Chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

4.1.6. Chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp

nghiệp trên địa bàn tỉnh

Việc chuyển đổi không chỉ để phù hợp với quy định của pháp luật mà còn tạo ra chuyển biến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã. Bởi lẽ, trong cuộc chuyển đổi nhiều nội dung sẽ được làm mới phù hợp với tình hình thực tế. Trước hết, các thành viên thảo luận để xây dựng Điều lệ; danh sách đăng ký thành viên mới. Từ đó tiến hành thảo luận vốn góp tối thiểu, thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn. Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, còn giải trình các khoản nợ (nếu có)… Có nghĩa sau chuyển đổi, hợp tác xã có nền tài chính minh bạch; có Hội đồng quản trị được kiện toàn dân chủ; có cơ sở để huy động vốn góp. Đây là những tiền đề quyết định tới thành công trong sản xuất, kinh doanh của một hợp tác xã.

Các vấn đề đặt ra đối với các HTX nông nghiệp ở Bắc Ninh khi chuyển đổi như: Cơ cấu tổ chức, vốn góp, vấn đề công nợ, phương án sản xuất - kinh doanh, xử lý tài sản…

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đang thành lập đoàn đi kiểm tra tình hình thực hiện mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh. Do vây chưa có báo cáo, thống kê chính thức về vấn đề gặp phải của các HTX khi tổ chức chuyển đổi mô hình.

Qua điều tra 115 HTX trên địa bàn tỉnh, các vấn đề gặp phải trong quá trình chuyển đổi như sau:

1. Cơ cấu tổ chức

Có 32/115 cán bộ HTX cho rằng HTX khó khăn trong việc tổ chức lại bộ máy của HTX. Các HTX chuyên ngành có số lượng thành viên ít hơn thường là từ 10– 30 thành viên. Do vậy việc kiện toàn cơ cấu tổ chức sẽ dễ dàng hơn. Bản chất các HTX chuyên ngành đã được thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện. Có 10/60 được điều tra cho rằng gặp khó khăn. Trong đó, các HTX dịch vụ nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn hơn cũng từ nguyên nhân nhận thức người dân, trình độ của cán bộ hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp hiện nay khó khăn trong việc tổ chức đại hội xã viên do số lượng xã viên tham gia vào HTX lớn thường dao động từ 100- 200 thành viên. Các thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp ngoài tham gia sản xuất nông nghiệp còn có nhiều xã viên tham gia các hoạt động kinh tế khác để kiếm thêm thu nhập nên khó khăn cho việc triệu tập tổ chức đại hội có sự góp mặt của đa số xã viên.

Bảng 4.4. Vấn đề các HTX gặp phải khi thực hiện chuyển đổi HTX Đơn vị tính: Hợp tác xã Đơn vị tính: Hợp tác xã TT Vấn đề vướng mắc Tổng số HTX chuyên ngành HTX dịch vụ nông nghiệp 1 Nhận thức của thành viên HTX 49 21 28 2 Nhân sự 50 29 21 3 Cơ cấu tổ chức 32 10 22 4 Vốn góp mới 8 0 8 5 Xử lý tài sản, vốn cũ 13 1 12 + Nợ cũ của HTX 4 4

+ Vốn góp của thành viên (xã viên)

khi tham gia HTX; 8 0 8

+ Vốn huy động của thành viên HTX

trong quá trình hoạt động 1 1 0

+ Vốn, tài sản được hình thành trong

quá trình hoạt động 0 0 0

+ Tài sản, vốn do nhà nước trợ cấp 0 0 0

+ Tài sản hình thành từ tích luỹ của

HTX 0 0 0

6 Phương thức hoạt động 51 16 35

7 Thủ tục hành chính 14 5 9

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Tiếp đó là năng lực quản lý, điều hành bộ máy, cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp còn hạn chế. Các xã viên thường không muốn bầu hoặc thuê người ở địa bàn khác vào bộ máy quản lý.

