Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 49)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Tỉnh Bắc Ninh có 8 huyện, thị xã, thành phố (6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố) với 139 xã, phường, thị trấn. Theo số liệu thống kê năm 2014 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2015)

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh năm 2014

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TOÀN TỈNH 82.271,1 100 1 Đất nông nghiệp 47.475,0 57,7

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 41.713,0 50,7

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 631 0,8

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.942,0 6

1.4 Đất nông nghiệp khác 189 0,2

2 Đất phi nông nghiệp 34.226,8 41,6

2.1 Đất ở 10.215,1 12,4

- Đất ở nông thôn 8.344,0 10,1

- Đất ở đô thị 1.871,1 2,3

2.2 Đất chuyên dùng 18.249,0 22,2

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 205 0,2

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 787 1

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 4.753,4 5,8

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 17,3 0,02

3 Đất chưa sử dụng 569,3 0,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2014)

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Với địa hình tương đối bằng phẳng, thì tiết khí hậu ôn hoà nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây trồng. Đây là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi để ngành nông nghiệp Bắc Ninh phát triển toàn diện.

Dựa vào lợi thế về địa lý, kinh tế, gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông phát triển, kết cấu hạ tầng đang được hoàn chỉnh, dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và các ngành nghề truyền thống của tỉnh, công nghiệp, nông nghiệp Bắc Ninh đang có lợi thế phát triển mạnh, gồm: cơ khí, kỹ thuật điện, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản đặc biệt đồ gỗ cao cấp, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

- Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư: Trên địa bàn tỉnh có trên 1 triệu người gồm 10 dân tộc anh em sinh sống ở 124 xã, thị trấn. Mật độ dân số là 1.326,9 người/km2. Toàn tỉnh Bắc Ninh có 665.236 người trong độ tuổi lao động chiếm 50,1% dân số. Nhìn chung lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao. Công tác giảm nghèo, vấn đề an sinh xã hội được chú trọng, hiện trên địa bàn không có hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2015 là 2,2%.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống người dân tỉnh Bắc Ninh

Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Trđ/ người/năm 36,5 42

- Tỷ lệ hộ nghèo % 2,5 2,2

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh % 95 98

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 75 78

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2015) - Kinh tế: Năm 2015, Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2015 tăng 8,7%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 15.050 tỷ đồng. Trong đó, thu nội ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 13.394 tỷ đồng. Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh của cả nước tự cân đối được ngân sách. (Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2015).

- Cơ cầu kinh tế phát triển đúng hướng:

+ Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt: Năm 2015, năng suất lúa đạt 62tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với năm 2014; Chương trình xây dựng nông thôn mới có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 15,71 tiêu chí/xã.

+ Sản xuất công nghiệp: Công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư được đẩy mạnh, là một trong số những tỉnh thu hút FDI cao của cả nước (3,53 tỷ USD).

+ Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 19,2 tỷ USD.

- Văn hóa, xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao, hiệu quả công tác quản lý ở mức cao, vững chắc; đứng đầu về công tác phổ cập giáo dục.

+ Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏ nhân dân, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm được coi trọng; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên.

+ Hoạt động Văn hóa: các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh được quan tâm, phát huy truyền thống văn hóa của tỉnh; Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể: Chùa, đình…, di sản văn hóa phi vật thể: Dân ca quan họ…

Tóm lại, những đặc thù về tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Bắc Ninh có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung cũng như quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong đó HTX là nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn. Cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng củng cố, đổi mới và phát triển HTX, yêu cầu đạt ra cho các cấp, các ngành và nhân dân Bắc Ninh là phải biết phát huy những lợi thế, hạn chế khó khăn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng để nâng cao hiệu quả của HTX, khai thác nhiều hơn vai trò của thành phần này trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài đã chọn địa điểm nghiên cứu là 115 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

+ 62 HTX dịch vụ nông nghiệp + 53 HTX chuyên ngành

Trong đó có 31 HTX chuyên ngành thành lập mới; 8 HTX dịch vụ nông nghiệp đã tổ chức lại hoạt động. có 8 HTX chuyên ngành đã hoạt động phù hợp với Luật HTX năm 2012, không phải tổ chức lại (chi cần thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật HTX). Còn lại là các HTX chưa chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới.

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu điều tra lấy ở cả cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực HTX (cán bộ phòng Kinh tế hợp tác- Chi cục Phát triển nông thôn; cán bộ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh và cán bộ xã) và người dân – thành viên HTX.

Bảng 3.3. Phân loại mẫu điều tra

Phân loại mẫu điều tra Số mẫu

Tổng 271

1.1 Tỉnh, huyện, xã (các cán bộ trực tiếp phụ trách, theo dõi

HTX nông nghiệp) 31

Trong đó:

+ Cán bộ tỉnh: 3

+ Cán bộ huyện (cán bộ phòng nông nghiệp huyện, phòng kinh tế

thị xã, thành phố) 8

+ Cán bộ xã (UBND xã) 20

1.2 Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp 240

Phân theo chức vụ

+ Giám đốc HTX (chủ nhiệm HTX) 115

+ Thành viên HTX (xã viên HTX) 125

Phân theo loại hình HTX

+ HTX chuyên ngành 109

+ HTX dịch vụ nông nghiệp 131

Phỏng vấn cán bộ để lấy những thông tin chung nhất, tổng quan nhất về tình hình thực hiện chuyển đổi HTX; phỏng vấn hộ dân để biết được người dân nắm chính sách đến đâu; khó khăn của người dân gặp phải khi thực hiện chính sách; mong muốn của người dân... Đối với các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã lấy thông tin định tính về khó khăn và cách giải quyết các khó khăn khi chuyển đổi.

