấp dịch vụ vượt quá 32 % tức là vi phạm luật. Muốn thực hiện đúng luật hợp tác xã chỉ có cách kết nạp thêm số thành viên, nhưng trong thực tế không phải cứ muốn kết nạp để đáp ứng các quy định của pháp luật là có thể được, nhất là trong những trường hợp phải kết nạp một lượng lớn thành viên để đảm bảo tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ không quá 50%. Ngay cả với hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nếu quy định cứng như trên, trong thực tế có hợp tác xã chỉ có 7 thành viên hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu vào đầu ra cho một số loại cây dược liệu, nhưng khách hàng của hợp tác xã tới gần 300 người. Bản thân hợp tác xã không muốn kết nạp thành viên, và khách hàng không muốn trở thành thành viên hợp tác xã. Trong trường hợp này nếu muốn áp dụng đúng Luật chỉ tức là không quá 32% sản phẩm dịch vụ thì hợp tác xã chỉ có cách thu hẹp sản xuất.

Thứ hai, về tỷ lệ tiền lương chi trả cho người lao động trong hợp tác xã. Vấn đề này được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5 của Nghị định 193: “Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng lao động không thời hạn không quá 30% tổng

tiền lương của hợp tác xã chi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời hạn”.

Như vậy, về vấn đề này, chúng ta có thể hiểu, tiền lương trả cho người lao động là thành viên hợp tác xã phải bằng và lớn hơn 70% và cho người lao động không phải là thành viên bằng hoặc nhỏ hơn 30% tổng quỹ tiền lương của hợp tác xã. Tuy nhiên Luật Hợp tác xã và Nghị định 193 đều không quy định thế nào là loại hình hợp tác xã tạo việc làm. Đã có nhiều cách lý giải đối với loại hình hợp tác xã tạo việc làm, ví dụ như loại hình hợp tác xã dịch vụ mai táng, hợp tác xã giao thông vận tải… là hợp tác xã tạo việc làm. Tuy nhiên chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, mà ngay cả khi hai loại hợp tác xã nêu trên thuộc loại hình hợp tác xã tạo việc làm thì đây cũng vẫn là quy định trói buộc hợp tác xã. Chúng ta có thể hiểu rằng, quy định của hai vấn đề nêu trên để buộc các hợp tác xã phải kết nạp nhiều thành viên, mang lại lợi ích cho nhiều thành viên của hợp tác xã.. nhưng trong thực tế ở các địa phương, có hợp tác xã hoạt động mạnh đã là điều rất tốt rồi, còn việc phát triển nhiều thành viên sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như trình độ quản lý, ý thức cộng đồng trách nhiệm của thành viên …

Thứ ba, về vấn đề tỷ lệ góp vốn của các thành viên. Vấn đề này được quy định tại điều 17 của Luật Hợp tác xã: “Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Đối với Liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của Liên hiệp hợp tác xã”.

Về quy định này, chúng ta hiểu rằng để đề cao bản chất của hợp tác xã và phân biệt hợp tác xã với công ty cổ phần. Nhưng trong điều kiện tình hình kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng còn nhiều hạn chế thì đây là một quy định trói buộc rất chặt các hợp tác xã, áp dụng đúng Luật thì rất dễ giải thể hoặc chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần, không áp dụng đúng Luật thì vi phạm pháp luật. Trong thực tế, có nhiều hợp tác xã với hàng trăm thành viên, trong đó có trên 50% là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Khi áp trần quy định này, đã có tình trạng xảy ra các thành viên chủ chốt rút vốn hàng chục tỷ đồng ra khỏi hợp tác xã để đầu tư lĩnh vực khác. Vô hình chung quy định này đang gây rất nhiều khó khăn cho tổ chức và hoạt

thành viên có hoàn cảnh khó khăn không thể góp vốn thì hợp tác xã sẽ vi phạm pháp luật, muốn thực hiện đúng luật thì chỉ còn cách rút vốn hoạt động để bảo đảm tỷ lệ đúng theo quy định và như vậy tiềm lực của hợp tác xã đã yếu còn yếu hơn.

Việc ban hành các quy định pháp luật không ngoài mục đích tạo ra hành lang pháp lý nhưng đó là hành lang thuận lợi nhất, phù hợp nhất để thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển. Luật được xây dựng một cách cô đọng, hiểu đúng tinh thần của Luật là một vấn đề không dễ, từ thực tiễn quá trình tư vấn chuyển đổi hợp tác xã, tác giả mạnh dạn trao đổi một số vấn đề bất cập của Luật KTXnăm 2012 và Nghị định 193 của Chính phủ, mong nhận được nhiều ý kiến khác của các đồng nghiệp để làm sáng tỏ vấn đề.

4.2.2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp

Do đặc thù HTX nông nghiệp thường được thành lập, hoạt động ở vùng nông thôn nên nhà nước thường có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhất định.

