Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 45)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống là khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ liên hệ trong trạng thái vận động và phát triển.

Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ giúp chúng tôi đánh giá được thực trạng sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc một cách chính xác và toàn diện, từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bưởi đỏ và đề ra các giải pháp phát triển bưởi đỏ cả về chiều rộng và chiều sâu.

3.2.1.2. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Để có thể phân tích xem cái gì đang diễn ra xung quanh quá trình sản xuất bưởi đỏ, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Đây là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân (những người trực tiếp trồng cây bưởi đỏ), cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cán bộ các xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê, thương lái thu mua sản phẩm của người dân... từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu và phương pháp điều tra chọn mẫu

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ 2 nguồn thông tin đã công bố và thông tin mới (thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).

Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp

thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách báo, tạp chí, mạng internet, các nghiên cứu khoa học.

Tra cứu, sao chép.

2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

UBND huyện, các Phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - hạ tầng, lao động, thương binh và xã hội, Chi cục thống kê, trạm Khuyến nông huyện; các cán bộ chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thị trấn... Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp phát triển sản xuất cây bưởi đã được áp dụng.

Chi cục thống kê huyện, các Phòng Ban liên quan, Viện nghiên cứu rau quả...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban

Nguồn: Tác giả (2018)

* Thu thập dữ liệu sơ cấp

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, để đảm bào tính khoa học, thông tin có tính đại diện cao, phản ánh được thực trạng và yêu cầu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điều tra sản xuất bưởi đỏ tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê. Đây là 3 xã sau khi Nghị quyết số 10 - NQ/HU của Huyện ủy Tân Lạc ban hành có diện tích trồng bưởi đỏ phát triển nhanh và có nhiều hộ sản xuất bưởi đỏ với quy mô tập trung nhất trên địa bàn huyện.

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp trọng điểm. Thông tin được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với số lượng mẫu dự kiến như sau:

Bảng 3.3. Thu thập thông tin sơ cấp

STT Nhóm đối tượng Đông Lai Thanh Hối Tử Nê Tổng

1 Cán bộ huyện 15

2 Cán bộ xã 8 8 8 24

3 Hộ sản xuất bưởi đỏ 40 50 30 120

4 Tư thương thu mua bưởi 13

Tổng 172

Căn cứ vào vào diện tích trồng bưởi của các hộ gia đình và tổng số hộ gia đình trồng bưởi theo ban thống kê của các xã có thể phân tổ theo quy mô như sau:

- Tại xã Thanh Hối, là xã có số hộ trồng bưởi nhiều, diện tích trồng bưởi cao nhất trong toàn huyện, đây là nơi có số hộ trồng bưởi đỏ lâu năm nhất của huyện. Do đó, tôi chọn điều tra 15 hộ có quy mô lớn, 20 hộ có quy mô vừa, 25 hộ có quy mô nhỏ.

- Tại xã Đông Lai, tôi chọn điều tra 10 hộ có quy mô lớn, 15 hộ có quy mô vừa, và 15 hộ có quy mô nhỏ.

- Tại xã Tử Nê, tôi chọn điều tra 5 hộ có quy mô lớn, 10 hộ có quy mô vừa và 15 hộ có quy mô nhỏ.

* Phân tổ thống kê: Để thuận lợi cho quá trình điều tra, chùng tôi tiến hành phân tổ các hộ thành quy mô, các nhóm khác nhau giai đoạn và khả năng đầu tư cho hoạt động trồng bưởi đỏ, qua đó đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của từng nhóm hộ gia đình.

- Căn cứ vào giai đoạn của cây bưởi đỏ: Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1 – 3 năm Giai đoạn cho thu hoạch: 4 – 6 năm. Giai đoạn ổn đinh và già cỗi > 7 năm.

- Căn cứ vào quy mô các hộ điều tra:

Quy mô lớn: diện tích > 2ha

Quy mô vừa: diện tích từ 1ha – 2 ha Quy mô nhỏ: diện tích < 1 ha.

3.1.2.2. Về nội dung điều tra

* Đối với cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, xã và các cơ quan liên quan:

- Thông tin về phát triển theo chiều rộng: Điều tra về quy hoạch, định hướng phát triển, mở rộng quy mô và số lượng vùng chuyên canh bưởi đỏ, bưởi da xanh trong giai đoạn tới.

