Giới thiệu bệnh viện tâm thần thái bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 37)

3.1.1. Quá trình phát triển của bệnh viện

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền; sự quan tâm giúp đỡ của Bộ y tế, các Bộ, Ngành Trung ương; sự nỗ lực vượt bậc của ngành y tế tỉnh nhà; công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng không ngừng phát triển, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Góp phần vào thành tích chung rất đáng tự hào của ngành Y tế, có sự đóng góp tích cực của Bệnh viện Tâm thần Thái Bình.

Ngay sau khi đất nước được độc lập thống nhất, ngày 25/02/1976 Bệnh viện Tâm thần Thái Bình được thành lập đóng trên địa bàn của xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy. Bệnh viện tiếp nhận cơ sở vật chất K85 là nơi điều dưỡng cho cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Trong ngày đầu thành lập, điều kiện lực lượng cán bộ mỏng, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, phương tiện chẩn đoán thiếu thốn, khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của lãnh đạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở y tế,... cùng sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết không ngừng phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ viên chức thì Bệnh viện Tâm thần Thái Bình không ngừng phát triển về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Ngày 15/03/1991, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có quyết định số 79/QĐ - UBND di chuyển Bệnh viện Tâm thần từ xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy về khu vực khoa Thần kinh của Bệnh viện Việt Bun ( nay là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ) với diện tích 9.000 m2.

Ngày 29/12/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 2970/QĐ- UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện tại khu Trung tâm y tế tỉnh thuộc đường Trần Lãm, phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với 11 khu nhà 1,2,3 tầng trên diện tích 2,2 ha đủ khả năng tiếp nhận được 300 người bệnh điều trị nội trú. Đến tháng 06/2013, công trình xây dựng bệnh viện hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, Bệnh viện đã nhanh chóng ổn định, triển khai nhiệm vụ tại cơ sở mới đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Tâm thần Thái Bình

Bệnh viện Tâm thần là đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện của Sở Y tế và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương. Bệnh viện có những chức năng, nhiệm vụ sau:

Khám bệnh, chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh tâm thần và nghiện chất từ ngoài vào thẳng Bệnh viện hoặc từ tuyến dưới chuyển lên, khám chữa bênh nội trú và ngoại trú.

- Giải quyết hầu hết các bệnh liên quan tới tâm thần và nghiện chất tại các xã, huyện và thành phố mà Bệnh viện chịu trách nhiệm chữa trị bao gồm các bệnh về tâm thần phân liệt, trầm cảm, hoang tưởng ảo giác, rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, động kinh, suy nhược, rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, nghiện chất,...

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Quản lý chương trình Quốc gia mục tiêu bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, hàng năm Bệnh viện tổ chức khám phát hiện để đưa người bệnh tâm thần xã hội ở xã, phường, thị trấn vào quản lý và điều trị.

- Từ năm 2014, được sự đồng ý của Sở y tế, Bệnh viện tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị toàn diện cho người bệnh tâm thần mà gia đình không còn khả năng quản lý, nuôi dưỡng tại nhà.

Đào tạo cán bộ y tế

- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, trung học và sơ học cho tỉnh.

- Phối hợp đào tạo lại cho cán bộ nhân viên các cơ sở y tế huyện và trung tâm y tế xã.

- Tham gia giảng dạy cùng với Bộ môn Tâm thần của trường Đại học y dược Thái Bình và trường Cao đẳng y tế Thái Bình.

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

- Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở y tế huyện và trung tâm y tế xã nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn;

- Thông báo nhận xét về khám chữa bệnh của tuyến dưới để rút kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ;

- Phối hợp với các bệnh viện huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế xã thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tâm thần ban đầu trong địa bàn mà Bệnh viện chịu trách nhiệm. Đồng thời, xác định tỷ lệ dân số mắc bệnh tâm thần, động kinh ở từng địa phương và trong toàn tỉnh.

Phòng bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe

- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe tâm thần ở tại bệnh viện và ở cộng đồng;

- Phối hợp với cơ quan truyền thông của tỉnh, của ngành, xây dựng kế hoạch và nội dung về truyền thông giáo dục sức khỏe, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác phòng và chống bệnh tâm thần.

Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực: Khám chữa bênh nhân nội trú, mô hình màng lưới quản lý, điều trị bệnh nhân ngoại trú, xác định tỷ lệ dân số mắc bệnh tâm thần, động kinh và công tác điều dưỡng, chăm sóc phục vụ người bệnh.

- Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

- Tổ chức hội nghị khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác khám chữa, phục vụ người bệnh.

Hợp tác Quốc tế

-Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các bệnh viện, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài theo quy định của Pháp luật;

- Thăm quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm và công tác quản lý, điều trị người bệnh.

Quản lý kinh tế y tế

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: Nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, các dự án đầu tư trong và ngoài nước

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Sở y tế giao cho.

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Bệnh viện

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 So sánh Bình quân 2016 /2015 2017 /2016 Giường bệnh Giường 220 220 280 100 127 113 Khám bệnh Lượt người 17.298 21.703 28.192 125 129 127 Điều trị nội trú Bệnh nhân 2.787 3.564 4.115 127 146 136 Tổng số ngày

điều trị nội trú Ngày 63.635 95.061 106.905 149 112 129 Số ngày điều trị trung bình Ngày 24,3 27.1 26,8 115 98 106 Công suất sử dụng giường bệnh Bệnh nhân/ Giường 124,5 185,5 209,2 148 112 128 Điều trị ngoại trú Bệnh nhân 7.285 7.349 7.393 101 101 101 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp (2017) Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng bệnh nhân tới khám bệnh và điều trị ngoại trú, nội trú ngày càng tăng. Năm 2016 số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 25% so với năm 2015, năm 2017 tăng 27% so với năm 2016. Số bệnh nhân tới khám bệnh từ năm 2015 tăng 10.894 lượt người, số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 1.328 bệnh nhân, số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng 108 bệnh nhân so với năm 2017. Do đó, nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế tăng giúp cho Bệnh viện sẽ có nguồn thu đáng kể. Ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm vì vậy nếu không có nguồn thu khác thì gánh nặng đè lên Bệnh viện chính là chi trả tiền lương, phụ cấp lương và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên y tế. Bệnh viện có nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị thì mới có nguồn

thu để chi trả. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân tăng nhưng số ngày điều trị trung bình lại giảm chứng tỏ chất lượng điều trị tại Bệnh viện đã được cải thiện, điều này giúp cho bệnh nhân tiết kiệm được chi phí và yên tâm, tin tưởng khi được điều trị tại Bệnh viện.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Bệnh viện

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (2010) - Ban giám đốc gồm : Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

- Các phòng chức năng: 5 phòng chức năng

- Các khoa chuyên môn: 5 khoa lâm sàng và 3 khoa cận lâm sàng

3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện

Bộ máy kế toán để quản lý tài chính tại Bệnh viện được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hoạt động theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả, có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Khoa cận lâm sàng - Cận lâm sàng - Dược, vật tư y tế - Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa lâm sàng: - Khoa Nam - Khoa Nữ

- Khoa Nghiện chất - Khoa Suy nhược - Khoa khám bệnh

Đảng ủy

Công đoàn Ban lãnh đạo Đoàn thanh niên

Giám đốc

P.Giám đốc

Các khoa chuyên môn

P.Giám đốc Các phòng chức năng - Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức hành chính - Tài chính kế toán - Chỉ đạo tuyến - Điều dưỡng P.Giám đốc

Sơ đồ 3.2. Bộ máy quản lý tài chính tại Bệnh viện

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính (2005)Phòng kế toán bao gồm 08 cán bộ, trưởng phòng TCKT – Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán:

Kế toán trưởng

- Có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán thực hiện;

- Lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của Bệnh viện và tổ chức thực hiện khi được thực hiện;

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về báo cáo tài chính và các hoạt động tài chính của Bệnh viện;

- Xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động của Bệnh viện;

- Hạch toán kinh tế trong công tác khám chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định;

- Tổ chức công tác kế toán trong Bệnh viện theo đúng quy định hiện hành;

- Tham mưu cho Giám đốc công tác thu – chi tài chính;

- Lập các báo cáo tài chính.

