4.2.3.1. Kênh tiêu thụ bưởi đỏ
Với mặt hàng trái cây kênh tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng của quá trình sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển được và ngược lại, khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì sẽ làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Thị trường rau quả Việt Nam nói chung hiện nay trong điều kiện chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu vào các thị trường khó tính của nước ngoài hiện nay thì chủ yếu chỉ tập trung cung cấp cho thị trường trong nước nên phụ thuộc lớn vào mức sống và tập quán sử dụng của nhân dân. Về nhu cầu sử dụng trái cây phụ thuộc lớn vào thu nhập của người tiêu dùng.
Bảng 4.8. Tình hình tiêu thụ bưởi đỏ của các hộ điều tra trong năm 2017
Chỉ tiêu Sản lượng bình
quân/hộ (quả)
Cơ cấu (%)
1. Khách hàng
Tổng sản phẩm hàng hoá 43.820 100
- Người thu gom 27.420 62,57
- Người bán buôn 12.400 28,3 - Người bán lẻ 3.140 7,17 - Người tiêu dùng 860 1,96 2. Thời gian Tổng sản phẩm hàng hoá 43.820 100 - Đầu vụ 7.670 17,5 - Giữa vụ 25.190 57,49 - Cuối vụ 10.960 25,01 3. Địa điểm Tổng sản phẩm hàng hoá 43.820 100 - Tại vườn 37.000 84,44
- Tại chợ địa phương 6.820 15,56
Ngoài ra, tiêu thụ quả còn phụ thuộc vào khu vực như nông thôn nhu cầu khác, thành thị nhu cầu khác, phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và phụ thuộc theo mùa: mùa lạnh nhu cầu quả khác, mùa nóng nhu cầu khác, dịp lễ Tết thì nhu cầu quả cũng cao hơn... Do đó, khi sản xuất bưởi đỏ rất cần chú ý đến những đặc điểm này để sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời người sản xuất cần chú trọng hơn tới chất lượng sản phẩm, thời điểm thu hoạch sản phẩm... để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm và đạt được giá tốt nhất.
Bưởi đỏ Tân Lạc bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2013 là sản phẩm chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây, nhưng còn mới lạ so với các sản phẩm bưởi của các tỉnh thành phố trong cả nước. bưởi đỏ Tân Lạc tuy đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "bưởi đỏ Tân Lạc”, xong các sản phẩm chủ yếu được bán tự do trên thị trường, không có nhãn mác. Trọng điểm tiêu thụ bưởi đỏ chủ yếu là tại các chợ địa phương trong huyện, các địa bàn lân cận và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình và Thành phố Hà Nội. Trong các địa điểm tiêu thụ thì tiêu thụ tại vườn là thuận lợi nhất với số lượng bán buôn lớn và chi phí thấp nhất. Qua số liệu ở bảng 4.8, có đến 62,57% sản lượng bưởi đỏ được tiêu thụ bằng cách bán cho các tư thương tại vườn. Thông thường tư thương sẽ mua luôn cả vườn bưởi đỏ hoặc mua theo cây và thu hoạch theo kế hoạch của người mua. Khách hàng chính của các hộ trồng bưởi là người bán buôn và người thu gom (chiếm 90,88% tổng sản lượng). Chỉ có gần 7,17% số hộ gia đình đem đi tiêu thụ tại các chợ địa phương như Chợ Đông Lai, Thanh Hối, Chợ Chùa, chợ Bóp và các điểm bán lể tại các hộ gia đình trên quốc lộ 12B. Bởi vì, dù đem đi bán ở các địa phương lân cận thì giá cũng không cao và số lượng bán được ít.
Hiện nay tại huyện Tân Lạc có khoảng 200 người chuyên thu mua bưởi đỏ của các hộ gia đình trong huyện sau đó chuyển đến các huyện, thành phố Hòa Bình và tỉnh lân cận tiêu thụ như Thành phố Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Nam Định, Thái Bình dưới nhiều hình thức bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra các hộ gia đình và người bán lẻ còn bán hàng qua Facebook, Zalo.
Hình 4.1. Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc tại hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
* Các kênh tiêu thụ bưởi đỏ
Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn tại các hộ dân cho thấy, sản phẩm bưởi đỏ chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp (chiếm trên 62%): các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm bưởi và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường… Ưu điểm lớn nhất của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được thu hoạch cả vườn hoặc cả cây và tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được bưởi kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới vụ sau. Ưu điểm nữa đó là người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng bưởi chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả giá rồi bán cả vườn. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc hợp đồng thu mua ngày càng trở nên phổ biến hơn nên ngay từ khi cây bưởi cho quả vẫn còn xanh, các thương lái đã tới vườn và hợp đồng đặt thu mua với giá theo thị trường tại thời điểm thu hoạch.
Hình thức cung ứng khi vườn bưởi đã chín lại khá phổ biến tại các hộ điều tra, bao gồm bán đổ sô hoặc bán tỉa.
