Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 84)

triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

4.3.6.1. Những thuận lợi

* Về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng và những kinh nghiệm, bí quyết chăm sóc của các hộ trồng bưởi đỏ đã tạo cho bưởi đỏ Tân Lạc hương vị thơm ngon đặc biệt. Chính vì vậy, bưởi đỏ Tân Lạc đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của người tiêu dùng mỗi dịp tết về.

Với địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi (chiếm 80,3% diện tích tự nhiên của huyện). Do địa hình dốc nên khả năng giữ nước rất kém, tránh tình trạng ngập úng ở gốc cây, mặt khác lại có nhiều suối và hồ chưa nên nguồn nước khá dồi dào. Vì thế việc cung cấp nước là hoàn toàn điều chỉnh được theo quy trình kỹ thuật.

Mặt khác,vì diện tích đất đồi núi ở Tân Lạc là rất lớn, phần lớn là phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển bưởi đỏ rất thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và phát triển vùng chuyên canh bưởi đỏ.

* Về nguồn nhân lực

Nghề trồng bưởi đỏ ở Tân Lạc đã có từ lâu đời và trở thành nghề sản xuất mang lại thu nhập chính cho người dân ở đây. Với đặc điểm siêng năng chịu khó, sáng tạo mà người dân ở đây đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm qua phương tiện thông tin, các lớp tập huấn... đặc biệt kinh nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi đỏ đã được người trồng bưởi ở đây đúc rút từ hàng chục năm, do đó mà kỷ năng xử lý các tình huống bất thường xảy ra đối với vườn bưởi luôn được họ chủ động và thực hành hiệu quả hơn.

4.3.6.2. Điểm yếu

* Về vốn sản xuất

Sản xuất bưởi đỏ yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư lớn, nhất là trong những năm đầu trồng mới và thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ có đầu tư mà không có thu nhập. Với thu nhập bình thường của người dân ở đây so với mức đầu tư ban đầu đối với bưởi đỏ như thế là rất khó khăn, chỉ có một số ít hộ đáp ứng được điều kiện về vốn, vì thế dẫn đến tình trạng sản xuất bưởi ở đây vẫn còn mang tính

tự phát, tập trung lớn ở một số hộ có đủ vốn để sản xuất, còn đa số diện tích bưởi đỏ còn lại được trồng rải rác. Đa số các hộ gia đình đều muốn vay vốn để đầu tư trồng bưởi, tuy nhiên theo đánh giá của người dân thì khả năng tiếp cận vốn của hộ rất khó, lãi suất cao.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ khi vay vốn

“Lãi cao cao, thời gian vay ngắn làm chúng tôi băn khoăn khi vay vốn, hơn nữa chúng thôi không biết phải vay vốn của ngân hàng thế nào? Vì thủ tục thế chấp tài sản rất phức tập nên chúng tôi rất ngại khi phải thực hiện các thủ tục này.”

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Bùi Văn Tiến – Xã Tử Nê – Tân Lạc – Hòa Bình (2017)

* Về trình độ sản xuất

Sản xuất bưởi đỏ đòi hỏi một quy trình kỹ thuật rất chặt chẽ từ chọn giống, trồng, chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản, giai đoạn kinh doanh, giai đoạn nào cũng quan trọng và có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả của vườn bưởi cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của vườn bưởi. Tuy nhiên vẫn còn không ít hộ nông dân ở đây thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất. Vì thế không đáp ứng được quy trình kỹ thuật vốn rất khắt khe của sản xuất bưởi đỏ, do đó dẫn đến hiện tượng sau giai đoạn kiến thiết cơ bản tỷ lệ cây cho quả chỉ đạt ở mức 70 – 80 %. Ngoài ra tính cộng đồng trong sản xuất của nông dân ở đây còn hạn chế.

* Về quy mô sản xuất

Mặc dù đã được trồng tại huyện Tân Lạc từ những năm 2000, tuy nhiên đến nay quy mô sản xuất bưởi đỏ ở Tân Lạc vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rải rác. Diện tích trồng bưởi đỏ phân bố còn rải rác, không tập trung, thiếu quy hoạch (40% trồng xen trong các vườn cây ăn quả, 20% trồng ở trang trại, 40% trồng ở vườn nhà).

Hộp 4.2. Mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ

“Tôi muốn mở rộng thêm đất để trồng bưởi đỏ, nhưng chưa thuê khoán được quả đồi bên cạnh. Có diện tích đồi cho thuê nhưng nó xa các vườn bưởi khác nên không tiện chăm sóc, do đó nhà tôi không thuê…”

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Quách Công Hòa – Xã Đông Lai - Huyện Tân Lạc - Tỉnh Hòa Bình (2018)

* Về chất lượng bưởi đỏ

Chất lượng quả không đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường các thành phố lớn và cả nước, hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt, người tiêu dùng yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ngày càng cao. Tuy nhiên nhiều hộ trồng cam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, tình trạng phun thuốc trừ sâu, bón phân chưa theo hướng dẫn mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trồng bưởi.

* Về thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ bưởi đỏ còn chủ yếu là thị trường tỉnh Hòa Bình, Hà Nội. Bưởi đỏ Tân Lạc có mầu đỏ hồng, mọng nước, ăn rất giòn ngọt và không bị he đắng tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều về loại bưởi này.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ bưởi đỏ vẫn còn bấp bênh, không có hợp đồng, hoạt động tiêu thụ vẫn còn tự phát dẫn đến tình trạng bưởi đỏ bị rớt giá do bị tư thương chèn giá. Bên cạnh đó, bưởi là loại quả mọng nước nên việc bảo quản và di chuyển còn mang lại khó khăn khi đi đường xa.

* Về vấn đề sâu bệnh

Các hộ sản xuất bưởi đỏ hiện nay đang phải đối mặt với các loại bệnh nguy hiểm đối với cây bưởi đỏ là bệnh sâu vẽ bùa, bệnh rầy mềm, bệnh sỉ mủ, nấm lá… Các loại bệnh này làm cho năng suất và chất lượng của bưởi đỏ bị giảm sút, phá huỷ nhiều diện tích vườn trồng bưởi đỏ.

Hộp 4.3. Dấu hiệu của bệnh sâu vẽ bùa hại cây bưởi

Bệnh sâu vẽ bùa hại cây bưởi:: Tấn công vào thời điểm cây bưởi ra lá non, sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo làm lá biến dạng, ngoằn ngoeo, ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non cây bưởi. Ngoài ra sâu vẽ bùa còn là nguyên nhân làm cho bệnh loét dễ xâm nhập. Biện pháp phòng trị bênh là: chăm sóc cho cây bưởi sinh trưởng tốt, tỉa cành đồng loạt cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục và sử dụng các loại thuốc hóa học như: fenbis, Lancer, Diaphos, vibasu, Supracide…

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Bùi Văn Hợp, cán bộ kỹ thuật, trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Lạc (2018)

* Hiện nay chưa có bất kỳ cơ sở chế biến, cơ sở bảo quản nào cho bưởi đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)