Nếu như trước đây sự cạnh tranh dựa vào giá cả thì ngày nay trong nền kinh tế thị trường hướng tập trung chủ yếu là vào chất lượng sản phẩm. Qua tìm hiểu, tôi thấy chất lượng sản phẩm bưởi đỏ tại các vườn bưởi chưa thực sự đồng đều, vẫn còn tình trạng bưởi không đỏ, không ngọt. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng hệ thống các tiêu chí về mặt chất lượng bưởi đỏ trong giao dịch giữa người sản xuất với người thu gom, các đại lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, sàng lọc, bảo quản bưởi đỏ. Để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới các thị trường khó tính thì bảo quản sản phẩm bưởi đỏ đảm bảo chất lượng là điều hết sức cấn thiết.
Chính quyền huyện Tân Lạc cần phải có những chính sách để đưa phương án sản xuất bưởi đỏ sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như sản xuất bưởi đỏ theo tiêu chuẩn Vietgap,... Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hành sản xuất bưởi đỏ theo những tiêu chuẩn nhằm tạo ra những sản phẩm bưởi đỏ tốt, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, hướng tới xuất khẩu bưởi đỏ ra thị trường nước ngoài.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:
Một là, phát triển sản xuất bưởi đỏ có thể hiểu là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất bưởi đỏ. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và chất lượng sản phẩm bưởi đỏ. Phát triển sản xuất bưởi đỏ bao gồm phát triển tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị cây bưởi đỏ.
Hai là, trong những năm qua, diện tích trồng bưởi Đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc luôn tăng lên với tốc độ tăng bình quân là 32,07%. Không những tăng lên về diện tích, năng suất và sản lượng bưởi Đỏ đều tăng lên. Điều này cho thấy các hộ trồng đã mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng bưởi. Qua phân tích thực tế về đầu tư thâm canh của các hộ, chúng tôi thấy rằng hiệu quả kinh tế mà cây bưởi Đỏ mang lại là cao, đặc biệt với những hộ có quy mô lớn: 1 đồng chi phí hộ đầu tư trồng bưởi thu được 6,18 đồng giá trị sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sản xuất bưởi đỏ của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, về kỹ thuật trồng và chăm sóc, vốn đầu tư, cây gống và trở ngại rủi ro lớn nhất là nguy cơ dịch bệnh và các biến động thời tiết bất thường khó lường trước được.... Thị trường tiêu thụ còn bị tư thương ép giá, giá cả bấp bênh và chênh lệch lớn giữa đầu vụ và cuối vụ. Bưởi đỏ đã có thương hiệu sản phẩm, được nhiều người tiêu dùng biết tới nhưng công tác quảng bá còn hạn chế. Lượng bưởi đỏ được các hộ chủ yếu bán cho người thu gom và bán buôn chiếm đến 90,87% sản lượng.
Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng có nhiều nhân tố tác động đến quá trình sản xuất bưởi Đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, đó là: Điều kiện tự nhiên của huyện (địa hình chủ yếu của huyện là đồi núi thấp, tạo điều kiện cho trồng cây bưởi Đỏ); Chính sách phát triển bưởi Đỏ của huyện Tân Lạc; Nguồn lực của hộ trồng bưởi (gồm: tập quán của hộ, trình độ năng lực của chủ hộ và nguồn vốn của hộ); Thị trường đầu vào, thị trường tiêu thụ bưởi Đỏ và các biện pháp kỹ thuật canh tác bưởi Đỏ.
Thứ ba, để tiếp tục phát triển sản xuất bưởi Đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Giải pháp về nguồn vốn sản xuất: Sản xuất bưởi đỏ đòi hỏi mức chi phí đầu tư không lớn. Nhưng trong những năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản lại chỉ có đầu tư mà không có thu nhập. Các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả.
. - Giải pháp về phía các hộ gia đình: Cần tăng cường công tác tập huấn kỹ
thuật cho người trồng bưởi đỏ; tăng cường các mối liên kết kinh tế: các hộ trồng bưởi đỏ cần liên kết với trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp huyện để mua được các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng cũng như giá cả và tham gia liên kết
“Hội những người trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc”.
