Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 49)

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả là phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị.

- Thống kê quy mô, chi phí vật chất, công lao động, các khoản thu được từ sản phẩm của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quả, cành chiết, ghép... mà các hộ gia đình sử dụng trong quá trình sản xuất.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

- So sánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất giữa các năm, giữa hộ có và hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi đỏ.

- Phân tích thực trạng sản xuất, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hộ trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc thông qua so sánh số liệu các năm.

3.2.3.3. Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)

Nhằm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân gồm các bước sau:

+ Đánh giá về phát triển bưởi đỏ ở điểm nghiên cứu có tính thăm dò, được sử dụng ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, nhằm đưa ra những giải pháp sơ bộ, sau đó được kiểm nghiệm bằng việc tiếp theo.

+ Tiến hành điều tra phỏng vấn ý kiến của các cán bộ địa phương và người nông dân về hoạt động sản xuất bưởi đỏ ở địa phương.

- Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiểm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cập từ bên trong (nội tại người dân trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là sơ sở để xác định các giải pháp phát triển bưởi đỏ theo hướng chất lượng cao.

3.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Ngoài những phương pháp trên, tôi còn tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và tham khảo những nội dung phù hợp với đề tài; thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của người đại diện trong hoạt động sản xuất bưởi đỏ. Từ đó, rút ra những nhận xét về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc một cách khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)