Bán đổ sô là cách hộ trồng bưởi bán toàn bộ vườn bưởi của mình cho một thương lái nào đó với một giá cho tất cả các loại quả, không phân biệt giá cho
quả loại 1 hay loại 2. Với cách bán như vậy thì việc trao đổi mua bán giữa hộ trồng bưởi và thương lái diễn ra rất nhanh gọn và dễ dàng. Khi thanh toán thương lái có thể thanh toán hết một lúc với hộ trồng bưởi đối với vườn bưởi nhỏ, vận chuyển 1 lần là hết; nhưng với những vườn bưởi lớn mà thương lái phải vận chuyển làm nhiều lần thì lại có cách thanh toán khác. Thương lái sẽ giữ nguyên số tiền đã đặt cọc ban đầu, sau mỗi lần nhập sẽ trả tiền cho giá trị lần nhập đó, đến lần nhập cuối cùng thì mới trừ đi số tiền đặt cọc ban đầu và hoàn tất công việc mua bán giữa hai bên. Hình thức cung ứng này khá được ưa chuộng đối với các hộ trồng bưởi cũng như với thương lái do những ưu điểm của nó.
Cũng có một số hộ trồng bưởi đỏ không bán đổ sô mà phân bưởi đỏ ra làm nhiều loại dựa vào chất lượng và mẫu mã để bán với giá khác nhau. Bưởi loại 1 (bưởi đầu) bán với giá cao nhất và giảm dần với bưởi loại 2 (bưởi sái), thấp nhất là giá cho bưởi loại 3 (bưởi chân). Tuy nhiên cách bán bưởi theo kiểu phân loại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn cách bán sô do tốn nhiều thời gian của người thu gom hơn, tỷ lệ hao hụt của vườn bưởi sẽ lớn hơn, tổng thu thường thấp hơn. Phương thức thanh toán của hình thức cung ứng này cũng giống như trong bán đổ sô.
Bán tỉa là cách mà hộ nông dân trồng bưởi sẽ bán bưởi của mình theo từng đợt, có thể cho cùng một đối tượng hoặc có thể cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Với hình thức này thì đa số các hộ trồng bưởi sẽ được trả tiền trọn gói ngay, và thường sẽ không làm hợp đồng mua bán.
Kênh tiêu thụ chính của các hộ sản xuất là mua bán tự do thông qua mạng lưới tư thương nhỏ, không hề có hợp đồng mua bán (hầu hết là đôi bên hợp đồng miệng). Qua điều tra khảo sát tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối, tử Nê cho thấy có đến 70% sản phẩm bưởi được các tư thương đem đi các thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình. Mặc dù hiện nay bưởi đỏ Tân Lạc đang trong quá trình tạo lập nhãn hiệu, thương hiệu, hướng tới xây dựng chỉ dẫn địa lý nhưng khách hàng ở các tỉnh lân cận vẫn chưa biết đến tên hiệu “bưởi đỏ Tân Lạc”.
Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân trồng bưởi đỏ và thương lái tại các điểm nghiên cứu tương đối tốt. Bởi bưởi đỏ là một loại trái rất được ưa chuộng nên càng vào gần dịp thu hoạch bưởi thì càng có nhiều thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua. Theo điều tra khảo sát cho thấy thương lái thu
mua bưởi đỏ thường giữ uy tín với người trồng bưởi, rất ít khi bỏ hợp đồng, với phương thức giao dịch nhanh chóng, thường trả tiền ngay, tự thu hoạch và tự vận chuyển. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra trường hợp thương lái kéo hợp đồng, hoặc ép thời gian thu hoạch sớm hoặc neo trái lâu, khiến chất lượng bưởi không đáp ứng yêu cầu, giá trả cho nông dân rẻ đi. Khi giá bưởi hạ, nông dân phải neo trái để chờ giá bưởi lên mới bán, vì vậy nên nông dân phải tốn kém thêm phần công chăm sóc, bảo vệ.
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ bưởi đỏ của các hộ điều tra
Nguồn: Tác giả điều tra (2017)
4.2.3.2. Giá bán bưởi đỏ
Qua khảo sát thị trường bưởi trên địa bàn huyện Tân Lạc thì giá bán bưởi đỏ năm nay thấp hơn năm trước. Giá cao nhất đầu vụ chỉ từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/quả, có hộ chỉ bán được 20.000 đồng/quả. Trong khi đó năm 2015 giá bán bưởi đỏ từ 18.000 đồng đến 25.000 đồng/quả, năm 2016 giá bán từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng/quả, có một số hộ có uy tín về chất lượng, chăm sóc tốt, cây lâu, mẫu mã đẹp, quả to đầu tư đúng cách và hợp lý bán được từ đến 40.000 đồng/quả.
Tuy năm 2017 bưởi đỏ được mùa chất lượng quả tốt, mẫu mã đẹp, xong các yếu tố đầu tư vào sản xuất tăng lên như phân đạm, phân lân, phân chuồng, thuốc bảo vệ thực vật, giá thuê nhân công tăng do đó chi phí đầu tư sản xuất bưởi đỏ tăng, giá bán thì giảm dẫn đến thu nhập của các hộ dân giảm.
Người bán lẻ Người sản xuất
Người bán buôn
Người tiêu dùng Người thu gom
Biểu đồ 4.6. Biến động giá bưởi đỏ bình quân qua 3 năm 2015-2017
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/7/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân Lạc về “phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020” các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong toàn huyện đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết, qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản trong nhận thức về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện, tạo giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích đất đem lại thu nhập cho nhân dân. Bưởi đỏ Tân Lạc đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "bưởi đỏ Tân Lạc” điều đó khẳng định đây là cơ hội để huyện Tân Lạc tiếp tục sản xuất bưởi đỏ, từng bước xây dựng thương hiệu, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tóm lại, người trồng bưởi đỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Hình thức tiêu thụ rất bấp bênh, không có hợp đồng mua bán, chủ yếu là thuận mua vừa bán, bưởi đỏ Tân Lạc chưa mở rộng được thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới.