Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

3.1.4.1. Thuận lợi, và cơ hội phát triển

Tân Lạc là cửa ngõ đi lên các tỉnh Tây Bắc và thủ đô Hà Nội do đó có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế, do đó rất thuận

lợi cho việc giao lưu, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, chế biến các sản phẩm từ các loại cây ăn quả.

- Về rừng: Huyện Tân Lạc có tiềm năng để phát triển rừng sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho các thị trường trong và ngoài nước, đồng thời có thể mở nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ thu hút nguồn nguyên liệu từ các huyện lân cận.

- Về tài nguyên đất: Đất nông nghiệp của huyện thuộc loại đất tốt của vùng, có thể thâm canh tăng vụ, trồng rau sạch, các cây ăn quả như: Cam, quýt, bưởi,… cung cấp cho thị trường của huyện cũng như các nơi khác do huyện nằm dọc tuyến quốc lộ 6 và quốc lộ 12B và giáp với các huyện Lạc Sơn, Cao Phong. Ngoài ra do huyện có địa hình đa dạng nên có thể phát triển đa dạng cây trồng, như su su lấy ngọn, khoai tây, khoai lang, dong diềng...

- Về tiềm năng du lịch: Huyện có một hệ thống các hang động, cảnh quan đẹp có lợi thế khai thác, song do kinh phí đầu tư còn ít nên chưa khai thác được nhiều.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá so với nhiều địa phương khác là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế, trong đó có sản xuất cây bưởi đỏ.

Nhìn chung trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có một số tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến ( nhà máy chế biến tinh bột sắn, tuyển quặng thép, sản xuất than, sản xuất gạch, đá,...). Tuy nhiên tính hiệu quả của các cơ sở sản xuất còn manh mún, chưa giải quyết được nhiều việc làm cũng như tạo được động lực phát triển kinh tế của địa phương. Nhưng nhìn tổng thể về tiềm năng vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân lực thì có thể khẳng định huyện Tân Lạc có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.4.2. Hạn chế - thách thức

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển bưởi đỏ, huyện Tân Lạc cũng có nhiều khó khăn và thách thức đó là:

Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao, do đó khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả tập trung.

Lao động trong nghành nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, không qua đào tạo, trình độ người lao động thấp, nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Hạ tầng cơ sở tuy đã được đầu tư xây dựng song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện.

Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang gặp khó khăn trong khâu xử lý các loại chất thải, nhất là các loại chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất bưởi đỏ còn chưa theo quy hoạch và theo nghị quyết, đề án của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)