Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 30 - 33)

2.1.6.1. Nhân tố bên ngoài

Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.

-Về kinh tế:

tự quan trọng, đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: từ 5 -8 %; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như ngành y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tăng lên. Số lượng người đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cư. Một điều tra xã hội học của Bộ y tế cũng chỉ ra: chỉ khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khám chữa bệnh; hơn 30% thuộc diện không chịu nổi mức viện phí như hiện nay.

- Môi trường pháp lý:

Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hóa xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chính sách “xã hội hóa, đa dạng hóa” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có những nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hóa việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: phát triển thành bệnh viện bán công; xây dựng khoa khám và điều trị theo yêu cầu....

Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe nên vấn đề tài chính cho các bệnh viện càng trở nên bức xúc. Để có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh, năm 1989 Nhà nước đã ban hành chính sách thu một phần viện phí. Chính sách này đã làm tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo.

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp đặc biệt là ngành y tế, ngành Bảo hiểm xã

hội và sự đồng tình hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Sau 25 năm, thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế toàn dân, tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế tăng nhanh, từ 5,6% dân số năm 1993 lên 63.7% năm 2011 và đến nay là trên 82%. Phạm vi, quyền lợi Bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hệ thống thông tin giám định đã liên thông trên 12.000 cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trên toàn quốc.

2.1.6.2. Nhân tố bên trong

- Nhân tố con người:

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Đòi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng

Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quả tốt.

- Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện:

Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, cùng với cơ chế về tự chủ tài chính của các bệnh viện công lập. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế. Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính bệnh viện được tốt.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện:

Bệnh viện có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả sẽ giúp cán bộ quản lý tài chính phát hiện kịp thời những sai lầm để sửa chữa, giúp bệnh viện giảm thiểu những nguy cơ sai lầm, giảm thiểu những chi phí không cần thiết,...

giúp cho công tác quản lý tài chính sẽ được tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều. Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức; hệ thống kế toán được vận hành hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; giúp đơn vị phát hiện kịp thời sai sót, ngăn chặn hữu hiệu các hành vi gian lận trong công tác tài chính (Dương Thị Ngân, 2013).

- Mối quan hệ giữa bệnh viện và khách hàng:

+ Mối quan hệ giữa bệnh viện và người bệnh: Trước đây, mối quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc. Trong cơ chế hiện nay, mỗi quan hệ giữa bệnh viện và người bệnh là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, cung cấp dịch vụ tốt sẽ làm hài lòng người bệnh và người nhà người bệnh tạo được uy tín cho bệnh viện.

+ Mối quan hệ giữa bệnh viện và các tổ chức quốc tế: Bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại.

+ Mối quan hệ giữa bệnh viện và các tổ chức trong nước: Bệnh viện liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước, bệnh viện khác trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)