Đối với các hộ quy mô lớn cần tập trung áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất. Đối với các hộ quy mô vừa tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp KHKT vào trong quá trình chăm sóc sản xuất bưởi đỏ, tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Đối với các hộ quy mô nhỏ: Mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường tập huấn kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.
- Giải pháp về thị trường: Tăng cường mở rộng thị trường, thiết lập kênh tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh.
- Đưa ra các giải pháp chính sách và thể chế hỗ trợ cho các hộ trồng bưởi Đỏ. Như chính sách ưu đãi về vốn vay cho các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển cây ăn quả,….
- Giải pháp về kỹ thuật sản xuất bưởi đỏ: Đáp ứng nguồn giống bưởi đỏ chất lượng và sạch bệnh; Chú trọng công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và công tác thu hoạch bưởi đỏ; Đổi mới trong khâu thu hoạch bưởi đỏ.
- Giải pháp liên quan đến sản phẩm: Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn cần xây dựng hệ thống các tiêu chí về mặt chất lượng bưởi đỏ trong giao dịch giữa người sản xuất với người thu gom, các đại lý; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, sàng lọc, bảo quản bưởi đỏ;….
5.2. KIẾN NGHỊ
Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững, là yêu cầu tất yếu của việc phát triển các loại cây ăn quả mang tính đặc trưng vùng, miền. Vì vậy, chúng tôi có một số kiến nghị:
- Sản xuất bưởi đỏ theo đúng quy hoạch, đẩy mạnh chuyên canh gắn với phát triển du lịch sinh thái.
- Cần dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thực hiện sản xuất theo đúng quy trình sản xuất VietGAP, nâng cao chất lượng bưởi đỏ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hộ gia đình trồng bưởi cần ký hợp đồng trực tiếp với nhà khoa học và các doanh nghiệp tiêu thụ bưởi. Như vậy các hộ sẽ tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm bưởi đỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Báo cáo đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển cây ăn quả các tỉnh phía Bắc.
2. Đào Thị Mỹ Dung (2012). Phát triển sản xuất cây cam bù của các nông hộ ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3. Đinh Thắng (2016). Triển vọng phát triển vùng bưởi đỏ hàng hóa. Truy cập ngày
25 tháng 10 năm 2016 tại: http://www.baohoabinh.com.vn/12/102685/Trien_vong _phat_trien_vung_buoi_do_hang_hoa.htm
4. Đỗ Đình Ca, Vũ Mạnh Hải, Phạm Văn Côn và Đoàn Thế Lư (2000). Tài liệu tập huấn cây ăn quả. Viện nghiên cứu rau quả.
5. Đỗ Kim Chung, Nguyễn Thị Minh Thu, Phạm Vân Đình, Đinh Văn Đãn và Nguyễn Văn Mác (2009). Giáo trình Nguyên lý Kinh tế Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung(2011). Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Đường Hồng Dật (2000). Nghề làm vườn, phát triển cây ăn quả ở nước ta, nhóm cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi. NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 8. Trần Bình Trọng, 2008, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
9. Lê Văn Diễn (1991), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Huyện ủy Tân Lạc (2013). Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc, giai đoạn 2013 – 2020. Hòa Bình.
11. Huyện ủy Tân Lạc (2018). Sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyêt số 10 - NQ/HU ngày 10/7/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Lạc (khóa XXII) về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện, giai đoạn 2013 – 2020. Hòa Bình. 12. Lê Đình Thắng (1993). Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Malcom G. (1983). Phát triển nông nghiệp bền vững (Đỗ Kim Chung biên dịch). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Công Tiệp (2011). Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 15. Lương Thị Kim Oanh (2011). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi
Sa Điền (Trung Quốc) tại một số vùng sinh thái Miền núi phía Bắc Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thái Nguyên.
