Tổ chức thực hiện các khoản chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 64 - 73)

Quy chế chi tiêu nội bộ

- Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phù hợp với các hoạt động đặc thù của bệnh viện, nhằm tăng cường tính chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Giám đốc; đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân của cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng (gọi chung là CB- NV) với các hoạt động của Bệnh viện, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tạo

điều kiện nâng cao thu nhập cho CB-NV.

- Quy chế này được xây dựng dựa trên cơ sở Thông tư số 71/2006/ TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các quy định, hướng dẫn hiện hành của các cấp có thẩm quyền và Biên bản cuộc họp cán bộ viên chức Bệnh viện Tâm thần ngày 04 tháng 01 năm 2016 về việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Quy chế này là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện việc kiểm soát của kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Các định mức, chế độ không quy định trong quy chế này sẽ được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và các cấp có thẩm quyền.

4.2.2.1. Chi con người (Chi thanh toán cá nhân)

a, Chi tiền lương

- Việc chi trả lương thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ và các văn bản hiện hành có liên quan.

- Đối với các đối tượng được cử đi học trong diện quy hoạch đào tạo thực hiện theo các văn bản, hướng dẫn hiện hành của tỉnh và quy định của Bệnh viện.

- Đối với cán bộ, viên chức, người lao động được bệnh viện đồng ý cho đi học tập trung theo nguyên vọng cá nhân được chi trả triền lương cơ bản theo mức quy định của nhà nước và không có các khoản hỗ trợ nào khác

b, Chi tiền công

- Tiền công gồm: Tiền công thuê hợp đồng lao động và tiền công thuê khoán phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà Bệnh viện.

- Đối với hợp đồng lao động: Thực hiện theo các quy định của luật cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012, Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ y tế - Bộ Nội vụ và QUyết định số 03/2015/QĐ -UBND tỉnh ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh về sử dụng và quản lý viên chức

- Thanh toán tiền công thuê khoán: Trên cơ sở nhu cầu công việc, các cá nhân, bộ phận lập đề xuất kèm theo dự trù kinh phí trình Giám đốc duyệt để tổ chức thực hiện. Khi công việc hoàn thành được thanh toán theo chi phí thực tế

trong phạm vi dự trù kinh phí được phê duyệt và phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.

c, Các khoản phụ cấp

Thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành của nhà nước. - Phụ cấp chức vụ theo quy định của Nhà nước

- Phụ cấp đặc thù ngành Y tế (Phụ cấp trực thực hiện theo Thông tư 73/2011/QĐ-TTg ngày 29/12/2011).

- Phụ cấp độc hại theo quy định của Nhà nước - Phụ cấp trách nhiệm

- Phụ cấp ưu đãi ngành theo Thông tư số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012).

- Phụ cấp độc hại, hiện vật (Thực hiện theo Thông tư 10/2006/TTLT- BLĐTBXH- BYT về chế độ bồi dưỡng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại).

d, Chi chế độ làm thêm giờ

- Đối với cán bộ, viên chức làm thêm ngoài giờ khi có công việc đột suất phải được sự đồng ý của Giám đốc. Trưởng phòng, khoa có trách nhiệm lập phiếu báo làm thêm giờ (có xác nhận của Phó Giám đốc phụ trách) trình Giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện và gửi về phòng HC-TC-QT theo dõi.

- Thời gian làm thêm giờ của CB-VC thực hiện theo thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/01/2005 của Bộ nội vụ - Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với CB-VC

Ngày thường = Mức lương tối thiểu x Hệ số x Số giờ x150% Ngày thứ 7, CN = Mức lương tối thiểu x Hệ số x Số giờ x 200% Ngày lễ, tết = Mức lương tối thiểu x Hệ số x Số giờ x 300%

e, Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên, người lao động

Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm:

- Chi cho người làm việc trực tiếp, bao gồm: Cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên.

- Cán bộ biên chế trong thời gian tập sự hưởng 85% theo hệ số ngạch bậc. - Cán bộ hợp đồng không xác định kỳ hạn được hưởng 75% hệ số của cán bộ viên chức cùng thực hiện nhiệm vụ cùng chức danh chuyên môn tương ứng CB biên chế.

- Cán bộ hợp đồng xác định kỳ hạn được hưởng 50% hệ số của cán bộ viên chức cùng thực hiện nhiệm vụ cùng chức danh chuyên môn tương ứng CB biên chế.

- Cán bộ hợp đồng trong thời gian học việc không được hưởng thu nhập tăng thêm.

Tổng mức chi thu nhập tăng thêm trong năm cho CB-NV, người lao động tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại khoản 4 mục VIII của thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.

Nguyên tắc chi thu nhập tăng thêm hàng tháng cho CB-NV dựa trên công thức: Thu nhập tăng thêm = Tổng thu- Tổng chi - Trích lập các quỹ

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ( tối thiểu 25%); Quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi; quỹ ổn định thu nhập. Quỹ thu nhập tăng thêm đảm bảo bình quân 1.500.000 đồng /01 hệ số/ tháng.