- Thông tin về phát triển theo chiều sâu: Điều tra về cơ chế, chính sách, các giải pháp hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, xúc tiến thương mại và tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất bưởi đỏ.

* Đối với hộ sản xuất bưởi đỏ:

- Thông tin về phát triển theo chiều rộng: quy mô diện tích đất đai trồng bưởi đỏ của hộ, khả năng mở rộng quy mô sản xuất.

- Thông tin về phát triển theo chiều sâu: cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật, quy trình sản xuất, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, kết quả, hiệu quả sản xuất (năng suất, sản lượng), chi phí, thu nhập của hộ và thông tin về tình hình tiêu thụ như: hình thức tiêu thụ, các kênh tiêu thụ, tiềm năng tiêu thụ, giá cả tiêu thụ...

* Đối với tư thương thu mua bưởi:

Điều tra tình hình giá cả, quy mô thị trường, các kênh tiêu thụ chính của bưởi đỏ Tân Lạc.

3.1.2.3. Phương pháp điều tra (phỏng vấn trực tiếp)

Từ những nội dung nghiên cứu trên, tôi xây dựng phiếu hỏi và tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với các hộ gia đình và các cá nhân điều tra thông qua 1 loại phiếu; các cơ quan ban ngành, cán bộ huyện, xã liên quan 1 loại phiếu qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu.

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả là phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị.

- Thống kê quy mô, chi phí vật chất, công lao động, các khoản thu được từ sản phẩm của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả, cành chiết, ghép... mà các hộ gia đình sử dụng trong quá trình sản xuất.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

- So sánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất giữa các năm, giữa hộ có và hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi đỏ.

- Phân tích thực trạng sản xuất, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hộ trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc thông qua so sánh số liệu các năm.

3.2.3.3. Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)

Nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân gồm các bước sau:

+ Đánh giá về phát triển bưởi đỏ ở điểm nghiên cứu có tính thăm dò, được sử dụng ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, nhằm đưa ra những giải pháp sơ bộ, sau đó được kiểm nghiệm bằng việc tiếp theo.

+ Tiến hành điều tra phỏng vấn ý kiến của các cán bộ địa phương và người nông dân về hoạt động sản xuất bưởi đỏ ở địa phương.

- Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiểm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cập từ bên trong (nội tại người dân trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là sơ sở để xác định các giải pháp phát triển bưởi đỏ theo hướng chất lượng cao.

3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Ngoài những phương pháp trên, tôi còn tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và tham khảo những nội dung phù hợp với đề tài; thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của người đại diện trong hoạt động sản xuất bưởi đỏ. Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc một cách khách quan.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô diện tích: Diện tích BQ/hộ, Diện tích thu hoạch BQ/hộ, Diện tích bưởi đỏ được trồng mới hàng năm

- Chỉ tiêu năng suất, sản lượng bưởi đỏ

- Chi phí sản xuất bưởi đỏ theo giai đoạn, chi phí sản xuất bưởi đỏ theo nhóm hộ.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả - hiệu quả:

+ Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra ở một chu kỳ sản xuất.

+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA) là một chỉ tiêu phản ánh kết quả. VA = GO - IC + Thu nhập hỗn hợp (MI) được xác định bằng cách lấy giá trị tăng thêm trừ đi thuế sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi đỏ được tính cho 1 đơn vị diện tích bao gồm:

Giá trị sản xuất/1 đồng chi phí trung gian: TGO (GO/IC); Giá trị gia tăng/1 đồng chi phí trung gian: TVA (VA/IC); Thu nhập hỗn hợp/1 đồng chi phí trung gian: TMI (MI/IC); - Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng: + Lượng vốn có khả năng huy động cho trồng bưởi đỏ. + Trình độ lao động trồng bưởi đỏ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI ĐỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1. Quy mô diện tích

Trên địa bàn huyện Tân Lạc có diện tích trồng bưởi đỏ lớn, xong chủ yếu tập trung ở các xã được quy hoạch. Cây bưởi đỏ chủ yếu được trồng ở các xã Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Phong Phú, Tuân Lộ…. Đây là các xã có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây bưởi đỏ phát triển, diện tích trồng bưởi đỏ lớn và chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp. Tại đây, bưởi đỏ là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ gia đình.

