Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 89 - 91)

Do cơ chế quản lý dựa vào nguồn NSNN cấp trong suốt thời gian qua nên khi chuyển sang cơ chế tài chính mới, nguồn NSNN cấp giảm dần một mặt tạo tiền đề cho Bệnh viện phát triển nhưng mặt khác cũng đặt Bệnh viện trước nhiều bỡ ngỡ, và không ít khó khăn cần giải quyết để tìm ra con đường để phát triển Bệnh viện. Bên cạnh những hiệu quả đạt được thì còn tồn tại những hạn chế sau:

Lập dự toán

-Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần, hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 40% - 50% nhu cầu của Bệnh viện. Chi cho giường bệnh từ nguồn NSNN thấp, NSNN cấp chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn viện phí và bảo hiểm y tế. Hơn nữa nguồn NSNN cấp chưa có định hướng, mục tiêu phát triển của Bệnh viện trong thời gian dài hạn mà việc cân đối ngân sách cho Bệnh viện còn chưa đạt hiệu quả cao.

- Bệnh viện vẫn còn gặp một số hạn chế trong việc định hướng phát triển Bệnh viện từ đó dẫn đến việc lập dự toán để xác định phát triển nguồn thu nào, tăng thu các nguồn thu còn khó khăn.

Thực hiện quản lý các nguồn thu

- Các nguồn thu còn hạn chế: Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của Bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện chưa xây dựng, khai thác được nhiều nguồn thu khác để bù đắp vào nguồn thu từ NSNN cấp đang giảm dần.

- Nguồn thu sự nghiệp có xu hướng tăng nhưng tăng thu đồng thời với tăng giá thuốc, vật tư y tế do đó kinh phí còn lại được sử dụng không nhiều nên cũng vất vả cho Bệnh viện phải đảm bảo kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Việc thanh toán với cơ quan BHXH vẫn còn gặp khó khăn và vướng mắc. Đầu năm, Bệnh viện và cơ quan BHXH ký hợp đồng KCB thực hiện trong năm, trong đó có điều khoản về thanh toán kinh phí. BHXH sẽ ứng trước một phần kinh phí hoạt động của quý trước để Bệnh viện có kinh phí hoạt động, sau khi có biên bản quyết toán, nếu Bệnh viện vượt quỹ sẽ thanh toán nốt phần kinh phí còn lại. Nhưng trên thực tế, kinh phí cấp ứng và thanh toán cho Bệnh viện bao giờ

cũng chậm và không đủ. Do vậy, Bệnh viện không tự chủ được kinh phí của mình nên không có được kế hoạch tài chính tốt cho thời gian tiếp theo.

- Công tác giám định BHYT còn gây nhiều khó khăn cho Bệnh viện. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã điều trị khỏi và khi xuất viện đã được bộ phận giám định của BHXH đồng ý thanh toán nhưng sau khi đoàn giám định của tỉnh về quyết toán thì từ chối không thanh toán phần chi phí này nên Bệnh viện phải chịu.

- Mặc dù đã ứng dụng tin học vào trong quản lý song vẫn còn xảy ra hiện tượng thất thu. Bệnh viện vẫn chưa thu hết nguồn thu từ khám chữa bệnh cũng như chưa tận dụng khai thác các nguồn thu khác. Đội ngũ cán bộ viên chức bao gồm nhân viên kế toán tài chính có năng lực trình độ tiếp cận nhanh công nghệ mới, văn bản, thông tư mới,... nhưng chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị dẫn đến việc phân tích lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.

- Hoạt động thường xuyên của Bệnh viện hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế. Giá viện phí tăng nhưng nhiều chỗ còn chưa hợp lý, chưa đủ bù đắp chi phí dịch vụ.

- Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn nên chưa thu hút được bệnh nhân từ các tỉnh khác tới khám và điều trị.

Thực hiện quản lý các khoản chi

- Công tác chi vẫn còn những chỗ chưa hợp lý, chi cho giường bệnh từ nguồn NSNN thấp, NSNN chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thu được.

- Quy chế chi tiêu nội bộ chưa bao quát được các khoản chi do vậy gây khó khăn trong công tác điều hành quản lý chi nhất là việc chi mua vật tư tiêu hao (hao phí) phục vụ công tác chuyên môn. Mục chi này không được bệnh nhân thanh toán và tính vào kỹ thuật điều trị và chiếm một lượng chi lớn trong chi nghiệp vụ phục vụ chuyên môn. Thực trạng này gây khó khăn cho công tác quản lý tại Bệnh viện.

- Bệnh viện thiếu các nguồn lực để duy trì và đảm bảo chi cho các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng và để thực hiện mục tiêu công bằng trong phân phối các dịch vụ y tế cho nhân dân. Bệnh viện đã tập trung chi cho con người chiếm 40% - 50% tổng thu từ nguồn thu viện phí, BHYT nên kinh phí để đầu tư mới, duy tu, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế. Trang thiết

bị tuy đã được trang bị thêm nhưng còn hạn chế và thiếu nhiều trang thiết bị y tế chuyên dùng hiện đại. Còn thiếu các chuẩn mực tiêu chí dựa trên bằng chứng phản ánh chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế.

- Quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện dù đã được áp dụng thực hiện từ năm 2006 nhưng vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể khiến cho một phần cán bộ viên chức tại Bệnh viện chưa hiểu rõ được quy chế cũng như chưa có ý thức giữ gìn tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện do đó không tiết kiệm được nguồn kinh phí, gây lãng phí các nguồn tài chính Bệnh viện.

- Các nguồn tài chính hiện tại so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Bệnh viện vẫn là chưa đủ nhưng lại phân bổ không công bằng giữa các hoạt động, nguồn NSNN càng ngày càng giảm, chỉ được cấp theo định mức của Nhà nước. Trong tổng chi của Bệnh viện thì chi cho điều trị chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu từ nguồn viện phí và BHYT. Tuy nhiên, giá viện phí hiện nay chỉ mới tính được 4/7 yếu tố chi phí trực tiếp chưa đủ cơ cấu nên viện phí thu được chưa cao. Do chưa tính khấu hao nên Bệnh viện chưa có nguồn tài chính bền vững để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Khó khăn trong việc định giá các dịch vụ y tế mới không có trong biểu giá quy định.

Quyết toán các khoản thu – chi

Tình hình quyết toán còn gặp khó khăn bởi chế độ kế toán và văn bản quy định luôn thay đổi nên đôi khi việc thanh toán với kho bạc còn chậm chễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)