Cách tính như sau:

- Bình xét thi đua hàng tháng do các khoa, phòng đề nghị và được Hội đồng Thi đua, khen thưởng bệnh viện thống nhất, phê duyệt.

- Hệ số xét thu nhập tăng thêm của từng cá nhân được đánh giá theo 3 mức A, B, C. Cụ thể như sau:

Công A: Hệ số 1,0; Công B: Hệ số 0,8; Công C: Hệ số 0,5. - Hệ số chức vụ, trình độ của từng cá nhân quy định như sau:

Quỹ lương tăng thêm Tổng hệ số điều chỉnh Thu nhập tăng thêm =

=

Bảng 4.9. Phân loại hệ số chức vụ của từng cá nhân

TT Nhóm đối tượng

Hệ số Điều chỉnh

Kết quả bình xét thi đua hàng tháng

Công A Công B Công C I Phân theo chức danh, trình độ

1 Bác sỹ, dược sỹ ĐH, cử nhân kinh tế 1,4 1 0,8 0,5 2 Đại học, cao đẳng điều dưỡng, tin học,

CN xét nghiệm( theo mã ngạch) 1,3 1 0,8 0,5

3 Trung học 1,2 1 0,8 0,5

4 Cán bộ khác 1,1 1 0,8 0,5

II Hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm

1 Giám đốc 0,7 1 0,8 0,5

2 Phó giám đốc, TP Tài chính kế toán 0,5 1 0,8 0,5

3 Trưởng khoa, phòng 0,3 1 0,8 0,5

4 Phó khoa, phòng, điều dưỡng

trưởng, điều dưỡng hành chính 0,1 1 0,8 0,5

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp (2017)

4.2.2.2. Quản lý trang thiết bị ,sử dụng điện, nước và xăng dầu xe ô tô, bảo hộ lao động

a, Quản lý trang thiết bị, máy móc, y cụ

- Các trang thiết bị máy mọc được giao cho các bộ phận quản lý, sử dụng nhằm đáp ứng cho công tác của Bệnh viện.

- Phòng Hành chính lập kế hoạch định kỳ để duy tu, bảo dưỡng.

- Nếu các trang thiết bị, máy móc ở các bộ phận bị hư hỏng mà không khắc phục được, thì bộ phận đó báo cáo phòng chức năng để mời thợ tới xem xét và lập biên bản trên cơ sở kiểm tra và căn cứ vào nguồn kinh phí, Bệnh viện có kế hoạch sửa chữa theo đúng quy trình, quy định hiện hành.

b, Sử dụng điện, nước

- Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng điện, nước của bệnh viện phục vụ cá nhân và gia đình.

- Điện, nước chi theo thực tế nhưng phải triệt để tiết kiệm, bảo đảm sử dụng điện cho các máy móc vận hành đều đặn phục vụ cho hoạt động của bệnh viện và điện chiếu sáng một cách hợp lý.

- Không để thiết bị điện, nước phục vụ không có đối tượng.

c, Xăng dầu

Thực hiện theo hướng dẫn số 983/HDLN-SGTVT-STC của Sở Giao thông vận tải- Sở Tài chính về hướng dẫn thực hiện định mức tiêu hao nhiên liệu xe ô tô.

- Căn cứ vào lệnh điều xe đi công tác, phòng Tổ chức - Hành chính làm phiếu cấp xăng dầu, được lãnh đạo bệnh viện duyệt cụ thể.

Xe Mercedes Benz dung tích2874 cm3 sử dụng dầu diezen được khoán được khoán theo định mức 16,5 lít/100km.

- Thay dầu xe 2000 km/lần; mỗi lần 6 lít dầu nhớt theo tiêu chuẩn. - Bảo dưỡng xe: 6 tháng một lần.

- Thay thế phụ tùng và sửa chữa khác, phòng hành chính đề xuất để lãnh đạo xem xét để có kế hoạch tu sửa,có sự giám sát của phòng Hành chính Tổ chức.

d, Bảo hộ lao động

- Xà phòng, nước rửa tay, tẩy vệ sinh... chi theo định mức do các phòng chức năng xây dựng được Giám đốc phê duyệt.

- Trang phục cho cán bộ, viên chức: Dự kiến 03 bộ/2 năm và được may theo quy định.

- Chi mua chăn, chiếu, màn, đồ vải phục vụ bệnh nhân theo cơ số phát sinh( căn cứ vào số lượng bệnh nhân và kế hoạch giường bệnh).

4.2.2.3. Chi mua sắm, sửa chữa

Chế độ mua sắm

Thực hiện theo Quyết định số 08/2016/ QĐ-TTg, Thông tư 35/2016/TT- BTC, QĐ 1042/QĐ- UBND tỉnh và QĐ 1330/QĐ-UBND tỉnh

- Để phục vụ cho mọi hoạt động của đơn vị, các khoa, phòng khi có nhu cầu về mua sắm trang thiết bị thì làm phiếu dự trù để gửi về phòng Tổ chức Hành chính tổng hợp một năm 2 lần vào tháng 12 năm trước và tháng 5 năm đó, trình lãnh đạo xét duyệt với điều kiện tài chính đơn vị cho phép.