Trong 3 năm qua, diên tích trồng bưởi đỏ của huyện có sự tăng lên với tốc độ tăng bình quân là 32,07%; trong đó tăng nhanh nhất là xã Tử Nê với tốc độ tăng là 43,43%. Đặc biệt là diện tích bưởi đỏ cho thu hoạch quả tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân 3 nâm đạt 62,05%. Nguyên nhân là do sau khi Nghị quyết số 10 - NQ/HU của Huyện ủy Tân Lạc ban hành, nhờ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển và diện tích sản xuất cây ăn quả nói chung, cây bưởi đỏ nói riêng đã bắt đầu có sự phát triển và ngày càng tăng về diện tích.

Bảng 4.1. Diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ

Diện tích toàn huyện 558,4 780 974 139,68 124,87 132,07 Diện tích cho quả 139 216 365 155,40 168,98 162,05 Xã Đông Lai 145 194 257 133,79 132,47 133,13 Xã Thanh Hối 189 215 274 113,76 127,44 120,40 Xã Tử Nê 105 179 216 170,48 120,67 143,43 Các xã khác 119,4 192 227 160,80 118,23 137,88 Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

Trong cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, chủ yếu tập trung tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê. Cụ thể năm 2017 xã Đông Lai chiếm 27%, xã Thanh Hối chiếm 28%, xã Tử Nê chiếm 22% tổng diện tích toàn huyện. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2015

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2016

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2017

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

4.1.2. Năng suất và sản lượng bưởi đỏ

Trong những năm qua, tình hình sâu bệnh hại và thời tiết làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng thu hoạch của bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc. Tuy nhiên, do bưởi là cây ăn quả lâu năm, nhiều hộ gia đình trồng bưởi nay đến giai đoạn thu hoạch vì vậy sản lượng bưởi đỏ thu được qua 3 năm 2015-2017 không ngừng tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Sản lượng và năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015 -2017 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/2015 17/2016 BQ Sản lượng (tấn) 4.720 7.780 13.330 164,83 171,34 168,05 Diện tích cho quả

(ha) 139 216 365 155,40 168,98 162,05 Năng suất

(tấn/ha) 33,96 36,02 36,52 106,07 101,39 103,71 Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

Qua bảng ta thấy rằng sản lượng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc đều tăng trong 3 năm 2015-2017 với tốc độ tăng bình quân là 68,05%. Nguyên nhân của việc sản lượng bưởi tăng là do diện tích bưởi cho quả tăng lên đáng kể với tỷ lệ tăng bình quân là 62,05%. Điều này kéo theo năng suất bưởi đỏ cũng tăng lên

với tốc độ tăng bình quân là 3,71% (năm 2015 là 33,96 tấn/ha; năm 2016 là 36,02 tấn/ha; năm 2017 là 36,52 tấn/ha).

Biểu đồ 4.4. Sản lượng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)

Biểu đồ 4.5. Năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017

Cây bưởi đỏ là loại cây trồng có thời gian đầu tư dài, khi bưởi đỏ bắt đầu cho quả ở giai đoạn 3 tuổi – 4 tuổi. Vì vậy mỗi độ tuổi khác nhau cây sẽ cho năng suất khác nhau:

Bảng 4.3. Năng suất bưởi đỏ ở các độ tuổi khác nhau (tính BQ hộ)

ĐVT: kg/cây TT Tuổi cây Đông Lai Thanh Hối Tử Nê BQ 1 4 tuổi – 6 tuổi 40,35 45,27 38,92 41,51 2 7 tuổi – 9 tuổi 52,89 59,32 50,23 54,15 3 Trên 9 tuổi 48,12 50,07 47,28 48,49

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Số liệu thu được cho thấy: Cây bưởi đỏ bắt đầu cho bói quả ở thời điểm 3-4 năm sau trồng, song bắt đầu cho năng suất cao và hiệu quả phải từ năm thứ 5 và thứ 6. Những cây ở độ tuổi 7-9 năm tuổi là những cây cho quả ổn định, thường đạt năng suất cao nhất trong giai đoạn này. Năng suất trung bình trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)