Phần 3 phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu
3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài đã chọn địa điểm nghiên cứu là 115 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ 62 HTX dịch vụ nông nghiệp + 53 HTX chuyên ngành
Trong đó có 31 HTX chuyên ngành thành lập mới; 8 HTX dịch vụ nông nghiệp đã tổ chức lại hoạt động. có 8 HTX chuyên ngành đã hoạt động phù hợp với Luật HTX năm 2012, không phải tổ chức lại (chi cần thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật HTX). Còn lại là các HTX chưa chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới.
3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu điều tra lấy ở cả cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực HTX (cán bộ phòng Kinh tế hợp tác- Chi cục Phát triển nông thôn; cán bộ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh và cán bộ xã) và người dân – thành viên HTX.
Bảng 3.3. Phân loại mẫu điều tra
Phân loại mẫu điều tra Số mẫu
Tổng 271
1.1 Tỉnh, huyện, xã (các cán bộ trực tiếp phụ trách, theo dõi
HTX nông nghiệp) 31
Trong đó:
+ Cán bộ tỉnh: 3
+ Cán bộ huyện (cán bộ phòng nông nghiệp huyện, phòng kinh tế
thị xã, thành phố) 8
+ Cán bộ xã (UBND xã) 20
1.2 Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp 240
Phân theo chức vụ
+ Giám đốc HTX (chủ nhiệm HTX) 115
+ Thành viên HTX (xã viên HTX) 125
Phân theo loại hình HTX
+ HTX chuyên ngành 109
+ HTX dịch vụ nông nghiệp 131
Phỏng vấn cán bộ để lấy những thông tin chung nhất, tổng quan nhất về tình hình thực hiện chuyển đổi HTX; phỏng vấn hộ dân để biết được người dân nắm chính sách đến đâu; khó khăn của người dân gặp phải khi thực hiện chính sách; mong muốn của người dân... Đối với các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã lấy thông tin định tính về khó khăn và cách giải quyết các khó khăn khi chuyển đổi.
Mẫu điều tra khảo sát: Tổng số 271 mẫu (240 mẫu thuộc 115 HTX và 31 mẫu cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về HTX).