Bệnh viện Tâm thần là đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện của Sở Y tế và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương. Bệnh viện có những chức năng, nhiệm vụ sau:
Khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh tâm thần và nghiện chất từ ngoài vào thẳng Bệnh viện hoặc từ tuyến dưới chuyển lên, khám chữa bênh nội trú và ngoại trú.
- Giải quyết hầu hết các bệnh liên quan tới tâm thần và nghiện chất tại các xã, huyện và thành phố mà Bệnh viện chịu trách nhiệm chữa trị bao gồm các bệnh về tâm thần phân liệt, trầm cảm, hoang tưởng ảo giác, rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, động kinh, suy nhược, rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, nghiện chất,...
- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Quản lý chương trình Quốc gia mục tiêu bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, hàng năm Bệnh viện tổ chức khám phát hiện để đưa người bệnh tâm thần xã hội ở xã, phường, thị trấn vào quản lý và điều trị.
- Từ năm 2014, được sự đồng ý của Sở y tế, Bệnh viện tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị toàn diện cho người bệnh tâm thần mà gia đình không còn khả năng quản lý, nuôi dưỡng tại nhà.
Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, trung học và sơ học cho tỉnh.
- Phối hợp đào tạo lại cho cán bộ nhân viên các cơ sở y tế huyện và trung tâm y tế xã.
- Tham gia giảng dạy cùng với Bộ môn Tâm thần của trường Đại học y dược Thái Bình và trường Cao đẳng y tế Thái Bình.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở y tế huyện và trung tâm y tế xã nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn;
- Thông báo nhận xét về khám chữa bệnh của tuyến dưới để rút kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ;
- Phối hợp với các bệnh viện huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế xã thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tâm thần ban đầu trong địa bàn mà Bệnh viện chịu trách nhiệm. Đồng thời, xác định tỷ lệ dân số mắc bệnh tâm thần, động kinh ở từng địa phương và trong toàn tỉnh.
Phòng bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe
- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe tâm thần ở tại bệnh viện và ở cộng đồng;
- Phối hợp với cơ quan truyền thông của tỉnh, của ngành, xây dựng kế hoạch và nội dung về truyền thông giáo dục sức khỏe, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác phòng và chống bệnh tâm thần.
Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực: Khám chữa bênh nhân nội trú, mô hình màng lưới quản lý, điều trị bệnh nhân ngoại trú, xác định tỷ lệ dân số mắc bệnh tâm thần, động kinh và công tác điều dưỡng, chăm sóc phục vụ người bệnh.
- Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
- Tổ chức hội nghị khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác khám chữa, phục vụ người bệnh.
Hợp tác Quốc tế
-Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các bệnh viện, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài theo quy định của Pháp luật;
- Thăm quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm và công tác quản lý, điều trị người bệnh.
Quản lý kinh tế y tế
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: Nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất và các trang thiết bị;
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, các dự án đầu tư trong và ngoài nước
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Sở y tế giao cho.
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Bệnh viện
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 So sánh Bình quân 2016 /2015 2017 /2016 Giường bệnh Giường 220 220 280 100 127 113 Khám bệnh Lượt người 17.298 21.703 28.192 125 129 127 Điều trị nội trú Bệnh nhân 2.787 3.564 4.115 127 146 136 Tổng số ngày
điều trị nội trú Ngày 63.635 95.061 106.905 149 112 129 Số ngày điều trị trung bình Ngày 24,3 27.1 26,8 115 98 106 Công suất sử dụng giường bệnh Bệnh nhân/ Giường 124,5 185,5 209,2 148 112 128 Điều trị ngoại trú Bệnh nhân 7.285 7.349 7.393 101 101 101 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp (2017) Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng bệnh nhân tới khám bệnh và điều trị ngoại trú, nội trú ngày càng tăng. Năm 2016 số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 25% so với năm 2015, năm 2017 tăng 27% so với năm 2016. Số bệnh nhân tới khám bệnh từ năm 2015 tăng 10.894 lượt người, số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 1.328 bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng 108 bệnh nhân so với năm 2017. Do đó, nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế tăng giúp cho Bệnh viện sẽ có nguồn thu đáng kể. Ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm vì vậy nếu không có nguồn thu khác thì gánh nặng đè lên Bệnh viện chính là chi trả tiền lương, phụ cấp lương và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên y tế. Bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị thì mới có nguồn
thu để chi trả. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân tăng nhưng số ngày điều trị trung bình lại giảm chứng tỏ chất lượng điều trị tại Bệnh viện đã được cải thiện, điều này giúp cho bệnh nhân tiết kiệm được chi phí và yên tâm, tin tưởng khi được điều trị tại Bệnh viện.