Mặt khác, Cơ cấu tổ chức vừa phải đảm bảo theo yêu cầu của Luật, vừa phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi cho bộ máy quản lý HTX. Theo quy định của Luật HTX năm 2012, các HTX phái có hội đồng quản trị có ít nhất 3 người trở lên, một vấn đề đặt ra đối với các HTX đó là việc trả lương cho bộ máy. Làm sao để có nguồn thu để trả cho đội ngũ cán bộ HTX này.

Có 50/115 cán bộ HTX được hỏi cho rằng khi thực hiện chuyển đổi HTX thì thiếu con người có trình độ, năng lực quản lý và nghiệp vụ chuyên môn.

Mặc dù tỉnh, huyện, xã đã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ HTX nhưng do cán bộ HTX hiện nay có trình độ chưa cao: chủ yếu là trình độ phổ thông và việc lâu ngày không tiếp xúc với các nghiệp vụ như kế toán… nên dẫn tới việc lúng túng khi thực hiện về sau.

2. Ban hành điều lệ, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh

Phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã cần bám sát nhu cầu thực tế của các hộ gia đình và trang trại; nắm bắt được nhu cầu thị trường, chủ động trong kinh doanh; liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp. Về cơ bản, Các HTX nào tìm ra phương án sản xuất – kinh doanh đem lại hiệu quả thì việc xây dựng và ban hành điều lệ của HTX trở lên dễ dàng.

Hộp 4.1. Ý kiến về phương án sản xuất, kinh doanh của HTX

Có 51/115 Cán bộ HTX cho rằng việc lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh là gặp nhiều khó khăn nhất, chiếm tỷ lệ 44,34%. Phần lớn các HTX dịch vụ nông nghiệp cũ hoạt động có sự điều hành của chính quyền địa phương chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Tưới, tiêu nước, cung cấp vật tư, phân bón, cung cấp dịch vụ cày, gặt… Do vậy khi đứng trước yêu cầu thực tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012, các HTX dịch vụ nông nghiệp tỏ ra lúng túng khi xây dựng phương án để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Trên địa bàn xã đã có 8/9 HTX dịch vụ nông nghiệp đủ điều kiện tổ chức lại mô hình HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, chỉ cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, về phương án sản xuất kinh doanh đối với HTX dịch vụ nông nghiệp còn chưa bền vững, giá trị lợi nhuận mang lại chưa cao.

Còn đối với HTX Tự Thôn chưa đủ điều kiện tổ chức lại hoạt động theo mô hình mới do chưa xây dựng được phương án sản xuất. HTX Tự Thôn đang có nguyện vọng đăng ký thêm phương án sản xuất rau an toàn để đảm bảo thực hiện đúng Luật, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Hanh - Chủ tịch UBND xã Nam Sơn (2015)

3. Xử lý tài sản, nợ đọng và vốn góp mới

Có 13/115 HTX gặp khó khăn về vấn đề giải quyết nợ đọng. Các khoản nợ đọng của HTX cũ thường hình thành trong quá trình hoạt động của HTX (vay tín dụng, mượn nguồn chính quyền…). Với số nợ nhỏ, Các HTX có thể chuyển sang HTX mới để lấy vốn góp của thành viên trả nợ (khi được đại hội đồng ý). Còn với các khoản nợ lớn vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để.

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Biểu đồ 4.1. Vấn đề các HTX gặp phải khi thực hiện chuyển đổi

Các HTX chuyên ngành không gặp khó khăn về khoản đóng góp vốn mới do các HTX chuyên ngành thành lập trước đây đã mang yếu tố tự nguyện, cùng góp vốn hợp tác sản xuất, kinh doanh. Còn các HTX dịch vụ nông nghiệp cũ đa phần chỉ đóng góp số tiền ít để trả phí dịch vụ mà các HTX cung cấp. Nên khi quy định góp vốn sẽ gặp khó khăn.

Nhiều HTX tuy thiếu vốn nhưng không huy động được đóng góp của xã viên, chưa chứng minh được hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn nên xã viên thiếu tin tưởng, không muốn đóng cổ phần hoặc vốn góp, tính thuyết phục về vai trò của HTX chưa cao.

Hộp 4.2. Vốn góp ban đầu vào HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)