Kế toán tổng hợp

- Tổng hợp các báo cáo thu phí – Bảo hiểm y tế hàng tháng - Kiểm tra toàn bộ công tác thu phí nội trú – ngoại trú. - Theo dõi đôn đốc công tác thu viện phí

- Tính trích nộp các khoản thuế của cá nhân và đơn vị theo quy định. - Theo dõi biên lai ấn chỉ, lập báo cáo với chi cục thuế hàng tháng.

- Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho kế toán trưởng và Giám đốc

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán dược, vật tư, TSCĐ Kế toán viện phí Thủ quỹ

khi được yêu cầu.

- Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách các khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng thời hạn, đúng hợp đồng, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, năng suất lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, sau đó phân bổ chi phí lao động theo các đối tượng sử dụng lao động;

- Căn cứ vào bảng chấm công của từng phòng, từng khoa để lập bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho từng cán bộ nhân viên Bệnh viện;

- Theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động;

- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương, theo định kỳ tiến hành phân tích điều chỉnh tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin chi tiết chính xác về lao động tiền lương cho kế toán trưởng và Giám đốc khi được yêu cầu.

Kế toán dược, vật tư và TSCĐ

- Theo dõi số lượng nhập xuất thuốc, vật tư y tế, cùng khoa dược kiểm tra nhập kho và tồn kho định kỳ hàng tháng.

- Theo dõi lượng nhập theo đúng hàng phê duyệt trúng thầu vế số lượng chủng loại quy cách.

- Lập báo cáo hàng tồn kho hàng tháng

- Quản lý tài chính nhà thuốc Bệnh viện

- Quản lý tài sản Bệnh viện

- Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ dụng cụ.

- Tình, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng.

- Thu phí khám đối với bệnh nhân đến khám chữa bệnh thuộc đối tượng phải thu phí.

- Hàng ngày nộp tiền cho thủ quỹ và báo cáo lượng tiền mặt thu trong ngày. - Giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân về công tác thu phí khi được yêu cầu.

Thủ quỹ

- Là một bộ phận độc lập, có trách nhiệm thu tiền, chi tiền theo lệnh của Giám đốc;

- Có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản thu chi phát sinh trong ngày;

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi, tạm ứng và nắm vững tiền mặt hiện có;

- Lưu trữ, bảo quản sổ sách có liên quan;

- Theo dõi tiền gửi ngân hàng, giao dịch hàng ngày.

3.1.5. Nguồn nhân lực của Bệnh viện

Trong suốt cả chặng đường dài phát triển các thế hệ lãnh đạo Bệnh viện luôn xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động của Bệnh viện. Vì vậy để có được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, hết lòng yêu nghề, công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm luôn được quan tâm. Ngoài ra, được sự quan tâm, giúp đỡ của Sở y tế, Sở nội vụ cơ cấu nguồn nhân lực của Bệnh viện tương đối có chất lượng. Từ chỗ chỉ có 26 cán bộ (trong đó có 02 bác sỹ, 03 y sỹ, 06 điều dưỡng, còn lại là 15 cán bộ khác) đến nay bệnh viện đã có 106 cán bộ. Nhờ có đội ngũ cán bộ, nhân viên vừa có trình độ chuyên môn vững vàng, vừa hết lòng yêu nghề mà đến nay Bệnh viện không chỉ điều trị cho hầu hết các bệnh tâm thần mà từng bước mở rộng điều trị các bệnh nội khoa, thần kinh thông thường khác.

Tuy nhiên, đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực cho thấy trình độ chuyên môn của một số ít bộ phận còn hạn chế, đội ngũ thầy thuốc sắp về hưu nhiều, đội ngũ thầy thuốc trẻ chưa thể thay thế về chuyên môn.

Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của Bệnh viện

Phân loại theo trình độ Số lao động (người) So sánh (%) Bình quân 2015 2016 2017 16/15 17/16 Tổng cộng 75 89 106 118 119 118 1.Trình độ trên đại học 20 21 23 105 110 107 -Thạc sĩ y 1 2 2 200 100 141 -Bác sĩ chuyên khoa I 9 9 10 100 111 105 -Bác sĩ chuyên khoa II 10 10 11 100 110 104 2.Trình độ đại học 23 28 39 122 139 130

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)