- Về phía Trung ương: Điều 24 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã quy định:

Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong đó, sáng lập viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã; Hợp tác xã, được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.

Điều 25 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định một số các chính sách như: Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách ưu đãi về tín dụng; chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

- Về phía tỉnh Bắc Ninh: Để cụ thể hóa chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển như: Quyết định 318/2014/QĐ-UBND, ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và

hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 235/QĐ-UBND, ngày 28/8/2015 Về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Thành lập quỹ hỗ trợ Phát triển HTX tỉnh Bắc Ninh… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các HTX phát triển, chuyển đổi sang mô hình HTX theo Luật HTX 2012, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên, các HTX khi thực hiện mô hình HTX kiểu mới thường gặp các khó khăn cần nhà nước hỗ trợ như: hỗ trợ trụ sở làm việc; các cán bộ HTX thiếu năng lực chuyên môn trong quản lý, điều hành HTX…

4.2.3. Trình độ của Giám đốc (chủ nhiệm) hợp tác xã

Thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012, vai trò của cán bộ HTX mà đứng đầu là Giám đốc HTX là rất quan trọng.

Giám đốc HTX là người trực tiếp điều hành hoạt động của HTX, là người đóng vai trò quyết định trong việc lựa chon phương án phát triển của HTX. Trình độ của Giám đốc cũng quyết định đến khả năng tiếp nhận, chuyển giao khoa học kỹ thuật; khả năng quản lý điều hành các thành viên HTX; khả năng thuyết phục thành viên lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao giám đốc (chủ nhiệm) HTX thì chỉ có 1 Giám đốc có trình độ đại học; 1 người trình độ cao đẳng; 1 người trình độ trung cấp; 46 người tốt nghiệp cấp 3; 45 người tốt nghiệp cấp 2 và 21 người tốt nghiệp cấp 1. Điều này xuất phát từ thực tế cán bộ các HTX dịch vụ nông nghiệp thường là những người làm dịch vụ nông nghiệp lâu năm ở địa phương, tham gia công tác thôn, xã ở địa phương làm việc lâu năm được bổ nhiệm vào ban quản lý của HTX họ thường không qua đào tạo trường lớp.

Từ đó việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước còn hạn chế. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm được ứng dụng triển khai, nhân rộng trong HTX. Và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức lại HTX theo Luật HTX năm 2012.

Theo số liệu điều tra phỏng vấn 115 cán bộ HTX thì trình độ của Giám đốc, chủ nhiệm của HTX đã tổ chức lại hoạt động thì có phần cao hơn so với các HTX

- Trình độ Đại học, cao đẳng: Có 6,3% Giám đốc (chủ nhiệm) của HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 đạt trình độ đại học, cao đẳng. Trong khi đó, Không có chủ nhiệm HTX nào của HTX hoạt động theo Luật 2003 có trình độ đại học, cao đẳng. Bảng 4.9. Trình độ giám đốc (chủ nhiệm) HTX Đơn vị tính: Người Trình độ Tổng cộng Theo Luật HTX năm 2003 Theo Luật HTX năm 2012 Cấp 1 21 5 16 Cấp 2 44 19 25 Cấp 3 47 21 25

Đại học, cao đẳng, trung cấp 3 3 0

Tổng cộng 115 48 67

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) - Trình độ cấp 3: Qua điều tra, Có 43,8% Cán bộ của HTX đã tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012 tốt nghiệp cấp 3. Trong khi đó, có 38,8% chủ nhiệm HTX của HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003 có tốt nghiệp cấp 3.

- Trình độ cấp 2: Có 39,6% Cán bộ của HTX đã tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012 tốt nghiệp cấp 2; Có 37,2 % chủ nhiệm HTX của HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003 tốt nghiệp cấp 2.

- Trình độ cấp 1: Chỉ còn 10,4% Cán bộ của HTX đã tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012 tốt nghiệp cấp 1; Có 23,9% chủ nhiệm HTX của HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003 tốt nghiệp cấp 2Rõ ràng, các cán bộ của các HTX đã tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 có trình độ học thức cao hơn so với các cán bộ của HTX chưa tổ chức lại.

Như vậy, Trình độ của cán bộ HTX có ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức lại HTX. HTX có cán bộ có trình độ cao hơn thì tiến độ tổ chức lại HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 sẽ nhanh hơn.

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Biểu đồ 4.2. So sánh trình độ cán bộ HTX

4.2.4. Nhận thức của thành viên hợp tác xã (xã viên)

Do diện tích đất canh tác có hạn, lợi ích từ HTX nông nghiệp mang lại cho xã viên thấp, một bộ phân nông dân mất lòng tin với HTX. Đại bộ phận xã viên chưa nhận thức đầy đủ Luật HTX trên cả 2 mặt quyền lợi và nghĩa vụ; tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 82)