Mẫu điều tra khảo sát: Tổng số 271 mẫu (240 mẫu thuộc 115 HTX và 31 mẫu cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về HTX).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu thứ cấp: số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền ở địa phương nơi nghiên cứu. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn, mạng Internet… được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được nghiên cứu, thu thập thông qua các báo cáo, sách báo, tạp chí, chuyên đề và các nghiên cứu trước đây về các vấn đề HTX nông nghiệp, báo cáo kinh tế xã hội, sự tham gia của của người dân, chính quyền…

Bảng 3.4. Nguồn cung cấp các loại dữ liệu thứ cấp Nơi điều tra Số liệu thu thập Mục đích sử dụng I. Cấp tỉnh

UBND tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn ; Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh, cục thống kê

Quyết định, Kế hoạch phát triển nông nghiệp, HTX nông nghiệp; Các chính sách về thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012. Các báo cáo liên quan.

- Nắm được các chủ trương, chính sách của tỉnh, tầm quan trọng của phát triển HTX nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Nắm bắt tình hình phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để xác định hướng điều tra.

- Thông tin chung nhất, tổng quát nhất về thực hiện chuyển đổi HTX của các HTX nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. - Tỉnh hình kinh tế xã hội của tỉnh

II. UBND các xã

Thông tin chung về thực hiện Luật HTX trên địa bàn xã

Nắm bắt chung về thực hiện Luật HTX của các HTX trên địa bàn xã

III. Các HTX nông nghiệp

Thông tin về quy mô HTX, hình thức hoạt động

Nắm bắt được các thông tin tổng quát, chung nhất về tình hình chuyển đổi của HTX.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tiến hành phỏng vấn các hộ, thành viên HTX thuộc địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ, tình hình kinh tế xã hội, mức độ tham gia của người dân ở các khâu trong HTX nông nghiệp theo các phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn.

- Nội dung điều tra: Là các vấn đề liên quan đến - Hình thức tổ chức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn

Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn cán bộ theo dõi HTX của tỉnh, những người trực quản lý và theo dõi HTX nông nghiệp; phỏng vấn chủ hộ thành viên HTX.

- Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu:

1. Xây dựng phương án điều tra: Phương án điều tra gồm những nội dung cơ bản liên quan đến tình hình thực hiện chuyển đổi HTX như: mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vị, đơn vị và đối tượng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phương pháp điều tra.

2. Xác định khối lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu: Căn cứ vào đối tượng và mục tiêu nghiên cứu: Khối lượng mẫu nghiên cứu là 271.

3. Thiết kế bảng hỏi (phiếu điều tra): Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Bảng hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhằm giải đáp các mục tiêu nghiên cứu.

- Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn giám đốc về hoạt động của HTX nông nghiệp bao gồm các nhóm thông tin:

1.Thông tin chung về HTX như tên HTX, địa chỉ, loại hình HTX, quy mô HTX, năm thành lập hoặc chuyển đổi HTX.

2. Tình hình cơ bản của HTX như tình hình cán bộ quản lý HTX, trình độ chuyên môn cán bộ HTX, số lượng thành viên HTX, tài sản và nguồn vốn của HTX.

3. Việc thực thi Luật HTX của HTX

4. Tình hình thực hiện chuyển đổi mô hình HTX khi chuyển đổi sang mô hình HTX theo Luật HTX 2012.

5. Khó khăn của HTX khi chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012.

- Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn thành viên HTX (hoặc chủ hộ là thành viên HTX) gồm các nhóm thông tin sau:

1. Thông tin chung: Họ tên người được điều tra, số khẩu của hộ, số lao động, hình thức sản xuất kinh doanh của hộ hiện nay.

2. Vai trò của thành viên (hoặc hộ thành viên) đối với HTX như viết đơn tự nguyện tham gia HTX, góp vốn điều lệ, tham gia các kỳ họp của HTX, ý kiến đóng góp xây dựng HTX, trả phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ của HTX.

3. Việc tiếp cận chính sách (công tác tuyên truyền, tập huấn…).

4. Nhu cầu của thành viên trong thời gian tới như tư vấn về chính sách pháp luật, kỹ thuật, thị trường. Nhu cầu cần HTX cung cấp các loại dịch vụ nào.

5. Nhận thức đến chuyển đổi HTX theo Luật HTX như thế nào? 6. Những kiến nghị đề xuất của chủ hộ đối với huyện và HTX.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê

- Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.

- Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu.

- Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong báo cáo này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp định tính: Phương pháp này dựa vào ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước địa phương các cấp, thành viên, giám đốc HTX nông

nghiệp. Cách đánh giá này cho biết chính sách có được áp dụng không, có khó khăn gì trong thực hiện, có tác động đến tác nhân nào, xu hướng tác động ra sao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)