Quyết toán các khoản thu chi tại bệnh viện tâm thần Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 78 - 82)

THẦN THÁI BÌNH

Vào cuối niên độ năm quyết toán, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình lập các báo cáo kế toán, Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu- chi, Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, Báo cáo thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo chi tiết kinh phí dự án,... gửi các cơ quan quản lý cấp trên là Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho bạc nhà nước để xét duyệt các khoản chi hoạt động theo quy định hiện hành.

Căn cứ lập quyết toán:

- Đối với các khoản thu viện phí và dịch vụ y tế hàng ngày căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ thu viện phí, kế toán tổng hợp hạch toán theo quy định.

- Đối với các khoản thu từ bảo hiểm thanh toán cho hợp đồng khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT thì hạch toán theo quý.

- Đối với thuốc, vật tư y tế tiến hành nhập, xuất, thanh toán bệnh nhân hàng ngày, cuối tháng có báo cáo nhập xuất tồn đối chiếu với biên bản kiểm kê để xác định số lượng xuất dùng chính xác và tiến hành hạch toán khoản chi này hàng tháng. - Đối với những khoản thu, chi từ nguồn viện phí nhân dân, bảo hiểm y tế,

dịch vụ lập báo cáo đề nghị ghi thu ghi chi.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hạch toán theo trình tự thời gian phát sinh khoản chi. Đối với khoản chi ngân sách cấp và báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và các nguồn khác của đơn vị.

Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) Bệnh viện thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 15/10/2012 và mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Giám đốc Bệnh viện quyết định dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo trình tự như sau:

- Trích 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

- Trích 15% lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

- Trích 5% để lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có).

Đánh giá công tác lập dự toán và thực hiện thu tại Bệnh viện

Để đánh giá được công tác lập dự toán thu và thực hiện nguồn thu tại bệnh viện Tâm thần Thái Bình dựa vào bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12. So sánh lập dự toán và thực hiện các nguồn thu của Bệnh viện 3 năm

Đvt: Triệu đồng

Nguồn thu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) Dự toán Thực hiện TH/DT (%) 1.Ngân sách cấp 10.986 11.257 102 12.453 12.568 101 11.376 10.995 97 2.Thu từ viện phí và BHYT 5.000 4.981 97 8.300 8.143 98 15.000 15.502 103 3.Thu dịch vụ 400 422 106 910 897 99 3.500 3.807 109 Tổng 16.386 16.660 102 21.663 21.608 98 29.876 30.304 101

Nhìn chung tình hình sử dụng kinh phí từ các nguồn thu Ngân sách nhà nước cấp, thu từ viện phí và BHYT, thu dịch vụ từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện chỉ giao động trong tỷ lệ nhỏ điều này chứng tỏ Bệnh viện luôn chú trọng tới tình hình tài chính, phân tích, rà soát đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu qua các năm để lập dự toán thu một cách cẩn thận, sát với tình hình thực tế.

Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh, Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2017, do thực hiện theo thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC giá dịch vụ có tính tiền lương và phụ cấp nên ước tính cả nước có 18 bệnh viện tuyến cuối, 36 bệnh viện tuyến tỉnh và 24 bệnh viện tuyến huyện đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Mức độ tự chủ tài chính của các bệnh viện tự đảm bảo một phần chi thường xuyên cũng tăng cao (tỷ lệ đơn vị đã tự chủ được từ 80%-95% chi thường xuyên cao, nếu có cơ chế giá hợp lý sẽ tự chủ được chi thường xuyên); số đơn vị do ngân sách phải đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên đã giảm rõ rệt.

Tuy nhiên ở Việt Nam, giá viện phí hiện nay mới chỉ bao gồm 4/7 yếu tố trực tiếp là :chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ; chi phí tiền lương, phụ cấp. Trong khi đó tại các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tại các bệnh viện nước ngoài tại Việt Nam đều áp dụng mức giá viện phí tính đủ nên mức viện phí khá cao so với giá viện phí nước ta.