- Khi mua các vật tư, tài sản phải có báo giá. Đối với vật tư, tài sản có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên, tối thiểu phải có 3 báo giá để làm cơ sở hợp đồng với đơn vị cung ứng theo quy định hiện hành của bộ tài chính.

- Khi có nhu cầu về sửa chữa máy móc, thiết bị chuyên môn, nhà cửa...Các khoa, phòng làm phiếu đề nghị gửi về phòng Tổ chức Hành chính. Phòng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm tổng hợp, xem xét thực tế, lập dự trù gửi về phòng Tài chính Kế toán cân đối, báo cáo để lãnh đạo xét duyệt .

- Nếu cá nhân hoặc tập thể làm hư hỏng máy móc, thiết bị, nhà cửa... thì phải kiểm điểm và có trách nhiệm bồi thường theo quy định hiện hành của Nhà nước cũng như quy định của bệnh viện...

4.2.2.4. Chi kinh phí chương trình mục tiêu

Mức chi của từng hội nghị sẽ được thực hiện theo Thông tư số 51/2008/TT- BTC ngày 16/6/2008 quy định.

Bảng 4.10. Mức chi cho hội nghị các cấp

Nội dung chi Số tiền (Đồng)

I. Hội nghị tập huấn cấp Tỉnh

1.Bồi dưỡng giảng viên 200.000 đồng/ người/1 buổi (đủ 4 giờ/ngày). 2.Hỗ trợ tiền ăn học viên và giáo viên 50.000 đồng/ngày/1 người. 3.Tiền nước uống cho đại biểu 15.000 đồng/ngày /1 người

II. Hội nghị tập huấn cấp Huyện, xã

1.Bồi dưỡng giảng viên 120.000 đồng/buổi/1người. 2.Hỗ trợ tiền ăn học viên và giáo viên 50.000 đồng/ngày/1 người 3.Tiền nước uống cho đại biểu 15.000 đồng/ngày /1 người

III. Các chi phí khác: Tiếp tân, lễ nghi khánh tiết và in ấn... chi theo thực tế

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán (2008)

4.2.2.5. Các khoản chi hỗ trợ

a, Chi hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo

Kinh phí lấy từ một số đơn vị tài trợ (nếu có) là 25.000 đồng/ ngày . Những trường hợp bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, gia đình làm đơn Bệnh viện sẽ xem xét miễn, giảm một phần.

b, Chi hỗ trợ nghiên cứu khoa học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Chi hỗ trợ tiền làm đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật như : Thu thập thông tin, chế bản, phô tô, thuê khoán... với định mức:

- Cấp ngành: 5.000.000 đồng/1 đề tài.

4.2.2.6. Trích lập và sử dụng các quỹ

Nguồn chi thường xuyên được cân đối hàng quý (bao gồm các nguồn: Ngân sách cấp, viện phí, Bảo hiểm y tế, các dịch vụ y tế...) đều được tập trung quản lý tại phòng Tài chính kế toán của đơn vị. Sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động, tiết kiệm chi thường xuyên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo ngân sách Nhà nước quy định, 35% để lại bù vào lương . Căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 85/2012 /NĐ-CP ngày 15/10/2012 về quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên và quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện việc trích lập bổ sung các quỹ phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thì số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi sẽ được trích lập các quỹ như sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp : 25% - Quỹ khen thưởng, phúc lợi : 15%

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : 5%

a, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Trích tối thiểu 25% số chệnh lệch thu chi. Sử dụng quỹ phát triển cho đầu tư , phát triển nâng cấp các hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị , phương tiện làm việc, chi tiến bộ khoa học kỹ thuật, được chi hỗ trợ cho cán bộ được lãnh đạo Bệnh viện cử đi học

b, Quỹ khen thưởng

Trích 15 % trong tổng số chênh lệch thu lớn hơn chi nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương được trích

Đối tượng được xét khen thưởng :

- Khen thưởng cho Cán bộ viên chức, người lao động tạo bệnh viện bao gồm cả cán bộ viên chức trong thời gian tập sự, người lao động không xác định kỳ hạn, người lao động từ 01 năm trở lên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vào dịp tổng kết cuối năm

- Khen thưởng cho các tập thể đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vào dịp tổng kết cuối năm

- Khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao các tháng, quý, năm

Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi thưởng sau khi đã thống nhất với hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị.

c, Quỹ phúc lợi

Trích 15% trong tổng số chệnh lệch thu lớn hơn chi nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện trong năm được trích để chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ viên chức Bệnh viện theo quy định:

- Chi nâng cấp sửa chữa các công trình phúc lợi tập thể bị hư hỏng sẽ được thảo luận và theo dự toán của các hạng mục.

- Căn cứ theo vị trí việc làm bệnh viện chi hỗ trợ cho một số CB làm công tác Tài chính, hành chính cũng phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân mức phụ cấp ưu đãi nghề theo % hệ số lương + Phụ cấp chức vụ ở các mức sau:

Mức 20% =12 người Mức 10% = 01 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)