4.3.3.1. Tập quán sản xuất của hộ
Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến giá thành sản xuất cao. Mặt khác, hệ thống thu mua qua nhiều trung gian làm cho giá bưởi đỏ tại nhà vườn rất thấp nhưng ra đến chợ lại quá cao, từ đó làm mất tính
cạnh tranh so với các loại sản phẩm khác. Hình thức trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật cụ thể.
Trong thời gian gần đây, để nâng cao được giá trị kinh tế cho cây bưởi đỏ, người dân trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện đã tham gia vào các hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ. Khi tham gia vào các hợp tác xã này, người trồng bưởi sẽ được hướng dẫn quy trình sản xuất bưởi đỏ để đạt được sản lượng lớn, được cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, được bao tiêu sản phẩm,…
Bảng 4.11. Tình hình của hộ khi tham gia các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ bưởi đỏ
(tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu Hộ không tham gia HTX (1) Hộ tham gia HTX (2) So sánh (lần) (2)/(1) 1. Giá (đồng/quả) 15.000 25.000 1,67 2. Sản lượng tiêu thụ (tấn) 32 40 1,25
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Qua bảng thấy rằng những hộ tham gia hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ bưởi đỏ có sản lượng tiêu thụ và giá bán bưởi đỏ cao hơn các hộ khác, đối với giá bán cao gấp 1,67 lần và sản lượng tiêu thụ cao gấp 1,25 lần. Đây được xem là một hướng đi nhằm khắc phục tình trạng sản xuất bưởi đỏ manh mún, tự phát, không có quy hoạch và tránh tình trạng dớt giá, sản phẩm không được tiêu thụ khi được mùa.
Bên cạnh đó, chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc đã chung tay đăng ký bảo hộ thành công Nhãn hiệu tập thể "bưởi đỏ Tân Lạc” từ cuối tháng 11 năm 2017. Không dừng lại ở đó, nông dân Tân Lạc đang tiếp tục nâng tầm thương hiệu cho cây bưởi đỏ bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình "thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”, để rồi càng thêm tự hào hơn khi cho ra đời những quả bưởi đỏ Tân Lạc mang chất lượng VietGAP và tự tin đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình.
4.3.3.2. Trình độ, năng lực của các chủ hộ gia đình
Trình độ, năng lực của các chủ hộ gia đình đóng vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất, kinh doanh cây bưởi đỏ, đặc biệt trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây bưởi.
Bảng 4.12. Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2017
Chỉ tiêu ĐVT Xã điều tra BQ
Đông Lai Thanh Hối Tử Nê
1. Tuổi BQ chủ hộ tuổi 50,70 45,30 47,50 47,80 2. Trình độ văn hóa Hết cấp 1 % 38,56 25,48 35,78 33,27 Hết cấp 2 % 27,94 29,27 28,32 28,51 Hết cấp 3 % 29,62 40,12 31,98 33,91 Khác % 3,88 5,13 3,92 4,31 3. Số khẩu BQ/hộ khẩu 4,20 3,90 4,10 4,07 4. Số LĐ BQ/hộ lao động 3,80 3,50 3,90 3,73 Số LĐ nông nghiệp lao động 3,40 3,40 3,30 3,37 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Qua điều tra thấy rằng độ tuổi bình quân các chủ hộ điều tra khá cao, điều này gây khó khăn lớn trong việc các hộ tiếp nhận các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác, sản xuất trồng bưởi đỏ.
Trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và tiếp thu khoa học công nghệ. Qua điều tra cho thấy, đa số người trồng bưởi đỏ ở đây trình độ học vấn còn bị hạn chế, 61,78% chủ hộ có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2. Các hộ có trình độ học vấn cao tiếp nhận thông tin và học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác nhanh hơn. Họ mạnh dạn đầu tư và mang lại thu nhập bình quân cao. Ở đây có một số chủ hộ được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại trên chính quê hương mình,tuy nhiên số lượng chủ hộ này chiếm tỷ lệ thấp.