Nếu xét trên khía cạnh công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe thì mức giá viện phí hiện nay cũng không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước thì mức thu viện phí ở Việt Nam là cao dù mới chỉ tính một phần chi phí. Trong khi đó, dù là người giàu hay nghèo thì khi sử dụng các dịch vụ y tế đều phải chịu chung một mức giá. Chi phí tăng cao khiến nhiều người nghèo khó tiếp cận được các dịch vụ y tế. Cùng với việc tăng chi từ ngân sách nhà nước, tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người dân cho các dịch vụ y tế đang là rất cao so với nhiều nước trong khu vực. Đó là việc sử dụng thuốc biệt dược độc quyền thay vì thuốc thông thường, sử dụng quá nhiều thuốc, chỉ định kháng sinh tràn lan, chỉ định quá nhiều xét nghiệm không cần thiết, không công nhận kết quả xét nghiệm, chuẩn đoán giữa các cơ sở y tế,...

Việc thanh toán giá khám, chữa bệnh, tiền thuốc chủ yếu theo giá dịch vụ trong khi thiếu cơ chế kiểm soát số lượng và giá cả dịch vụ, bao gồm cả thuốc dẫn đến leo thang chi phí. Chi phí y tế gia tăng sẽ làm nghèo hóa người dân và tạo nên những lỗ hổng lớn trong thực hiện các chính sách an sinh nước ta. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa khi chi phí tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực thực phẩm) thì đó là chi phí y tế thảm họa. Tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế càng lớn thì khả năng chia sẻ rủi ro về tài chính càng ít và người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Như vậy, tính công bằng của hệ thống y tế ngày càng thấp, người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế xuất phát chủ yếu từ khả năng chi trả hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Chi phí tiền túi cho y tế làm cho hộ gia đình phải cắt giảm các khoản chi cần thiết khác như chi cho lương thực, thực phẩm, quần áo, nhu yếu phẩm, chi cho giáo dục,... Điều đáng chú ý, mức chi phí thảm họa được các nhà nghiên cứu tính toán vẫn chưa bao gồm các chi phi trực tiếp không cho điều trị như tiền đi lại, ăn ở cho bệnh nhân và người nhà và các khoản không chính thức (quà biếu, phong bì,...) trong khi đó cũng thật sự là các khoản chi lớn đối với nhiều hộ gia đình. Đáng chú ý hơn nữa là chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế vẫn xảy ra ở các hộ gia đình có các thành viên có BHYT. Thực tế này cho thấy tác động bảo vệ tài chính của BHYT vẫn chưa được như mong đợi.

Tại cuộc họp tổng kết việc sử dụng quỹ BHYT năm 2017 của Bảo hiểm xã hội thì còn một thực trạng đáng nói hiện nay là khi kiểm tra các phiếu thanh toán viện phí của người bệnh thì tiền giường lại cao hơn tiền thuốc điều trị. Đây là một bất hợp lý, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cho người bệnh và mục đích sử dụng quỹ BHYT, bởi để chữa bệnh thì chi phí cần ưu tiên là tiền thuốc chứ không phải tiền giường. Thậm chí, tại một số cơ sở y tế tiền giường cao gấp hai đến ba lần so với tiền thuốc. Nguyên nhân của chi phí tiền giường tăng là do ngoài kết cấu chi phí trực tiếp như trước đây, giá tiền giường được tính thêm phụ cấp thường trực và tiền lương. Chẳng hạn tiền giường nội khoa loại một của bệnh viện hạng một tăng từ 80.000 đồng lên 199.100 đồng; giường nội khoa loại hai của bệnh viện hạng một tăng từ 70.000 đồng lên 178.000 đồng; giường ngoại khoa của bệnh viện hạng hai tăng từ 80.000 lên 204.400 đồng; giường ngoại khoa loại bốn của bệnh viện hạng ba tăng từ 35.000 đồng lên 133.800 đồng,... Do

tiền giường bệnh tăng cao đã kéo theo tình trạng các cơ sở y tế lạm dụng chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú để được thanh toán nhiều tiền giường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện tâm thần thái bình (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)