a. Phát triển kinh tế xã hội
sống của đại đa số nhân dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng. Như vậy nguồn thu viện phí và các khoản chi của bệnh viện cũng phải tăng theo. Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáo dục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều, dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho y tế. Do mức sống người dân nói chung còn thấp nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng bệnh viện công còn rất hạn chế.
Nhà nước đang dần chuyển từ hướng bao cấp sang hướng tự chủ cho nên đòi hỏi Bệnh viện phải có những định hướng và giải pháp cụ thể để tăng thêm nguồn thu cho Bệnh viện đồng thời thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị. Muốn đạt được mục tiêu đó Bệnh viện phải cân đối được thu- chi, phải có cơ chế quản lý tài chính hợp lý.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, ngành nghề trong đó có ngành Y tế nói chung và Bệnh viện nói riêng. Trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của Bệnh viện như hỗ trợ một phần kinh phí cho dự án, hỗ trợ kinh phí để mở rộng thêm quy mô giường bệnh,...
Ngoài ra kinh tế phát triển thì thu nhập và mức sống của nhân dân sẽ tăng lên từ đó nhân dân sẽ có khả năng chi trả cho những dịch vụ y tế theo yêu cầu, xã hội hóa và dần dần thúc đẩy phát triển y tế, giúp Bệnh viện có nguồn thu để tái đầu tư xây dựng xã hội hóa. Tuy vậy, kinh tế phát triển thì sự phân hóa giàu – nghèo lại càng rõ rệt mà việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn. Chính điều đó đã khiến việc xác định các đối tượng bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện rất khó xác định. Có những bệnh nhân nghèo vì không đủ thủ tục xác minh thuộc đối tượng nghèo nên không được Bệnh viện xem xét miễn giảm viện phí.
b. Môi trường pháp lý
nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe nên Nhà nước chuyển dần sang cơ chế tự chủ, để các Bệnh viện tự thu tự chi nhằm tạo cơ hội cho các bệnh viện có sự cạnh tranh với nhau, cải thiện kết quả hoạt động của các bệnh viện cũng như giảm bớt gánh nặng đối với NSNN. Đồng thời Nhà nước cũng ban hành các chính sách “xã hội hóa, đa dạng hóa”, chính sách về Bảo hiểm y tế,... và các nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiên nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập,... giúp các bệnh viện phát triển. Các chính sách và nghị định ban hành giúp cho nguồn thu của các bệnh viện các tuyến tăng nhanh, vốn đầu tư vào bệnh viện tăng lên, mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh và tăng công suất sử dụng giường bệnh, thu nhập của cán bộ y tế bệnh viện công đã tăng lên đáng kể, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực con người.
Cho đến nay, nhiều vướng mắc và thách thức đặt ra cho tài chính y tế vẫn chưa được giải quyết, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc đổi mới. Một trong những vướng mắc lớn nhất là việc xác định các đặc trưng cơ bản của dịch vụ y tế trong bối cảnh kinh tế chính trị của nước ta hiện nay. Điều này dẫn đến trong xã hội có nhiều quan điểm không thống nhất về dịch vụ y tế như dịch vụ y tế là loại dịch vụ công, do Nhà nước bao cấp toàn bộ, bao cấp một phần hay dịch vụ y tế là một loại hàng hóa đặc biệt, cần có những cơ chế đặc thù hay dịch vụ y tế cũng tương tự như các loại hàng hóa khác. Sự không thống nhất trong quan điểm này sẽ dẫn đến nhiều điều không rõ ràng khác như giá viện phí hiện nay mang nặng tính bao cấp nhưng lại không xác định rõ được cơ quan nào sẽ “bao cấp” cho phần đó; các đơn vị y tế cần được ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí chi thường xuyên hay phải tự “xoay xở”… Chính sự vướng mắc về mặt cơ chế tài chính này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền tài chính y tế và sự nghiệp y tế.
Ở Việt Nam với thu nhập còn thấp, khả năng chi trả dịch vụ y tế của người dân đương nhiên cũng chưa cao, do vậy tài chính y tế phải hướng tới mục tiêu công bằng và an sinh xã hội. Bên cạnh đó các chính sách về cơ chế tài chính y tế phải tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng cho y tế, cả cơ sở vật chất cũng như con người, làm cho xã hội quan tâm hơn tới ngành y tế, đầu tư cho y tế
và chăm lo rèn luyện sức khỏe; đồng thời tạo điều kiện cho các Bệnh viện phát huy đầy đủ nội lực; phát huy tính sáng tạo của con người và sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy trong thời gian qua tại địa phương, Bệnh viện đã mạnh dạn thay đổi cách làm và đã mang lại những hiệu quả tốt. Ở Bệnh viện, cán bộ y tế làm việc hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn và người bệnh được chăm sóc tốt hơn. Vì vậy cần những chính sách đổi mới cơ chế tài chính để làm sao vừa huy động nhiều hơn nguồn lực cho y tế vừa sử dụng và phát huy tối đa năng lực của toàn bộ hệ thống nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân tốt hơn.
Hệ thống y tế đã và đang vận hành trong bối cảnh kinh tế thị trường và theo định hướng công bằng hiệu quả và phát triển. Tài chính y tế là một cấu phần quan trọng của hệ thống y tế với chức năng đảm bảo đủ nguồn lực cho hệ thống y tế vận hành. Vì vậy đổi mới cơ chế tài chính y tế là tất yếu nhằm làm cho hệ thống y tế vận hành năng động hơn, hiệu quả hơn. Nói một cách khác đổi mới cơ chế tài chính y tế là huy động được nhiều nguồn lực hơn, sử dụng nguồn lực đó hiệu quả hơn và làm cho người dân được hưởng lợi nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng hơn.