Xét về số năm kinh nghiệm trồng bưởi đỏ của các nhóm hộ lại thấy có sự khác biệt khá rõ ràng. Điều này được thể hiện qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm trồng bưởi đỏ của các hộ năm 2017 ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ có quy mô lớn Hộ có quy mô vừa Hộ có quy mô nhỏ BQ 1. Đã được tập huấn 85 78 70 77,67
2. Không được tập huấn 15 22 30 22,33 3. Số năm trồng bưởi đỏ >10 năm 86 65,48 43,79 65,09 4. Số năm trồng bưởi đỏ <10 năm 14 34,52 56,21 34,91
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Tỷ lệ nhóm hộ quy mô lớn có số năm kinh nghiệm lớn hơn 10 năm có tỷ lệ rất cao với 86%, và ngược lại đối với nhóm hộ quy mô nhỏ lại thấp là 43,79%. Điều này chính là tiền đề phát triển mở rộng quy mô trồng bưởi đỏ của nhóm hộ quy mô lớn. Để có một vườn bưởi tốt, mang lại thu nhập cao, các hộ phải có kinh nghiệm đúc rút từ thực tế. Qua phỏng vấn người dân cho biết người trồng phải biết quy trình chăm sóc phải đúng thời điểm, phân loại rõ ràng giống, phân bón phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng… Nhìn chung, kinh nghiệm trồng bưởi đỏ của các hộ là khá cao. Đây là thuận lợi cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất này. Qua bảng trên ta cũng thấy rằng, tỷ lệ các hộ trồng bưởi đỏ ở cả 3 nhóm hộ được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi đỏ. Tuy nhiên số hộ tham gia các lớp tập huấn chưa cao, tỷ lệ bình quân là 77,67%. Việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi đỏ sẽ giúp các hộ trồng được những quả bưởi chất lượng tốt. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14. Tỷ lệ chất lượng quả của các hộ sau khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi đỏ
ĐVT: %
Loại quả Hộ có tham gia tập huấn Hộ không tham gia tập huấn
1. Loại A 72,30 48,97
2. Loại B 18,70 35,38
3. Loại C 9 15,65
Những hộ tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi đỏ có tỷ lệ quả đạt chất lượng loại A cao chiếm 72,3%, trong khi đó những hộ không tham gia tập huấn tỷ lệ quả đạt chất lượng loại B chỉ có 48,97%. Vì vậy trong thời gian sắp tới, chính quyền huyện Tân Lạc cần tăng cường mở các lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi đỏ cho các hộ, giúp các hộ tăng năng suất và chất lượng quả bưởi.
4.3.3.3. Quy mô vốn của hộ gia đình
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó sẽ quyết định đến cách thức và mức đầu tư của các hộ. Qua đó cùng với các yếu tố khác sẽ cho năng suất hiệu quả khác nhau. Là loại cây lâu năm nên vốn trồng bưởi đỏ là tương đối lớn, hộ không chỉ tập trung đầu tư vốn trong 3 năm kiến thiết cơ bản mà còn luôn luôn phải đầu tư vốn hằng năm. Nguồn vốn này giúp hộ chi các khoản chi phí như: đào hố, bón các loại phân vô cơ, phân hữu cơ, chăm sóc theo dõi hàng tháng và thuê lao động….
Bảng 4.15. Tình hình vốn đầu tư sản xuất bưởi đỏ của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa Hộ quy mô nhỏ GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) Tổng vốn 435,72 100 298,5 100 185,73 100 1. Vốn tự có 189,5 43,49 102,33 34,28 71,6 38,55 2. Vốn vay 246,22 56,51 196,17 65,72 114,13 61,45 - Ngân hàng 150,81 61,25 105,8 53,93 63,41 55,56 - Các tổ chức tín dụng khác 30,12 12,23 27,88 14,21 20,07 17,58 - Người thân, bạn bè 65,29 26,52 62,49 31,86 30,65 26,86
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Để có vốn trồng bưởi đỏ, các hộ thường vay từ nhiều nguồn khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng và bạn bè, người thân. Tỷ lệ hộ vay từ ngân hàng là 82,19%, nguồn vốn vay từ các ngân hàng là chủ yếu. Theo ý kiến đánh giá của người vay tiền, việc vay vốn của ngân hàng không còn nhiều khó khăn như trước, do thủ tục vay đã đơn giản hóa hơn
nhiều. Tuy nhiên, công tác phê duyệt vốn cho người dân cũng còn tương đối phức tạp, do ngân hàng phải xem xét kĩ khả năng hoàn trả của hộ dân và tài sản hộ đem ra thế chấp.
Như vậy, phần lớn nguồn vốn phục vụ trồng bưởi đỏ là từ các ngân hàng, đặc biệt tập trung chính là ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy trong thời gian tới các ngân hàng cần tạo điều kiện nhiều hơn để khuyến khích việc vay vốn của các hộ, nhằm đảm bảo nguồn vốn luôn sẵn có để phục vụ phát triển sản xuất.