16. Nguyễn Tố (2010). Mô hình sản xuất trái cây hiệu quả ở Đài Loan. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Minh Hiền và Đinh Văn Đãn (2010). Thương mại quốc tế ngành rau quả cảnh quan. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. UBND huyện Tân Lạc (2013). Quyết định số 629/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất Bưởi đỏ, Bưởi da xanh huyện Tân Lạc, giai đoạn 2013- 2020. Hòa Binh.
19. UBND huyện Tân Lạc (2013). Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyêt số 10 - NQ/HU ngày 10/7/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Lạc (khóa XXII) về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện, giai đoạn 2013 – 2020. 20. UBND huyện Tân Lạc (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã
hội năm 2016, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 của UBND huyện Tân Lạc.
21. UBND huyện Tân Lạc (2017). Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc năm 2017.
22. Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc (2017). Giới thiệu huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Cổng thông tin điện tử huyện Tân Lạc. Hòa Bình.
23. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2017). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
24. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc (2017). Kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
25. Phòng Thống kê huyện Tân Lạc (2015-2017). Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp- dịch vụ thương mại năm 2015, 2016, 2017.
26. Vũ Công Hậu (2000). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh:
27. Gerard C. (1993). The theory developed, Cambridge University Press, London. 28. Nugent J.B. (1991). The development process in the context of internationalization,
Oxford University, London.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA I. THÔNG TIN CHUNG
Tên chủ hộ:……….Tuổi:…………Giới tính:………
Địa chỉ:………
Trình độ học vấn:………..
Tổng số nhân khẩu:………
Trong độ tuổi lao động: …………Ngoài độ tuổi lao động:………
II. THÔNG TIN CỤ THỂ
1. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai: Loại đất Diện tích (ha) Giao khoán đấu thầu Thuê Khai hoang Tổng diện tích Đất ở Đất trồng cây hàng năm Đất trồng Bưởi Đất khác 2. Đặc điểm nghề trồng bưởi
Tổng số gốc cây Số lượng Diện tích
Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1- 3 năm) Giai đoạn thu hoạch (4 - 6 năm) Giai đoạn ổn định và già cỗi (≥ 7năm)
3. Vốn sản xuất của hộ
Nguồn vốn Số lượng (triệu đồng) Lãi suất (%) Thời hạn vay
Ngân hàng NN & PTNN Ngân hàng chính sách xã hội Quỹ tín dụng
Tổ Chức khác Họ hàng, bạn bè
4. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ Bưởi Chỉ tiêu Số Lượng (quả) Giá bán (1000đ) Bán buôn (%) Bán lẻ (%) Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ
5. Chi phí sản xuất cho1ha
Chỉ tiêu 1 - 3 năm 4- 6 năm ≥ 7 năm
Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1. Vật tư Giống
Phân bón hữu cơ Phân bón vô cơ - Đạm - Lân - Kali Vôi Thuốc BVTV Chi phí khác 2. Chi phí dịch vụ Thuỷ lợi Thuê lao động
Chi phí thuê khoán đất Chi phí khác
6. Các dịch vụ tiếp cận
Chỉ tiêu Có Không
Khuyến nông và tập huấn
Vật tư nông nghiệp của HTX huyện/ xã Vật tư do tư nhân cung cấp
Dịch vụ tín dụng của ngân hàng
7. Những câu hỏi mở
1.1. Ông(bà) có muốn mở rộng thêm diện tích canh tác không?
- Có: - Không:
Lý do:
……… ……… 1.2. Muốn mở rộng bằng cách nào?
- Đấu thầu - Mua lại
- Khai hoang - Thuê của người khác
1.3. Ông (bà) có thiếu vốn sản xuất không?... Nếu có
………
1.4. Ông (bà) cần vay bao nhiêu? Với lãi suất bao nhiêu thì phù hợp? Thời hạn vay?
……… ……… ……… 1. 5. Ông (bà) cần vay với mục đích
g ì?... ……… 1.5. Ông (bà) thường lấy thông tin về thị trường ở đâu?
……… ……… ………
1.6. Ông (bà) có tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật không? Tại Sao?
………
………
2. Những khó khăn mà hộ đang gặp phải? ………
………
………
………
………
3. Ý kiến và kiến nghị của ông (bà) với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? ………
………
………