Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách thành phố Hoà Bình 30 km về phía Tây Nam của tỉnh Hoà Bình, huyện có 23 xã và 01 thị trấn. Toạ độ địa lý ở vào khoảng 20027’35’-200 35’95’’vĩ độ bắc, 1050 6’25’’-1050 23’ 23’’ kinh độ đông (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).

- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, - Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn, - Phía Đông giáp huyện Cao Phong, - Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hoá.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

Trên địa bàn huyện có tuyến 6 và 12b chạy qua, là cửa ngõ đi lên các tỉnh Tây bắc và phía Bắc nước nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã tạo nên những thuận lợi quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong tương lai khi nền kinh tế cả nước hội nhập với khu vực và Thế giới, hứa hẹn một tiềm năng tốt đẹp cho việc phát triển các ngành thương mại và dịch vụ nếu được đầu tư đúng hướng.

3.1.1.2. Đất đai, địa hình

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 523 Km2, chiếm 11,28% tổng diện tích

toàn tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi, tạo điều kiện phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây ăn quả mang lại giá trị cao đặc biệt là cây Bưởi.

Bảng 3.1. Các loại đất trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2014-2016

STT Các loại đất Năm 2014 (ha) Năm 2015 (ha) Năm 2016 (ha) 01 Đất nông nghiệp 44.822,02 46.635,10 46.597,00 02 Đất lâm nghiệp 35.965,62 35.469,71 35.475,3 03 Đất sản suất nông nghiệp 8.768,56 11.165,4 11.104,18 04 Đất phi nông nghiệp 7.703,02 5.398,24 5.442,40

05 Đất ở 2.958,07 1.244,94 1.247,09

06 Đất chuyên dùng 1.118,21 2.855,62 2.887,06 07 Đất chưa sử dụng 819,91 1.055,77 1.049,71 Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

Qua bảng trên ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp không ổn định năm 2015 là 11.165,4 ha, năm 2016 diện tích đã giảm còn 11.104,18 ha. Nguyên nhân của việc giảm đi này là do đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống cho thấy nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo hướng có lợi, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 1.049,71 ha chủ yếu là đất gò đồi, những diện tích đất không có khả năng tưới tiêu.

Địa hình huyện Tân Lạc khá phức tạp. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m, nơi cao nhất là 1.200m. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam và được chia thành 3 vùng:

Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông. Độ cao trung bình từ 600-800m. Địa hình chia cắt bỡi các dãy núi đá vôi có độ dốc lớn xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác theo các dòng suối nhỏ.

Vùng thượng gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Trung Hoà, Phú Vinh, Phú Cường. Độ cao trung bình từ 200-300m. Địa hình chia cắt bởi các núi đá, đồi dốc và khe suối, xen giữa các đồi thoải là các bãi bằng

Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến nằm dọc theo đường 12B và 12C, với 2 thung lũng hẹp chạy dọc theo 2 hệ thống suối chính (suối Chù và suối Cái) tạo thành 2 vùng lúa chủ yếu của huyện.(Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc, 2017).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Tân Lạc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm phân thành 2 mùa khá rõ, mùa mưa nóng ẩm, mùa khô mát lạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9 0 c, nhiệt độ cao nhất trung bình 27,8 0 c,

nhiệt độ thấp nhất trung bình 19,80 c. Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở

vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 2-30 c và mùa đông

đến sớm, kết thúc muộn.

Lượng mưa trung bình hàng năm cao (2000 mm), mưa tập trung vào các tháng từ 7-9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Các xã vùng cao, vùng thượng lượng mưa cao hơn vùng thấp.

Độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29%. Độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân đầu hè. Sương mù thường xuất hiện vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sương muối trung bình có từ 5-7 ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)